Những nỗ lực hợp tác giữa hai nước trên nhiều vấn đề như Bắc Triều Tiên, biến đổi khí hậu, Iran đều không thành do thiếu sự hợp tác đầy đủ. Những ưu tiên, cách tiếp cận và giá trị khác nhau đã xói mòn nhiều dự định tốt nhất của Mỹ đối với Trung Quốc và ngược lại. Kết quả của quan hệ song phương luôn được khắc họa bởi những đặc điểm như bất ổn, không tin tưởng lẫn nhau và mâu thuẫn thường xuyên. Phó Chủ Tịch Tập Cận Bình hy vọng thông qua chuyến thăm giải quyết chi tiết quan hệ song phương để hai bên có thể hoàn thành các cam kết đã thực hiện và tăng cường quan hệ hơn nữa, đồng thời thảo luận về các vấn đề khu vực và toàn cầu mà hai bên cùng quan tâm với các quan chức cấp cao của Mỹ như Tổng Thống Obama, Phó Tổng Thống Joe Biden và Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton. Những tham vấn sâu sẽ góp phần giúp Mỹ và Trung Quốc hiểu được quan điểm của nhau và mở đường cho hợp tác tốt hơn. Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình cũng nhằm chuyển tới các nhà lãnh đạo Mỹ quan ngại của Trung Quốc về việc chính trị hóa thương mại song phương trong đó có việc hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc các sản phẩm công nghệ cao của Mỹ, tạo rào cản đối với công ty Trung Quốc khi đầu tư tại Mỹ, đặc biệt là việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và nỗ lực kiềm chế Trung Quốc tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương là hai yếu tố chính cản trở sự phát triển sâu quan hệ Mỹ - Trung.

Con đường phía trước sẽ cần có sự định hướng lại bởi các nhà lãnh đạo triển vọng của cả hai nước. Theo đó, Mỹ và Trung Quốc cần:

(1) Thừa nhận rằng Mỹ - Trung không thể cùng liên kết trong hầu hết các vấn đề. Trong một số trường hợp, sự khác biệt sẽ chỉ là vấn đề về mức độ. Thí dụ: Washington và Bắc Kinh nhất trí về một số vấn đề nhất định chống Iran nhưng họ không thể nhất trí về cách thức thực hiện lệnh trừng phạt sẽ mở rộng phạm vi như thế nào. Một thí dụ khác là sự khác biệt sẽ sâu sắc hơn khi cả Mỹ và Trung Quốc nhận thấy sự đối lập trong nghị quyết gần đây của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đối với Syria. Thậm chí, cũng có quan điểm rằng chúng ta cần chủ động có những mục đích trái ngược nhau như trong vấn đề Biển Đông nơi mà những động thái của Trung Quốc nhằm chống lại sự phản đối của một số nước láng giềng của Trung Quốc và kết quả là Mỹ tăng cường sự hiện diện. Công nhận và chấp nhận công khai những khác biệt là cách duy nhất để bắt đầu triển khai chính sách nhằm giảm thiểu những rủi ro đối với xung đột nghiêm trọng hơn và mở rộng cơ hội đối với hợp tác thực sự.

(2) Có thể khác thường khi Mỹ - Trung cần nhấn mạnh tiềm năng tầm quan trọng của quan hệ. Trong khi thảo luận của “G2” đang tạm lắng, vẫn có xu hướng tăng kỳ vọng không thực tế về việc quan hệ song phương này có thể đạt được những thành tựu gì. Việc không nhấn mạnh quan hệ có thể góp phần tránh được việc đặt ra nhiều vấn đề trong bối cảnh song phương khi mà các quan hệ này không thuộc bối cảnh đó. Thực tế, hầu hết các vấn đề không được hiểu trong phạm trù quan hệ Trung – Mỹ. Quyết định của Tổng Thống Myammar về việc dừng xây đập Myitsone hay việc thực hiện bước đầu cải cách chính trị là những thí dụ cho thấy đây mặc dù không phải là vấn đề trong phạm trù quan hệ Mỹ - Trung nhưng lại có tác động đến cả hai nước. Trong chừng mực mà cả Mỹ và Trung Quốc đều coi quan hệ song phương như một mối quan hệ trong nhiều quan hệ song phương khác thì điều này sẽ góp phần giảm thiểu áp lực đối với quan hệ song phương hơn.

(3) Mỹ - Trung phải nỗ lực để trở thành những nước dẫn đầu tại các thể chế đa phương. Những thể chế như WTO góp phần giảm căng thẳng tồi tệ nhất và thúc đẩy các cường quốc kinh tế, đồng thời tạo một diễn đàn công bằng để điều chỉnh các tranh chấp.

(4) Mỹ - Trung cần xác định mục tiêu chung dài hạn để thúc đẩy hai nước hợp tác tiếp tục và sâu hơn như đã từng có trong thời kỳ Trung Quốc gia nhập WTO. Xét trong bối cảnh rủi ro kinh tế càng tăng, cần có hiệp định thương mại tự do hoặc hiệp định đầu tư song phương giữa hai nước như đã được lãnh đạo cấp cao giới kinh doanh Mỹ đề xuất, mặc dù những hiệp định này có thể phải mất nhiều năm đàm phán. Tuy nhiên, các đàm phán hiện nay sẽ buộc phải có những nguyên tắc cụ thể đối với cả hai nước mà điều này sẽ đem lại lợi ích rõ ràng đối với những nhóm lợi ích quyền lực tại Mỹ và Trung Quốc, đồng thời tạo ra tiềm năng đối với thành tựu trong quan hệ hai nước.

(5) Mỹ và Trung Quốc cần hợp tác để trở thành những nước lãnh đạo đáng tin cậy trong cộng đồng quốc tế, mà mỗi nước ít nhất phải chịu thiệt thòi nhất định để vượt qua. Mỹ phải bảo đảm về những quy định mà Mỹ cam kết. Về biến đổi khí hậu và trách nhiệm tài chính, Mỹ không thể kêu gọi các nước khác áp dụng thông lệ tốt nhất nếu Mỹ không cam kết về điều đó. Trung Quốc, để trở thành lãnh đạo toàn cầu hiệu quả, cần tăng sự minh bạch và cải thiện các quy định luật cũng như tăng cường kiểm toán chính thức.

Nhiều người Mỹ hy vọng rằng chuyến thăm của Tập Cận Bình sẽ đánh dấu việc bắt đầu quan hệ hợp tác hiệu quả và hai bên cùng có lợi hơn. Sự đánh giá thực tế hơn về cả thách thức và cơ hội thực tiễn đối với quan hệ song phương sẽ giúp cả Trung Quốc và Mỹ tìm được hướng đi trong thời gian tới./.

Theo Chinadaily (13/2)

Vũ Hiền (gt)