Về tình hình khu vực Đông Á và Ấn Độ Dương, Tiến sĩ Amb Skand Tayal - cựu Đại sứ Ấn Độ tại Hàn Quốc, hiện thỉnh giảng tại khoa Nghiên cứu Đông Á, Đại học Delhi - cho rằng việc Trung Quốc và Nga ký thỏa thuận khí đốt trị giá 400 tỷ USD đã làm suy yếu vai trò của Mỹ trong khu vực. Quan hệ Trung-Nhật sẽ được quyết định trong năm 2015. Cách thức hai nước tổ chức kỷ niệm 70 năm chiến thắng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Trung Quốc sẽ được cộng đồng quốc tế quan sát cẩn thận. 

Quan hệ Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ không có nhiều thay đổi. Vai trò của Mỹ tại Đông Á là vô cùng quan trọng khi Washington đang nỗ lực đưa vấn đề hạt nhân của Triều Tiên lên vị trí tuyến đầu. Nhật Bản đang cố gắng tự làm mới mình và tìm kiếm vai trò lớn hơn trong khu vực. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Triều Tiên sẽ không thù địch nhưng kiên quyết hơn. 

Hiện tại, Ấn Độ đã bày tỏ sự quan tâm đến khu vực Đông Á. Tuyên bố "Tầm nhìn chiến lược Mỹ- Ấn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương" là minh chứng cho điều này. Nhiều công ty Hàn Quốc đã sẵn sàng đầu tư vào Ấn Độ, đặc biệt trong lĩnh vực đóng tàu. Có rất nhiều hình thức hợp tác theo các khuôn khổ hợp tác kinh tế khu vực đang diễn ra ở Đông Á như: Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Khu vực Thương mại Tự do châu Á-Thái Bình Dương (APFTA). Do đó, sẽ là khôn ngoan khi Ấn Độ phân tích, đánh giá kỹ các lợi ích của mình trước khi tham gia bất kỳ sáng kiến nào. 

Quan hệ Trung-Ấn có thể chứng kiến một bước đột phá trong năm 2015. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ các lĩnh vực mà Trung Quốc dự kiến sẽ đầu tư (với số tiền 20 tỷ USD đạt được trong chuyến thăm New Delhi của Chủ tịch Tập Cận Bình). Các cuộc đàm phán về vấn đề biên giới cần được thúc đẩy trước khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Trung Quốc. Có lẽ, những đường nét của quan hệ Trung-Ấn sẽ được thiết lập trong năm nay. 

Về nhân tố Trung Quốc, tình hình chính trị trong nước của Trung Quốc sẽ bị chi phối bởi cuộc chiến chống tham nhũng và đối phó với các hoạt động khủng bố tại khu tự trị Tân Cương. Thời gian tới, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh chính sách ngoại giao kinh tế tích cực thông qua các hình thức hoạt động của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á và khu vực mậu dịch tự do châu Á-Thái Bình Dương. 

Trung Quốc sẽ phải giải quyết thế "tiến thoái lưỡng nan Malacca" và đường ống dẫn dầu thứ hai qua Myanmar. Thêm vào đó, Bắc Kinh sẽ không bao giờ tuyên bố một Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở Biển Đông bởi vì làm như vậy đồng nghĩa với việc gây thù địch với tất cả các nước thành viên ASEAN. Lực lượng Hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng ảnh hưởng và phạm vi hoạt động trong khu vực Ấn Độ Dương (IOR). Mục tiêu chính của Trung Quốc trong IOR là đối phó với các thách thức của việc triển khai Con đường đường Tơ lụa trên biển (MSR).

Trong khi đó, Tiến sĩ-nhà báo Siddharth Varadarajan cho rằng bất kỳ mô hình phát triển nào trong quan hệ Mỹ-Nga sẽ ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Trung. Đặc điểm tình hình Đông Á bị chi phối bởi quan hệ Mỹ-Trung. Quan hệ Trung-Nhật cũng sẽ rất quan trọng đối với khu vực Đông Á và mối quan hệ này phụ thuộc vào cách thức họ giải quyết các vấn đề lịch sử then chốt. 

Trong bối cảnh đó, Ấn Độ sẽ là "quân bài" thu hút sự chú ý trên bàn cờ quốc tế trong thời gian tới. Phản ứng của Ấn Độ đối với tình hình Biển Đông và khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ được theo dõi chặt chẽ. Sẽ chưa có câu trả lời rõ ràng nào cho New Delhi về mối quan hệ với Bắc Kinh trong năm 2015. Quan hệ Ấn-Trung sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ Mỹ-Trung. Mối liên kết Ấn-Trung là không chặt chẽ và khi nào quan hệ Mỹ-Trung xấu, quan hệ Ấn-Mỹ sẽ đạt được tầm cao. Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Modi vào tháng 5 tới sẽ được theo dõi chặt chẽ. Quan hệ Ấn-Nhật cũng rất quan trọng và việc tiếp tục duy trì hiệu quả và "Cơ chế Đối thoại 2+2" sẽ được bàn thảo. 

Trong những năm tới, Ấn Độ cần gia tăng ảnh hưởng và vị thế chính trị ở Đông Á. Mặc dù Ấn Độ đang nỗ lực triển khai chính s    ách cân bằng quan hệ với các nước nhưng vẫn còn nhiều thách thức ở phía trước, đặc biệt là phải cân nhắc xem có nên tiếp tục chính sách đối ngoại "trung lập" hay không. Ấn Độ giống như một tàu sân bay khổng lồ với vị trí án ngữ ở trung tâm Ấn Độ Dương nên nước này cần tận dụng lợi thế về địa lý và tăng cường năng lực hải quân để đảm bảo lợi ích cũng như vị thế chiến lược của mình ở khu vực và trên thế giới.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột (IPCS), Ấn Độ

Trần Quang (gt)