Ngày 04/9/2006 bằng sắc lệnh của Tổng thống  ngày truyền thống của các nhà hạt nhận quân sự Nga đã được thiết lập. Có lẽ chính cái ngày này, đúng 9 năm về trước đã trở thành điểm khởi đầu của học thuyết đối ngoại mới của Nga, được dựa trên không phải những ý tưởng lãng mạn hậu cải tổ về một thế giới phi hạt nhân trong tương lai, mà trên nhận thức về áp lực tất yếu của Mỹ đối với nước Nga và sự cần thiết phải bảo vệ lợi ích của mình.

Trong một bài báo gần đây với nhan đề "Sự phân chia lại thế giới tiếp theo cần phải được kết thúc bằng điều gì", tác giả của những dòng viết này đã chỉ ra rằng: "Những kết quả của Chiến tranh Thế giới thứ ba rõ ràng cần phải trở thành không chỉ sự phân chia lại của các thị trường toàn cầu, mà là sự thay đổi nguyên trạng tiền tệ thế giới và việc thiết lập từ phía các chủ thể- người hưởng lợi một hệ thống kiểm soát mới đối với FED Mỹ và các thiết chế tương tự khác".

Cuộc chiến tranh tiền tệ toàn cầu, mà nước Mỹ ở vào trung tâm đã đang diễn ra. Một vài tháng trước đây, chẳng hạn nhà tỷ phú George Soros đã tuyên bố về khả năng chuyển  biến của cuộc chiến tranh được gọi là tiền tệ thành một cuộc chiến tranh thế giới mới đầy đủ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Là một nhà tài chính, Soros đã tập trung sự chú ý vào nhân tố then chốt của những cuộc đối đầu trong thế giới ngày nay và sự cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc cũng là nhằm giành quyền kiểm soát đối với hệ thống tài chính toàn cầu thực sự sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, thua các đối thủ trong cuộc cạnh tranh để giành độc quyền kiểm soát  phát hành đồng tiền dự trữ thế giới, thua một loạt quốc gia (Nga, Iran, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Venezuela, Mexico, Indonesia, vv) trong cuộc đấu tranh để giành quyền kiểm soát việc cung cấp nhiên liệu đốt cháy, Mỹ xét về mọi mặt đang chuyển hướng sang hướng tìm cách nắm giữ các công nghệ mới.

Các công nghệ quan trọng nhất đó không chỉ là công nghệ - NBIC với những cố gắng tìm kiếm "thuốc trường sinh" và xây dựng siêu vũ khí sinh học, mà còn là công nghệ năng lượng hạt nhân và liên quan đến nó là việc sản xuất các vũ khí hạt nhân tấn công thế hệ mới.

Các chiến lược gia của Mỹ mong muốn bù đắp lại sự thất bại trong việc thiết lập quyền kiểm soát đối với lĩnh vực tài chính và năng lượng nhiên liệu đốt cháy bằng cách nắm độc quyền các công nghệ sản xuất năng lượng giá rẻ và hiệu quả (và tương ứng là siêu vũ khí mới) từ uranium-238, mà trữ lượng trên thế giới, khác với loại đang được sử dụng hiện nay trong sản xuất năng lượng hạt nhân uranium-235 là không có giới hạn.

Và vì vậy trung tâm sự chú ý của Mỹ và vì vậy cũng là tâm điểm của cuộc đối đầu toàn cầu trong tương lai không phải là Trung Quốc là "công xưởng của thế kỷ 21", mà là Nga, nước có các công nghệ hạt nhân tiên tiến.

Hiện nay trên thế giới có khoảng 40 quốc gia có thể sản xuất được bom hạt nhân. Triển vọng này tất nhiên là làm cho Mỹ lo sợ. Các nhà chính trị Mỹ hiểu rằng trong tương lai gần sự giận dữ của các nước có khả năng bí mật sản xuất và đưa các đầu đạn hạt nhân thô sơ đến các bờ biển của Mỹ sẽ được hướng vào ai.

Trong tình huống này, giới lãnh đạo Mỹ vẫn còn nghiêng nhiều hơn về phía làm thế nào để nắm được quyền độc xử lý các công nghệ mang tính cách mạng về kiểm soát đối với các phản ứng tổng hợp nhiệt hạch, cũng như sản xuất các máy gia tốc năng lượng cao nhỏ gọn và các phương tiện phát hiện vũ khí hạt nhân từ xa.

Nga là quốc gia duy nhất mà hiện nay có các công nghệ nói trên. Các công nghệ này không phải là trên giấy tờ, mà dưới hình thức R & D đang được thực hiện  (trong đó có sự phát triển của lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ tư "Brest" và các dự án khác).

Khả năng của một đất nước bán thuộc địa và gần như bị phá hủy, với " nền kinh tế bị xé tan từng mảnh " (như tuyên bố của Obama) đã làm được được một sản phẩm trí tuệ mà chỉ có siêu cường như Mỹ mới làm được, chắc chắn sẽ làm cho các chiến lược gia Mỹ tức điên lên.

Đồng thời sự phát khùng này cũng kèm theo sự lo sợ, bởi vì có trong tay các công nghệ điều khiển phản ứng nhiệt hạch Nga có thể kiểm soát được các lò phản ứng hạt nhân của các tàu sân bay, các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ và "đáng sợ nhất" - đó là có khả năng tiêu diệt các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ.

Theo học thuyết về sự "ngoại lệ" của Mỹ, thì cái công nghệ, mà cho phép kiểm soát được thế giới chỉ có Mỹ có mà thôi. Vì vậy Nga cần phải bị "xé tan ra từng mảnh" không chỉ về kinh tế.

Và chỉ sau Nga bị "xé tan ra từng mảnh", theo Washington việc phân chia lại thế giới theo kịch bản của họ mới có thể kết thúc. Liệu người Mỹ có đạt được hay không mưu đồ toàn cầu của họ!?.

Mỹ hoàn toàn có thể thực hiện được ý đồ của mình về hình thành một thế giới đơn cực, nếu như họ đem hết sự kiên nhẫn và có một chính sách "khôn ngoan" đối với Nga.

Họ đã có cơ hội để dần dần tiêu hóa Nga bằng một chính sách "khôn ngoan" về đầu tư và tổ chức đối thoại, mà ở Nga đã luôn luôn sẵn sàng đón nhận, không chỉ giới tinh hoa và các tầng lớp sáng tạo, mà còn cả những kẻ phàm phu đại chúng. Thật phí công cho chính quyền Clinton và Bush đã có những bước đi ban đầu đúng đắn.

Mùa Thu năm 2001, Nga đã được đưa vào liên minh chống khủng bố quốc tế do Mỹ đứng đầu. Washington đã tăng cường hợp tác với Nga trong lĩnh vực thông tin, hàng không vũ trụ và các lĩnh vực khác. Với sự bố thí của Mỹ, Nga đã được đưa vào "G7". Rõ ràng là Nga đã chẳng phải là mối đe dọa tí nào đối với Mỹ. Và "đột nhiên" sự mong muốn phi lý của Mỹ nhìn thấy Nga trong số kẻ thù mà chỉ có thể được giải thích bởi một điều: Đó là sự không có khả năng thuộc bệnh lý của Mỹ đi đến đối tác bình đẳng.

Dường như dưới thời Obama Mỹ đã cố tình một cách cực đoan trong các vấn đề, mà không chỉ là nhạy cảm (ví dụ việc mở rộng NATO về phía Đông), mà còn là siêu nhạy cảm đối với Nga như việc lắp đặt hệ thống lá chắn chống tên lửa ở sát biên giới Nga, tổ chức cuộc đảo chính ở Ukraine và thực hiện công khai các hoạt động lật đổ ngay bên trong nước Nga bằng cách tài trợ cho phe đối lập và các tổ chức " NGO" chống đối chính phủ.

Sự việc đã đi đến mức chính quyền Obama đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Moscow và tuyên bố Nga là một trong ba mối đe dọa lớn nhất đối với thế giới cùng với virus Ebola và nhà nước Hồi giáo, đã thực sự đưa Nga vào hàng kẻ thù chính và bổ sung Nga vào phe những kẻ đối địch ngày càng nhiều hơn của mình.

Đối thủ địa chính trị khách quan của Mỹ ngày nay đó là Trung Quốc và Ấn Độ, Brazil và Indonesia, Iran. Và là một loạt các nước châu Á, Mỹ La tinh đang lớn mạnh và thậm chí cả châu Âu, bao gồm cả Đức là nước đang trên bờ vực của cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về chính trị nội bộ (do lỗi của Mỹ). Nhưng chính quyền Obama, xét về mọi mặt đang nhìn thế giới theo một cách khác.

Cho Nga vào trong số nước bạn bè, Mỹ hoàn toàn có thể hoàn thành việc hình thành một trật tự thế giới mới với trung tâm ở Washington. Nhưng liệt Nga vào hàng ngũ kẻ thù của mình, Mỹ đã làm thay đổi sự bố trí lực lượng trên thế giới, gieo rắc sự nghi ngờ về sức sống của đề án cấu trúc thế giới do họ đề xuất, thậm chí ngay cả trong các đồng minh.

Ứng viên Tổng thống Donald Trump đã nói: "Điều rắc rối lớn nhất đối với nước Mỹ là ở chỗ đã có quan hệ căng thẳng với tất cả các thành viên còn lại của cộng đồng thế giới".

Tất nhiên, trong giới cầm quyền Mỹ cũng có những người nhận thức được sự không đủ năng lực của Obama và một thực tế là chỉ có thể giữ vững được quyền bá chủ toàn cầu nếu có được trong tay cây đũa thần để điều khiển, loại cây đũa thần mà trông giống như một siêu vũ khí mới. Đó là lý do tại sao con mắt của một số chính trị gia Mỹ lần nữa lại hướng về phía Nga. Với Nga không cần phải tranh cãi, mà là làm "bạn" ...và một lần nữa làm mất sự cảnh giác của giới tinh hoa Nga bằng cách tâng bốc và hứa hẹn để đoạt lấy các công nghệ tối quan trọng của nước này.

Tuần trước Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã cho biết:.Nga đang nhận được các tín hiệu về nối lại quan hệ từ phía Mỹ.

Không còn nghi ngờ gì nữa là những tín hiệu này phát ra từ một bộ phận của đảng Cộng hòa, mà khác với đảng Dân chủ và một bộ phận của đảng Cộng hòa do McCain đứng đầu vẫn còn chưa bị mất "tư duy" chiến lược của mình.

Theo Ria (Nga)

Thúy Bình