Những luận điểm chính

- Trong bối cảnh các mối quan hệ với phương Tâyxấu đi, Nga và Trung Quốc có vẻ đang ngày càng tăng cường các mối quan hệ kinh tế, chính trị và quân sự của họ. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằngthoạt nhìn mối quan hệ nàycó vẻmang nhiều sắc thái hơn, với những điểm mạnh và điểm yếu của cả hai bên.

- Trong khi quan hệ thương mại Mỹ-Trung xấu đi, với việc mỗi bên áp thuế đối với số hàng hóa trị giá nhiều tỷ USD của bên kia, thì quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Nga lại đang phát triển mạnh mẽ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thậm chí còn gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin là “người bạn tốt nhất” khi thể hiện quan hệ nồng ấm khác thường trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Nga vào mùa Hè vừa qua.

- Tập Cận Bình cũng hứa với Putin rằng Trung Quốc sẵn sàng đồng hành cùng Nga. Hai nhà lãnh đạo đã ký tuyên bố cam kết “phát triển hợp tác chiến lược và quan hệ đối tác toàn diện” giữa hai nước,đồng thời“tăng cường sự ổn định chiến lược, trong đó có các vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, cũng như các vấn đề về sự ổn định chiến lược toàn cầu”.

Quan hệ kinh tế

Tăng cường quan hệ kinh tế là một phần lớn trong quan hệ Trung-Nga nồng ấm. Vừa qua, các hãng thông tấn của Nga và Trung Quốc đưa tin rằng hai nước muốn tăng gấp đôi kim ngạch thương mại trong 5 năm tới, lên 200 tỷ USD vào năm 2024 – so với 107 tỷ USD năm 2018 - bằng cách thực hiện các dự án chung trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp và nông nghiệp.

Bất chấp các cam kết tăng cường thương mại song phương, mối quan hệ kinh tế giữa Nga và Trung Quốc không phải là một “cuộc hôn nhân bình đẳng”. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng 1,2% trong năm 2019, trong khi Trung Quốc được cho là sẽ đạt mức tăng trưởng 6,3%.

Khi đó, chẳng có gì ngạc nhiên khi Nga coi Trung Quốc là một thị trường tăng trưởng lớn vào thời điểm giao thương với các quốc gia phương Tây bị hạn chế nghiêm trọng. Nga vẫn phải chịu các biện pháp trừng phạt kinh tế vì đã sáp nhập Crimea vàonăm 2014, cũng như can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và sử dụng chất độc thần kinh để đầu độc một cựu điệp viên hai mang ở Anh. Vì lẽ đó, việc Nga đang tìm kiếm một đối tác kinh tế - và địa chính trị - cũng như đồng minh ở phương Đông là điều dễ hiểu.

Cailin Birch, chuyên gia kinh tế toàn cầu thuộc Bộ phận Thu thập thông tin kinh tế của tờ The Economist, nói với CNBC rằng cam kết tăng cường thương mại của hai nước diễn ra trong bối cảnh có “sự phân chia phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc”. Bà lưu ý rằng: “Rõ ràng, Mỹ và Trung Quốc chẳng ưa gì nhau và điều rất dễ hiểu là Nga sẽ tìm cách tạo dựng mối quan hệ với thị trường mới nổi khổng lồ này, vốn là nguồn tạo ra tăng trưởng theo cách không giống Mỹ, và với những người mà họ không có những xung đột chính trị tương tự. Và điều đó mang lại cho thị trường Nga nhiều cơ hội hơn để xuất khẩu các sản phẩm năng lượng và phát triển mối quan hệ kinh tế của họ”. Bà nói thêm rằng đối với Trung Quốc, một đối tác “có thể khiến Mỹ bối rối đôi chút như Nga sẽ đem lại lợi ích vô cùng lớn”.

Nga cũng có thứ mà Trung Quốc rất cần - năng lượng. Nga là một trong ba nhà sản xuất dầu và khí tự nhiên hàng đầu thế giới, trong khi Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới. Bà Birch nói Trung Quốc là nguồn tiêu thụ năng lượng chính, đặc biệt là nhiên liệu hóa thạch, và việc có một đối tác mạnh ở gần hiện đang tăng cường sản xuất dầu thô, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và vận chuyển chúng đi khắp thế giới, cũng sẽ là điều có lợi cho Trung Quốc”.

Các cuộc diễn tập quân sự Nga-Trung

An ninh và quốc phòng là một lĩnh vực khác mà Nga và Trung Quốc có vẻ đã tìm cách xây dựng quan hệ. Các chuyên gia nhất trí rằng Nga có nhiều kinh nghiệm quân sự thực tiễn hơn so với Trung Quốc. Mới gần đây, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) là 1 trong 7 lực lượng nước ngoài (trong đó có Ấn Độ và Pakistan) được mời tham gia cuộc tập trận chung quy mô lớn của Nga mang tên “Tsentr 2019”, diễn ra trên một vùng đất thuộc Nga.

Đó là năm thứ hai Trung Quốc tham gia cuộc tập trận trên. Theo các chuyên gia như Richard Weitz, học giả cấp cao kiêm giám đốc Trung tâm phân tích chính trị-quân sự thuộc Viện Hudson, việc Trung Quốc tiếp tục tham gia được coi là có ý nghĩa quan trọng. Ông nói với CNBC: “Cộng đồng an ninh quốc gia Trung Quốc và Nga có cùng các mục tiêu chung vốn có thể được thúc đẩy thông qua sự hợp tác hơn nữa, như an ninh biên giới, phát triển công nghệ quân sự và chống khủng bố. Họ cũng nhận thấy những mối đe dọa từ các lập trường và chính sách của Mỹ cũng như của đồng minh mà họ có thể hợp tác để ngăn chặn, như hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và sự can thiệp của quân đội phương Tây vào các điểm nóng khu vực. Ngược lại, Nga và Trung Quốc nhận ra các cơ hội đểcó thể mở rộng tầmảnh hưởng của mình mà sẽ gây bất lợi cho Mỹ, trong đó có việc làm suy yếu các liên minh song phương và đa phương của Mỹ”.

Kẻ thù?

Câu ngạn ngữ cổ “kẻ thù của kẻ thù là bạn” có thể được áp dụng khi nói đến mối quan hệ của Trung Quốc và Nga với Mỹ ngay lúc này. Hiện nay, các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ gay gắt hơn so với mối quan hệ giữa Nga và Mỹ, do không có giải pháp cho tranh chấp thương mại.

Đối với Trung Quốc, quyết định đảo ngược nguyên trạng của Tổng thống Trump khi đề cập đến thương mại Trung-Mỹ - vì những gì ông coi là các thông lệ thương mại không công bằng - và kết quả là áp thuế đối với số hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc trị giá hàng tỷ USD, đã gây ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng và tiềm năng kinh tế của nước này. Trong bối cảnh đó, việc thúc đẩy thương mại song phương Trung-Nga có thể mở ra cơ hội tăng trưởng cho cả Moskva và Bắc Kinh khi các nhà lập pháp và quan chức đối mặt với các rào cản thương mại như các biện pháp trừng phạt và thuế nhập khẩu ở những nơi khác.

Bà Birch lưu ý: “Ngày càng có sự đồng thuận rằng mối quan hệ đối tác giữa Nga và Trung Quốc là một động lực khá mạnh mẽ do Trung Quốc dẫn dắt chứ không phải Nga, nhưng nó có thể đại diện cho một khối khá vững mạnh và tôi cho rằng Mỹ đang ngày càng quan ngại về điều đó”. Bà nói thêm rằng dựa trên quy mô thị trường và triển vọng tăng trưởng của Nga thì họ sẽ là đối tác thứ yếu. Vì vậy, rõ ràng là theo nghĩa đó, Nga sẽ chịu ảnh hưởng ítnhiềutừ phía Trung Quốc.

Trung-Nga: Liệu có phải một mối đe dọa?

Các chuyên gia cho rằng cán cân đã nghiêng về phía có lợi cho việc Trung Quốc trở thành đối tác chi phối trong mối quan hệ Trung-Nga, và điều đó làm gia tăng sự kình địch vốn đang hạn chế mức độ hợp tác kinh tế và an ninh giữa hai nước.

Mathieu Boulegue, nhà nghiên cứu thuộc Chương trình Nga và Á-Âu tại Chatham House, cho biết: “Có vẻ như họ đang hợp tác với nhau, có vẻ như mọi thứ đều tốt đẹp và đầy lạc quan trong quan hệ quân sự Nga-Trung, nhưng sựthậtkhông phải vậy”. Phát biểu trong cuộc họp báo trước cuộc tập trận có sự tham gia của Trung Quốc, Boulegue nói rằng thông điệp Nga gửi tới Trung Quốc khi mờinước này tham gia các cuộc diễn tập mô phỏng vừa qua “không phải là về sự hợp tácThông điệp mà Nga gửi tới Trung Quốc thực ra hoàn toàn ngược lại nếu nhìn vào ý nghĩa sâu xa ẩn chứa sau đó. Đó là về việc đáp ứng các lợi ích của Trung Quốc trong khu vực vì ngay lúc này, Trung Á là một chiến trường mới để tranh giành tầm ảnh hưởng, không chỉ về mặt kinh tế mà còn về ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự và an ninh”.

Raffaello Pantucci, giám đốc chương trình Nghiên cứu an ninh quốc tế thuộc Viện nghiên cứu Hoàng gia Anh về quốc phòng-an ninh (RUSI)cũng cho biết,mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc chủ yếu là mối quan hệ “vụ lợi” và các nhà phân tích không nên quan trọng hóa liên minh nàyquá mức. Ông nói với CNBC: “Trung Quốc và Nga nghĩ gì, Nga và Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào? - họ thực sự có những lợi ích khác nhau và nguy cơ là chúng ta phóng đại quá mức liên minh chiến lược này. Đó là một liên minh có những giới hạn và những điều đáng ngờ”.

Tuy nhiên, có khả năng Mỹ sẽ thận trọng theo dõi liên minh Trung-Nga, đặc biệt là về quốc phòng, nhất là khi xét tới việc gần đây Mỹ đã rútkhỏihiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã kýkếttừ lâu với Nga. Richard Weitz thuộc Viện Hudson lưu ý rằng những năm gần đây, Trung Quốc và Nga đã tăng cường mạnh mẽ quan hệ quân sự và “những năm tới sẽ đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu ở các khía cạnh quan trọng, trong đó có hợp tác an ninh khu vực, giao dịch vũ khí, tập trận quân sự và đối thoại quốc phòng. Hợp tác an ninh Nga-Trung đặt ra những thách thức đối với lợi ích của Mỹ, trong đó có cán cân an ninh khu vực, các biện pháp trừng phạt do Mỹ dẫn dắt và quyền tự do hành động và tiếp cận về quân sự của Mỹ. Những thách thức này sẽ gia tăng nếu Trung Quốc và Nga thành lập một liên minh phòng thủ chính thức./.

Tác giả của bài viết là Holly Ellyatt, một nhà báo của kênh CNBC, tập trung vào vấn đề kinh tế vĩ mô và chính trị tại Châu Âu. Bài viết được đăng tải trên trang web của CNBC.

Tuấn Minh (gt)