Trong quá khứ, hợp tác Nga - Mỹ từng thời kỳ vẫn bị che phủ bởi những thách thức nghiêm trọng do sự can thiệp của Mỹ vào Nam Tư cũ, ở Iraq, sự mở rộng NATO và cuộc chiến ở Nam Caucasus. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng hiện nay là nghiêm trọng, sâu sắc và toàn diện hơn. Rõ ràng đây cũng là cuộc khủng hoảng kéo dài nhất của thập kỷ gần đây. Trong tương lai gần, chưa thấy được lối thoát cho cuộc khủng hoảng này.

Về tiềm năng, Nga vẫn là một trong những cường quốc lớn, đây không phải là Liên Xô và không thể cạnh tranh một cách bình đẳng với Mỹ nhất là về kinh tế và công nghệ mới. Nhưng không vì thế mà khủng hoảng quan hệ hai nước không gây lo ngại.

Trong những thập kỷ dài của Chiến tranh Lạnh, Moscow và Washington đã học rèn luyện, phối hợp và củng cố các quy tắc cuộc chơi nhằm giảm thiểu nguy cơ đụng độ không kiểm soát được. Nhờ những nỗ lực chung hệ thống chiến tranh lạnh nhìn chung ổn định và hầu như không thay đổi trong một thời gian tương đối dài.

Tình hình hiện nay vô cùng bất ổn. Hầu như tất cả các kênh thông tin liên lạc giữa Moscow và Washington đã bị phá vỡ. Bức tranh đàm phán pháp lý các mối quan hệ Nga -Mỹ đang sụp đổ. Cả hai chưa tìm được tiếng nói chung về nguyên tắc cuộc chơi trong nền chính trị thế giới. Điều này làm gia tăng nguy cơ xung đột vì cả yếu tố ngẫu nhiên, sự cố kỹ thuật, hoặc diễn giải sai lầm hành động của phía bên kia. Hiện tượng này trở nên đặc biệt nguy hiểm do sự gia tăng bất ổn chung của hệ thống quốc tế: các xung đột khu vực trầm trọng thêm, khủng bố quốc tế mạnh lên, nguy cơ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt tăng lên.v.v.

Các sự kiện gần đây nhất cho thấy Moscow và Washington đang bắt đầu nhận ra quy mô của các mối đe dọa hiện nay và đã chuyển từ quan điểm hợp tác cứng nhắc sang các vấn đề về chuyển đổi nền chính trị tại Syria. Nga và Mỹ có những quan điểm tương đồng trong vấn đề hạt nhân của Iran và về phổ biến vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, còn quá sớm để nói về ổn định, dù chỉ ở mức tối thiểu của quan hệ hai nước. Các điều kiện tiên quyết để “tăng cường" quan hệ Mỹ - Nga khá là ít ỏi, hầu như không đáng kể khi cố xác định điều gì là có thể và điều gì là không thể của quan hệ Nga - Mỹ trong tương lai gần:

1. Hai bên không thể giải quyết vấn đề mất lòng tin lẫn nhau sâu sắc. Sự tin tưởng lẫn nhau giữa Moscow và Washington chỉ có thể được phục hồi trên cơ sở các hành động chung và sự hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề quan trọng đối với cả hai phía. Nhưng xác suất để sự hợp tác này có thể diễn ra ngay bây giờ hay trong tương lai gần, là rất hạn chế. Không có hội nghị thượng đỉnh, không có "ngoại giao song song", không có thỏa thuận riêng nào và rất nhiều khiếu nại, tố cáo lẫn nhau.

2. Nga và Mỹ không có và khó có khả năng có một tầm nhìn chung về các xu hướng, động lực phát triển cơ bản và trật tự tương lai của thế giới, số phận của các tổ chức quốc tế, cải cách luật pháp quốc tế v.v. Giữa điện Kremlin và Nhà Trắng, có những khác biệt sâu sắc trong sự hiểu biết về những gì là "hợp pháp", "công bằng", "đạo đức" trong nền chính trị thế giới mặc dù khác biệt về giá trị xã hội cơ bản không quá sâu sắc.

3. Do sự thiếu tin tưởng và tầm nhìn chung, một kịch bản "thiết lập lại" quan hệ Mỹ -Nga dường như không thể thực hiện được. Dù ai sẽ là chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng vào tháng Giêng năm tới chăng nữa thì cũng khó có thể có thay đổi đảo ngược trong các mối quan hệ song phương. Ví dụ, thỏa thuận về START-3, đáng được coi là một trong những thành công lớn nhất của "thiết lập lại", với tất cả các giá trị tích cực của nó không đi xa hơn nền tảng chiến lược cũ của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Có thể giả định ba kịch bản trong đó tiến triển tích cực cho quan hệ giữa Moscow và Washington sẽ trở thành triển vọng hiện thực.

Kịch bản đầu tiên: Trong trường hợp Mỹ rút khỏi Trung Đông, NATO suy yếu đáng kể, Mỹ can dự ít hơn vào cuộc khủng hoảng Ucraina, đóng băng dự án lá chắn không gian ở châu Âu, Moscow có thể áp đặt với Washington các quy tắc cuộc chơi của minh trong quan hệ song phương. Xác suất của một kịch bản như vậy là rất nhỏ.

Kịch bản thứ hai được xây dựng trên giả thuyết ngược lại: sự thất bại về mặt địa chính trị, hoặc ít nhất là một cuộc rút lui chiến lược của Nga. Các vấn đề kinh tế ngày càng trầm trọng, tiếp tục duy trì và tăng cường các biện pháp trừng phạt của phương Tây, gia tăng căng thẳng xã hội và phe đối lập chính trị... có thể dẫn tới thay đổi hoàn toàn thể chế chính trị và chính sách đối ngoại hiện nay của điện Kremlin, từ bỏ đối đầu với Mỹ và quay lại xích gần với phương Tây, theo mô hình của những năm 1990 của thế kỷ trước, trong đó Moscow nhượng bộ nhiều theo xu hướng, tạm gọi là "Kozyrev". Xác suất của một kịch bản như vậy gần như là bằng không.

Kịch bản thứ ba: trong tương lai không xa, tương tự trong quan hệ liên minh Xô - Mỹ thời gian Thế chiến thứ hai, khi Joseph Stalin và Franklin D. Roosevelt buộc phải vượt qua định kiến và sự không tin tưởng lẫn nhau vì cuộc chiến chống kẻ tử thù chung. Nga - Mỹ liên minh đối phó với các mối đe dọa: từ thảm họa biến đổi khí hậu toàn cầu đến sự bành trướng không gì cản được của chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Kịch bản thứ ba đáng được chú ý nhiều hơn hai kịch bản đầu nhưng cũng có vẻ khó xảy ra trong tương lai gần. Việc xuất hiện mạng lưới khủng bố mới cực kỳ nguy hiểm là “Nhà nước Hồi giáo” (IS) dẫn đến một sự thay đổi căn bản trong quan hệ Mỹ - Nga nói chung, không thúc đấy sự xuất hiện của một hình thức hợp tác có hệ thống nào đó về vấn đề cụ thể này. Hợp tác Nga - Mỹ trong cuộc chiến chống lại IS trong trường hợp tốt nhất mang tính chiến thuật mặc dù mỗi bên liên tục cáo buộc bên kia hỗ trợ công khai hay bí mật cho kẻ thù chung. Hy vọng rằng trong tương lai tình hình này sẽ thay đổi, dù cho đến nay không có lý do gì để lạc quan.

Điều gì có thể được quy vào phạm trù "có thể" trong quan hệ Nga - Mỹ?.

Trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, trong ngắn hạn, Nga và Mỹ vẫn có vai trò quan trọng và ở nhiều nơi, thiếu sự phối hợp tích cực của Kremlin và Nhà Trắng mỗi bên tham gia sẽ vấp phải các vấn đề ngày càng tăng. Sự can dự của Moscow và Washington vào nền kinh tế và chính trị thế giới không cân nhau, có mức độ ảnh hưởng khác đến lĩnh vực này hay kia của quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, có nhiều lĩnh vực trong đó lợi ích của hai nước chồng chéo lên nhau.

Các lợi ích chung:

Dù có quan điểm khác biệt về trật tự tương lai của thế giới, Nga và Mỹ không quan tâm đến một sự hủy diệt hoàn toàn và triệt để thiết chế hiện có. Cả hai nước vẫn tập trung vào việc duy trì nguyên trạng toàn cầu. Trong trật tự thế giới mới, dù hình thức nào được thông qua, vai trò của Moscow và Washington cũng sẽ ít quan trọng hơn bây giờ. Do đó, sự hợp tác Nga - Mỹ để duy trì những "trụ cột hiện có" của hệ thống các quan hệ toàn cầu (trước tiên là Liên Hợp Quốc) rõ ràng sẽ được tiếp tục. Cả hai nước đều quan tâm đến việc mở rộng các chương trình nghị sự của nhóm các nền kinh tế lớn G20. Vẫn còn những khả năng hợp tác tích cực, mặc dù hạn chế, giữa hai nước trong các vấn đề gìn giữ và phát triển các tổ chức khu vực (như OSCE, APEC hoặc Hội đồng Bắc Cực).

Vì vậy, rõ ràng là Nga và Mỹ sẽ liên hiệp lại và chia sẻ lợi ích chung - phòng chống hiểm họa hạt nhân. Bất chấp tầm quan trọng của kho vũ khí hạt nhân của nước thứ ba, ngày nay trên thế giới, cũng như trong thời Chiến tranh Lạnh, chỉ có hai siêu cường hạt nhân, và tình hình sẽ tiếp tục như vậy ít nhất cho đến giữa thế kỷ XXI. Vì vậy cả Moscow và Washington đã bắt đầu một vòng mới trong cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân, trong đó có logic riêng của nó và tốc độ đạt được ở cả hai nước.

Các bên sẽ cố gắng bằng mọi cách để giới hạn khu vực đắt nhất và gây mất ổn định về cạnh tranh quân sự. Do đó, trong trung hạn rất có khả năng nối lại các cơ chế kiểm soát vũ khí. So sánh áng chừng với thời gian Chiến tranh Lạnh, có thể giả định rằng Moscow và Washington sẽ ở trong một tình huống tương tự như tình hình của cuối những năm sáu mươi của thế kỷ trước (ngày tiếp theo sau cuộc họp ở Glassboro Alexei Kosygin và Lindon Johnson trong tháng 6 năm 1967). Sự cần thiết kiểm soát vũ khí hạt nhân song phương đã rõ ràng, nhưng hoàn cảnh bên ngoài bất lợi - sự leo thang của cuộc chiến tranh Việt Nam, các sự kiện tại Tiệp Khắc năm 1968 - đã một thời gian ngăn cản bắt đầu các cuộc đàm phán thực chất.

Nga và Mỹ cùng quan điểm về chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Hai nước tích cực hợp tác song phương trong các vấn đề vũ khí hóa học của Syria và hồ sơ hạt nhân của Iran ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng Ucraina. Tất nhiên, sự thiếu tin tưởng lẫn nhau sẽ giới hạn phạm vi và chiều sâu của sự hợp tác. Tuy nhiên, sự hợp tác này sẽ phát triển, đặc biệt là trong trường hợp tiếp tục hoạt động tích cực của các nhóm khủng bố ở hai nước.

Cùng là các nước xuất khẩu vũ khí số 1 và số 2 của thế giới, Nga - Mỹ cạnh tranh trong lĩnh vực này và điều chỉnh thị trường vũ khí vẫn là sống còn với cả hai nước. Việc thiếu cơ chế kiểm soát hiệu quả có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với lợi ích của Mỹ và Nga.

Do một loạt các lý do lịch sử, kinh tế, địa lý..., Moscow và Washington đã can dự vào nhiều cuộc xung đột nổ ra dọc theo vòng cung bất ổn Âu - Á kéo dài từ vùng Balkan và Trung Đông đến Afghanistan và bán đảo Triều Tiên. Chiến lược của Nga và Mỹ trong cuộc khủng hoảng khu vực cụ thể còn xa mới trùng hợp hoàn toàn, nhưng phạm vi lợi ích chung hoặc trùng nhau chắc chắn tồn tại. Ví dụ, không thể hình dung là Moscow đã thiết lập các nhiệm vụ lật đổ Washington từ Trung Đông như là kết quả dự kiến Mỹ rút quân khỏi khu vực sẽ phá hủy sự cân bằng trong khu vực của sức mạnh, làm tan rã các quốc gia và tạo ra một khoảng trống sẽ được lấp đầy với chủ nghĩa cực đoan chính trị.

Rõ rằng có các quan điểm tương giao lợi ích của hai nước. Mỹ và Nga trở thành các vùng lãnh thổ của người nhập cư hàng loạt trên thế giới. Việc kiểm soát quốc tế các luồng di cư hiệu quả không thể thiếu sự hợp tác tích cực của Nga - Mỹ trong một trật tự song phương hoặc đa phương. Là một trong quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất năng lượng, cả hai có một trách nhiệm rất lớn đối với sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Có thể giả định rằng sự hợp tác hoặc không giữa Nga và Mỹ sẽ là một trong những nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống tội phạm mạng xuyên quốc gia.

Sự thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới khiến bất kỳ sự gián đoạn đối thoại Nga - Mỹ sẽ làm trầm trọng thêm các tình huống nguy hiểm ở các khu vực khác nhau trên thế giới, làm tăng nguy cơ đối đầu quân sự trực tiếp giữa Mỹ và Nga, gia tăng ở cả hai nước vị thế của những người đối đầu. Để thoát khỏi khủng hoảng quan hệ Nga - Mỹ, cần thay đổi cơ chế khủng hoảng từ tiêu cực sang tích cực. Đó là tạo tiền đề cần thiết để thiết lập các mục tiêu tham vọng trong giai đoạn thiếp theo.

Andrej Kortunov, Tiến sỹ Lịch sử, Tổng Giám đốc và Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Hội đồng Nga về Đối ngoại (RIAC). Bài viết được đăng trên RIAC.

Thúy Bình (gt)