ad0bb820cc448120210f6a7067000d11_original.jpg

Chính Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công khai khẳng định rằngmọi lĩnh vực nằm trong quyền hạn của Nhật Bảnm chỉ chủ quyền quần đảo Senkaku, nơi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và cũng tuyên bố chủ quyền) đều nằm trong phạm vi mối liên minh Mỹ-Nhật”. Ông đã nhấn mạnh tới quyền tự do hàng hải, một vấn đ cũng đang rất nóng Biển Đông, cũng như những nguy cơ từ mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Người đứng đầu Nhà Trắng cũng cảm ơn Nhật Bản vì đã cho phép quân đội Mỹ đồn trú trên lãnh thổ của mình, song không hề đ cập tới việcchia sẻ gánh nặng”, điều ông từng nhiều lần nhắc tới trong chiến dịch tranh cử khi bày tỏ sự hoài nghi về những đóng góp của Nhật Bản trong các hoạt động quốc phòng chung.          

Về phần mình, trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Trump, ông Abe đã tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ-Nhật, và nhấn mạnh rằng trong 6 tháng qua ông đã tới thăm Mỹ tới 4 lần. Ông Abe cũng nhắc tới khoản đầu tư trị giá 150 tỷ USD mà các doanh nghiệp Nhật Bản đang đ vào Mỹ, cũng như tầm quan trọng của các khoản đầu tư này đối với vấn đ tạo việc làm nước sở tại. Thủ tướng Abe nhấn mạnh nhiều lĩnh vực quan trọng mà hợp tác an ninh Mỹ-Nhật đang được củng cố, trong đó hoạt động chống khủng bố và chống lại các mối đe dọa từ Triều Tiên.

Đây là lần thứ hai kể từ khi nhậm chức ông Trump có cuộc gặp thượng đỉnh với một nhà lãnh đạo nước ngoài (sau cuộc gặp trước đó với Thủ tướng Anh Theresa May). Cuộc gặp lần này cũng diễn ra sau hàng loạt cuộc điện đàm không mấy dễ chịu giữa người đứng đầu Nhà Trắng với các đồng minh và đối tác lâu năm như Đức, Úc và Mexico. Nói một cách ngắn gọn, ông Trump đã “đón nhậnThủ tướng Abe một cách dễ dàng và nhã nhặn. Hai nhà lãnh đạo thậm chí còn đạt đồng thuận trong hàng loạt vấn đ, nhiều hơn những gì mà các nhà quan sát Washington có thể kỳ vọng 6 tuần trước.

Với những gì hiện diện trong cuộc gặp này, câu hỏi đặt ra là liệu người ta có nên chờ đợi một mối quan hệ gần gũi và nồng ấm, tương tự những gì từng diễn ra cách đây 30 năm dưới thời Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Thủ tướng Nhật Bản Yasuhiro Nakasone hay không? Tác giả Kent E.Calder tỏ ý hoài nghi về triển vọng dài hạn này và chỉ ra ba lý do dẫn tới sự hoài nghi của mình. Trước hết, ông cho rằng đó là tính cách của cá nhân ông Trump. Nhà lãnh đạo Mỹ cần củng cố các mối quan hệ và sự ủng hộ của dư luận khi mới bắt đầu nhiệm kỳ, song ông có thể nhanh chóng thay đổi quan điểm trong tương lai, điều mà ông đã nhiều lần làm trong quá khứ. Lý do thứ hai mà ông nhắc đến là nền tảng chính trị của ông Trump, một người có xu hướng bảo hộ, và rất khác Tổng thống Reagan. Lý do thứ ba chính là thực tế nền dân số đang có xu hướng già hóa của Nhật Bản có thể sẽ không đem lại được nhiều nguồn lực có lợi cho Mỹ, nhất là trên khía cạnh tài chính, như thời ông Reagan.

Theo những phân tích thời gian qua, ông Trump được xem là vị Tổng thống Mỹ có tư tưởng đ cao bản thân và vị kỷ nhất kể từ thời Theodore Roosevelt. Trong vài tuần trở lại đây, sự ủng hộ của dư luận cả trong và ngoài nước đối với ông đã sụt giảm nhiều. trong nước, ông đang vướng vào nhiều tranh cãi về pháp lý liên quan đến sắc lệnh nhập cư vừa bị tòa án đình chỉ, trong khi bình diện quốc tế, ông lại mâu thuẫn với nhiều nhà lãnh đạo thế giới, kể cả các đồng minh thân thiết, và vấp phải sự phản đối mạnh mẽ sau khi rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các thỏa thuận môi trường toàn cầu.

Có thể nói, mối quan hệ thân thiện của Thủ tướng Abe với ông Trump là điều vô cùng giá trị, nhất là trong bối cảnh hiện tại. Tuy nhiên, lực lượng ủng hộ ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2016 là một yếu tố cần lưu ý trong dài hạn đối với sự bền vững của mối quan hệ đang nở rộ giữa hai bờ Thái Bình Dương này. Ông Trump đắc cử, trái với nhiều dự đoán, khi phá vỡbức tường xanh” - màu tượng trưng của đảng Dân chủ - nhiều bang từng ủng hộ đảng này trong suốt hơn 1/4 thế kỷ. Lực lượng công nhân thuộc các ngành công nghiệp là những người đóng vai trò lớn trong chiến thắng của ông Trump, và những người làm việc trong các ngành sản xuất ô tô, thép và máy móc là lực lượng từ lâu có nhiều mâu thuẫn với Nhật Bản. Đây là điều trái ngược hoàn toàn với những gì diễn ra dưới thời Tổng thống Reagan, khi những người ủng hộ ông có cái nhìn khá thiện cảm về nước Nhật.

Khi nghĩ về tương lai mối quan hệ Trump-Abe, có một câu hỏi cần đặt ra, nhất là với một người thực dụng như ông Trump, là Nhật Bản có thể hoặc muốn đem tới Mỹ những gì, đ củng cố nền công nghiệp của nước này? Một phóng viên có mặt trong cuộc họp báo chung giữa hai nhà lãnh đạo đã đặt câu hỏi rằng khẩu hiệu “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lạicủa ông Trump nên được hiểu thế nào cho Thủ tướng Abe, và ông đã đáp lại rằng ông kỳ vọng đó sẽ là việc Mỹ đóng một vai trò an ninh bền vững hơn. Trong khi đó, người đứng đầu Nhà Trắng không ngần ngại trả lời rằng mục tiêu mà ông hướng đến là kinh tế.

Dưới thời Tổng thống Mỹ Reagan, Nhật Bản của Thủ tướng Nakasone có thể đem đến những hỗ trợ kinh tế-chính trị vô giá cho Mỹ thông qua dòng vốn lớn, nhờ sự tự do hóa tài chính Nhật Bản, giúp Mỹ đầu tư xây dựng năng lực quốc phòng. Ngày nay, với việc nền kinh tế Nhật Bản chững lại, và Nhật Bản cũng có nhiều mối quan tâm hơn bên ngoài, rõ ràng không thể những sự đầu tư mạnh mẽ như trước. Hơn thế nữa, bên cạnh Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác cũng đang cạnh tranh với các mục tiêu của ông Trump. Giới chức Nhật Bản và các doanh nghiệp tư nhân cần sự sáng tạo lớn hơn và nhiều tham vọng hơn trong việc phát triển các khái niệm hợp tác kinh tế với Mỹ đ có thể đạt tới sự thịnh vượng và mở rộng trong quan hệ song phương như thời Reagan và Nakasone. Dù đã có những tuyên bố mạnh mẽ trong cuộc gặp vừa qua, song những dự định của họ có thể khác xa những gì mà ông Trump và những người ủng hộ trong đợi. Rõ ràng, Nhật Bản và Mỹ, tuy “đồng sàngnhưng thực tế lại đangdị mộng”.

Tác giả là nhà nghiên cứu Kent E.Calder, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á Reischauer, thuộc Trường Đại học Johns Hopkins Washington. Bài viết đăng trênKyodo”.

Vũ Hiền (gt)