I. NHỮNG CHỨNG CỨ LỊCH SỬ MINH CHỨNG SỰ XÁC LẬP CHỦ QUYỀN  VIỆT NAM TẠI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA.

Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được minh chứng bằng những tư liệu lịch sử không những của Việt Nam, mà còn của chính  Trung Hoa cũng như của PhươngTây, đồng thời bằng quá trình chiếm hữu thật sự, hòa bình và thực thi  liên tục của các nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử từ đầu thế kỷ XVII sang thế kỷ XIX. Thật khác hẳn với những tư liệu mà Trung Quốc đã viện dẫn để cố suy diễn chứng minh chủ quyền của mình.

1.1. Những chứng cứ lịch sử Việt Nam minh chứng chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Hầu hết các tư liệu Việt Nam, đều là tư liệu thuộc nhà nước, đặc biệt là Hội điển, loại sách ghi điển chế biến thành luật lệ của triều đình hoặc các châu bản, tức những văn bản trao đổi giữa vua và các đình thần hoặc tỉnh thần,  đều trực tiếp minh chứng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tư liệu Việt Nam đã đề cập đến địa danh Hoàng Sa, tiếng Nôm cùng nghĩa gọi là Cát Vàng hay Cồn Vàng, lại rất nhất quán từ đầu thế kỷ XVII, tức từ thời chúa Nguyễn đến thế kỷ XX. Cho đến nay vẫn còn giữ địa danh Hoàng Sa. Địa danh Hoàng Sa hoặc chữ Nôm là Cát Vàng lại đã được người Phương Tây xác nhận chính  là Paracel vào thế kỷ XIX..

Các tư  liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên tục qua các đời: từ đầu thời Chúa Nguyễn (tức đầu thế kỷ XVII), sang thời Tây Sơn rồi tới đầu triều Nguyễn (từ vua Gia Long) qua hoạt động của đội Hoàng Sa cũng như sự  khẳng định, sự quản hạt hành chánh của chính quyền Việt Nam, và sau đó đến các triều Minh Mạng, Thiệu Trị qua hoạt động của thủy quân.  Đại Nam nhất thống chí (bắt đầu soạn năm 1865, soạn xong 1882, ấn hành năm 1910), vẫn tiếp tục khẳng định Hoàng Sa thuộc cương vực ngoài biển của Việt Nam.

Nếu không kể những tư liệu đại loại như Trung Quốc thường viện dẫn, tức là những người khi đi qua Hoàng Sa rồi cảm tác hay viết tới quần đảo này như Lý Văn Phức đi trên tàu sang Philippines năm 1832 viết Vọng kiến vạn lý Tràng Sa tác trong tác phẩm Đông hành thi thuyết thảo…, Việt Nam có khoảng gần 30 tư liệu các loại, liên tục qua các đời từ đầu thế kỷ XVII đến khi bị các nước ngoài xâm phạm, đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam hết sức rõ ràng.

1.1.1.  Sự khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Vua , triều đình Nhà Nguyễn

Trong khi tại Trung Quốc chưa có tài liệu nào nói rõ vua, triều đình Trung Quốc khẳng định chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa, thì tài liệu chính sử  của Việt Nam cho thấy vua và triều đình Việt Nam đã nhiều lần khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc lãnh hải Việt Nam. Chính thời gian các triều đình Việt Nam ấy chịu sự cầu phong của Vua Trung Quốc , không dại gì tuyên bố khẳng định như thế khi chủ quyền lại thuộc về Trung Quốc . Sự thật đã rõ khi  Chính quyền Quảng Đông năm 1909 cho rằng Hoàng Sa là đất vô chủ , đã tổ chức chiếm hữu theo cách thức Phương Tây, đưa chiến hạm đến bắn 21 phát súng, cắm cờ chủ quyền….

Các tài liệu chính thức của nhà nước Việt Nam, của triều đình Việt Nam như Đại Nam Thực Lục Chinh Biên, Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, Châu Bản Triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí đã ghi nhận rất rõ ràng rằng hoàng đế Việt Nam, triều đình Việt Nam luôn khẳng định Hoàng Sa thuộc về cương vực mặt biển Việt Nam.

Tỷ như tháng 8 mùa thu năm Qúi Tỵ Minh Mạng thứ 14 (1833), vua Minh Mạng bảo Bộ Công rằng: “Dải Hoàng Sa trong vùng biển Quảng Ngãi...” (Đại Nam Thực Lục Chinh Biên, đệ nhị kỷ, quyển 104). Năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836) (năm Đạo Quang thứ 16 đời Nhà Thanh) Bộ Công tâu lên vua : “Xứ  Hoàng Sa thuộc cương vực mặt biển nước ta rất là hiểm yếu ( Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 165). Ngày 20 tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) phúc tấu của Bộ Công cũng đã khẳng định : “Hàng năm, vào mùa xuân, theo lệ phái binh thuyền vãng thám Hoàng Sa thuộc hải cương nước nhà  ...” (tập Châu Bản Thiệu Trị tập 51, trang 235). Sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn cũng đã chép một cách rõ ràng : “Phía Đông (tỉnh Quảng Ngãi) chạy ngang đến đảo cát :đảo Hoàng Sa, liền với biển xanh ...”

Với tính cách nhà nước, đội Hoàng Sa, một tổ chức bán quân sự gồm 70 suất đinh coi là lính , được Nhà nước cấp lương thực sáu tháng, đứng đầu là cai đội hay đội trưởng được triều đình cắt cử kiêm lĩnh thủ ngự cửa biển Sa Kỳ ( Quảng Ngãi), kiêm qủan đội Bác Hải ở phía Nam, hàng năm đã được giao nhiệm vụ, riêng một mình kiểm soát và khai thác định kỳ, liên tục và hoà bình hải sản quí cùng các sản vật kể cả súng ống của các tàu đắm tại các đảo Hoàng Sa suốt thời Đại ViệtTrong thời các chúa Nguyễn và thời Tây Sơn, tức từ đầu thế kỷ XVII đến năm 1801 và sau đó là buổi đầu triều Nguyễn từ 1802 đến trước 1815,hằng năm, đội Hoàng Sa hoạt động trong 6 tháng từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch (tháng 4 đến tháng 9 dương lịch) để phù hợp với điều kiện thời tiết, tránh thời gian quá nhiều bão tố ở vùng biển của quần đảo Hoàng Sa.

Trong hơn hai thế kỷ từ cuối thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX cũng đã tổ chức đội Bắc Hải đi tìm kiếm hải vật ở khu vực Bắc Hải tức khu vực quần đảo Trường Sa và cả Côn Đảo, Hà Tiên cũng ở phía Nam của Đại Việt. Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn và rồi Đại Nam nhất thống chí (khởi soạn 1848, in năm 1910) của Quốc sử quán triều Nguyễn đều khẳng định “đội Bắc Hải, khiến đội Hoàng Sa kiêm quản, ra Bắc Hải, các đảo Côn Lôn tìm lấy hải vật

Phủ biên tạp lục, quyển 2 của Lê Quý Đôn còn cho biết thêm rằng sở dĩ nhà nước sai chức cai đội Hoàng Sa kiêm Quản đốc đội Bắc Hải này vì chẳng qua họ chỉ lấy được những hải vật kể trên mà thôi tức là những hàng đồi mồi, hải ba, đồn ngư (cá heo lớn như con heo), lục quí ngư, hải sản (con đỉa biển), còn những vàng bạc và các của cải quý báu khác thì ít khi họ tìm kiếm được. Vậy là do đội Bắc Hải ít khi tìm kiếm được các sản vật quý, trong đó có vàng bạc hay súng ống, nên các chúa Nguyễn đã để cho cai đội Hoàng Sa kiêm quản. Điều này cũng dễ hiểu, bởi các sản vật quý trong đó có vàng bạc hay súng ống mới là mối quan tâm của các chúa Nguyễn, mà những thứ sản vật ấy chỉ có được do các tàu đắm. Bởi lẽ Đại Trường Sa ở phía Nam tức Trường Sa hiện nay ít nguy hiểm hơn đối với các tàu biển vì vùng này ít xảy ra bão.

Đội Bắc Hải tuy không được chính quyền chúa Nguyễn coi quan trọng như đội Hoàng Sa, không cần định suất hoặc lấy những người tình nguyện song đội Bắc Hải vẫn do nhà nước quản lý. Phủ biên tạp lục quyển 2 nói rất rõ “ai tình nguyện thì cấp giấy sai đi và chỉ thị sai phái đội ấy (Bắc Hải) đi làm công tác và những người được bổ sung vào đội Bắc Hải đều được miễn nạp tiền sưu cùng các thứ tiền lặt vặt như tiền đi qua đồn tuần, qua đò”. Đây là bằng chứng về tính nhà nước rõ ràng của đội Bắc Hải. Đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản, mà nhiệm vụ của đội Hoàng Sa không những để khai thác tài nguyên mà còn có nhiệm vụ kiểm soát các hải đảo vùng biển Việt Nam.

Thời gian đội Bắc Hải hoạt động cũng bắt đầu từ lâu, trước khi Phủ biên tạp lục ra đời (1776), cũng như phải sau khi đất Bình Thuận bắt đầu thuộc Đại Việt (1697) đến đầu nhà Nguyễn.

 Suốt thời nhà Nguyễn, bắt đầu từ 1816, thủy quân lại được giao trọng trách liên tục từ năm 1836 thánh  lệ hàng năm đi cắm cột mốc, dựng bia, đào giếng, xây dựng miếu, trồng cây….tại Hoàng Sa và Trường Sa. Thủy quân được các dân binh Hoàng Sa tiếp tục hỗ trợ như lái thuyền , lo hậu cần …

Chưa có một hải đảo nào được nhiều tài liệu chính thức của nhà nước, từ chính sử địa lý của Quốc sử quán Triều Nguyễn như Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam thực lục chính biên, hoặc địa dư như Hoàng Việt Dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí, hoặc sách hội điển, một loại pháp chế ghi những điển chương pháp chế của triều đình như Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ. Cũng như những nhà sử học lớn của Việt Nam như Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục (1776), Phan Huy Chú (1821) trong Lịch Triều Hiến chương loại chí, Dư địa chí, hay Nguyễn Thông trong Việt sử cương giám khảo lược đề cập đến như trong Hoàng sa, Trường sa. Đặc biệt, việc xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa lại còn do sách của chính người Trung Hoa viết như Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán viết năm 1696. Đó là chưa kể nhiều tác giả Tây phương như là Le Poivre (1749), J Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlaff (1849)… cũng đã khẳng định rõ ràng Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Tiêu biểu nhất là Bản đồ An Nam đại quốc họa đồ của Giám mục Taberd trong cuốn Tự Điển Việt – La Tinh, nhan đề Latino – Anamiticum xuất bản năm 1838 đã ghi rõ:“Paracel Seu Cát Vàng” ở tọa độ hiện nay của Hoàng Sa tại Biển Đông. Trong khi bản đồ An Nam này chỉ vẽ có Paracel Seu Cát Vàng, lại không có vẽ Hải Nam của Trung Quốc trong biển Đông. Rõ ràng bản đồ An Nam đại quốc hoạ đồ đã minh chứng Cát Vàng tức Hoàng Sa chính là Paracel nằm trong vùng biển của Việt Nam.

1.1.2.  Việc quản lý hành chánh của các chính quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong suốt thời chúa Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một, luôn được quản lý hành chánh bởi Thừa Tuyên Quảng Nam dưới danh nghĩa Nhà Lê hay Quảng Nghĩa  hay Ngãi  lúc là phủ,  khi là trấn trong thực tế tự trị của Xứ Đàng Trong, tùy theo thời kỳ lịch sử. Bởi từ khi  Nguyễn Hoàng trở lại trấn thủ Thuận Quảng (năm 1600) cho tới khi chúa Nguyễn Phúc  Khoát (1738-1765) xưng vương năm 1744, trên danh nghĩa  chúa Nguyễn vẫn là quan trấn thủ  Thừa tuyên Quảng Nam của  Đại Việt, do vua Lê trị vì .

Như thế mọi hành động xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn vẫn dưới danh nghĩa nước Đại Việt và trước hết trên danh nghĩa thuộc Thừa Tuyên, Quảng Nam quản hạt. Năm 1602, với tính cách tự trị, tự quản, Nguyễn Hoàng lại đặt thành dinh  Quảng Nam, quản hạt  phủ Quảng Nghĩa (hay Ngãi)  (trước đó là phủ Tư Nghĩa). Cũng từ năm 1602, phủ Quảng Nghĩa có chức  tuần phủ  và  khánh lý cai trị.

Như thế, trên thực tế tự trị trên, Phủ Quảng Nghĩa có huyện Bình Sơn  (trước đó là huyện Bình Dương) quản lý xã An Vĩnh. Toản Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư hayToản Tập An Nam Lộ đã ghi "Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) trong phủ Quảng Nghĩa". Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúi Đôn chép "Hoàng Sa ở phủ Quảng Nghĩa  (thuộc dinh Quảng Nam) huyện Bình Sơn, xã An Vĩnh"  Địa Dư Chí của Phan Huy Chú chép "Hoàng Sa ở trấn Quảng Nghĩa". Sang thời Tây Sơn từ 1773, phủ Quảng Nghĩa được đặt tên thành phủ Hoà Nghĩa.

Năm 1801, Hoà Nghĩa đã được gọi lại với tên Quảng Nghĩa, (cùng nghĩa với Ngãi đọc chệch). Tại phủ Quảng Nghĩa ngoài viên tuần phủ, khánh lý còn có một viên chính hộ lý, một viên đề lãnh, một viên  ký lục, một viên cai phủ và một viên thư ký. Sau Quảng Nghĩa trở thành trấn, rồi tỉnh. Năm 1829, tiếp tục quản lý xã An Vĩnh. Dần dần xã An Hải phía Bắc cửa biển Sa Kỳ cũng cung cấp lính Hoàng Sa. Dân hai làng hay xã An Vĩnh, An Hải di dân ra  Cù Lao Ré lập 2 phường An Vĩnh và An Hải mà Nguyễn Thông gọi là hai hộ An Vĩnh, An Hải. Đến đầu triều Nguyễn, khi dân hai phường Cù Lao Ré phát triển, xin tách khỏi hai làng cũ ở đất liền trở thành nơi cung cấp chính dân binh cho đội Hoàng Sa. Chính Phạm Quang Anh được cử làm đội trưởng đội Hoàng Sa  năm 1815 là người thôn An Vĩnh ở đảo Cù Lao Ré, nay thuộc thôn Đông, xã Lý Vĩnh thuộc huyện đảo Lý Sơn. Nhiều tài liệu như Việt Sử Cương Giám Khảo Lượccủa Nguyễn Thông và Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn đã xác nhận đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Hoàng Sa là nơi hiểm yếu và rộng lớn, nên phủ rồi trấn rồi tỉnh Quảng Nghĩa là đơn vị hành chánh luôn trực tiếp can thiệp vào những hoạt động có định kỳ hàng năm của đội dân binh Hoàng Sa để có phương tiện tốt và đảm bảo những yêu cầu của chính quyền trung ương ở Phú Xuân gọi là chính dinh, thủ phủ của xứ Đàng Trong hay kinh đô của Triều Nguyễn sau này.

Sang thời Pháp thuộc, với Hoàng Sa thuộc về Trung kỳ, đất bảo hộ của Pháp, nên không cần hành động xác lập chủ quyền mà chỉ cần những hành động thực thi chủ quyền, tiếp theo những hành động khảo sát Hoàng Sa đầu tiên năm 1925 của Viện Hải Dương học Nha Trang là những hoạt động thể theo đề nghị của dư luận báo chí thời ấy. Ngày 15 - 6 - 1932, chính quyền Pháp ra Nghị định số 156 - SC ấn định việc thiết lập một đơn vị hành chính gọi là quận Hoàng Sa tại quần đảo Hoàng Sa.

Tháng 3 - 1938, Hoàng đế Bảo Đại ký dụ số 10 sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên thay vì Nam Ngãi như các triều trước. Tháng 6 năm 1938, một đơn vị bảo an lính Việt Nam tới trấn đóng Hoàng Sa. Một bia chủ quyền được dựng trên đảo Pattle với dòng chữ: “République Francaise - Royaume d’Annam - Archipels des Paracels 1816 - Ile de Pattle 1938.”

Còn với quần đảo Trường Sa phía Nam thuộc địa giới Nam kỳ lại là đất thuộc địa của Pháp, nên Pháp có hành động xác lập chủ quyền cho nước Pháp. Song, để ngăn chặn nước thứ ba cũng như đối phó với pháp lý quốc tế, Cố vấn pháp luật Bộ Ngoại giao Pháp đã viết trong bản ghi chú cho Vụ Châu Á Đại dương tháng 5 năm 1950 rằng: “Việc chiếm hữu quần đảo Spratleys do Pháp tiến hành năm 1931 - 1932 là nhân danh Hoàng đế An Nam”. Ngày 13 tháng 4 năm 1933, một hạm đội nhỏ do trung tá hải quân De Lattre chỉ huy từ Sài Gòn đến đảo Trường Sa (Spratley) gồm thông báo hạm La Malicieuse, pháo thuyền Alerte, các tàu thủy văn Astrobale và De Lanessan. Sự chiếm hữu tiến hành theo nghi thức cổ truyền của phương Tây. Một văn bản được thảo ra và các thuyền trưởng ký thành 11 bản. Mỗi đảo nhận một bản, được đóng kín trong một chai rồi được gắn trong một trụ xi măng xây trên mỗi đảo tại một địa điểm ấn định và cố định trên mặt đất. Người ta kéo cờ tam tài và thổi kèn trên từng hòn đảo.

 Ngày 21 - 12 - 1933, Thống đốc Nam kỳ M.J. Krautheimer ký Nghị định số 4762 sáp nhập các nhóm hải đảo thuộc quần đảo Pratleys (Trường Sa) vào tỉnh Bà Rịa. Thông tri khác trong Journal officiel de la République Francaise, 26 Juillet 1933, bỏ ngày 10 - 7 - 1933 lấy ngày 26 tháng 7 năm 1933 (Xem nguyên văn thông báo đăng trong Journal de la République Francaise 25 Juillet 1933, phần Avis - Communication ou Ministères des Affaires Étrangères, p.7794).

 Năm 1938, Pháp cũng thiết lập một bia chủ quyền, một hải đăng, một trạm khí tượng và một trạm vô tuyến tại đảo Itu - Aba (Ba Bình).

Nhật Bản lại giấu mặt về ý đồ chiếm giữ Hoàng Sa và Trường Sa, đã lên tiếng phản đối sự chiếm giữ của Pháp trong thông báo cho chính phủ Pháp vào ngày 24 - 7 - 1933. Ngày 31 tháng 3 năm 1939, Bộ Ngoại giao Nhật Bản ra tuyên bố gửi tới Đại sứ Pháp ở Nhật Bản khẳng định Nhật Bản là người đầu tiên khám phá Trường Sa vào năm 1917 và tuyên bố Nhật kiểm soát Trường Sa. Nhật nhanh chóng chiếm đảo Phú Lâm (Ile Boisée) của Hoàng Sa và đảo Itu - Aba (Ba Bình) của Trường Sa vào năm 1938, song mãi đến ngày 9 - 3 - 1945, Nhật mới bắt làm tù binh những lính Pháp đóng ở các đảo Hoàng Sa cũng như đất liền của Việt Nam.

Quân Nhật đã rút khỏi quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa vào năm 1946. Pháp trở lại Việt Nam làm chủ Biển Đông, lập tức cử một phân đội bộ binh Pháp đổ bộ từ tàu Savorgnan de Brazza đến thay thế quân đội Nhật từ tháng 5 năm 1946, nhưng đơn vị này chỉ ở đó trong vài tháng. Trong thời gian từ 20 đến 27 tháng 5 năm 1946, Đô đốc D’Argenlieu, cao ủy Đông Dương cũng đã phái tốc hạm L’Escarmouche ra nắm tình hình đảo Hoàng Sa (Pattle) thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Vào lúc Quân đội Việt Minh đang bận đối phó với cuộc chiến tranh toàn diện sắp xảy ra vào trung tuần tháng 12, thì ngày 26 tháng 10 năm 1946 lợi dụng thời cơ, hạm đội đặc biệt của Trung Hoa Dân quốc gồm bốn chiến hạm, mỗi chiếc chở một số đại diện của các cơ quan và 59 binh sĩ thuộc trung đội độc lập về cảnh vệ của hải quân (tiền thân của quân thủy đánh bộ) xuất phát từ cảng Ngô Tùng ngày 9 tháng 10 và đổ bộ lên đây vào ngày 29 tháng 11 năm 1946. Các tàu Vĩnh Hưng và Trung Kiên tới đảo Hoàng Sa. Tàu Thái Bình và Trung Nghiệp đến Trường Sa (mà lúc này Trung Quốc còn gọi là Đoàn Sa chưa phải mang tên Nam Sa - tác giả nhấn mạnh).

Ngày 14 tháng 10 năm 1950, chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho chính phủ Bảo Đại quyền quản lý các quần đảo Hoàng Sa. Thủ hiến Trung phần là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành ở quần đảo Hoàng Sa.

Hội nghị San Francisco có 51 quốc gia tham dự từ ngày 5 tháng 9 đến ngày 8 tháng 9 năm 1951, ký kết hoà ước với Nhật. Ngày 5 tháng 9 năm 1951, họp khoáng đại, Ngoại trưởng Gromyko đề nghị 13 khoản tu chính. Khoản tu chính liên quan đến việc Nhật nhìn nhận chủ quyền của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam, trong đó có khoản tu chính này đã bị hội nghị bác bỏ với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận. Như vậy, cái gọi là danh nghĩa chủ quyền Trung Quốc đối với các quần đảo ngoài khơi Biển Đông đã bị cộng đồng quốc tế bác bỏ rõ ràng trong khuôn khổ một hội nghị quốc tế.

Ngày 7 tháng 9 năm 1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của chính phủ Bảo Đại thân Pháp long trọng tuyên bố rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam: "Et comme il faut franchement profiter de toutes occasions pour étouffer les germes de discorde, nous affirmons nos droits sur les îles Spratley et Paracels qui de tout temps ont fait partie du Viet Nam".  

Không một đại biểu nào trong hội nghị bình luận gì về lời tuyên bố này. Điều này cũng là cơ sở pháp lý quốc tế về chủ quyền vốn có của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Kết thúc hội nghị là ký kết hoà ước với Nhật ngày 8 tháng 9 năm 1951. Trong hoà ước này có điều 2, đoạn 7 ghi lại nguyên văn: "Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracels và Spratly". Song đến đây, tình hình chính trị thế giới đã bắt đầu biến chuyển, chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản chủ nghĩa do Mỹ cầm đầu và khối xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu đã bắt đầu tác động đến Việt Nam, vì vậy chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa lại tăng sự tranh chấp ngày càng phức tạp khiến sự bảo vệ chủ quyền trở nên hết sức khó khăn vì nhiều thế lực quốc tế can thiệp với những danh nghĩa khác nhau.

Tháng 10 năm 1956, hải quân Đài Loan đến chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba). Ngày 22 tháng 10 năm 1956, sắc lệnh số 143 - NV của Tổng thống Việt Nam Cộng hoà thay đổi địa giới các tỉnh và tỉnh lỵ tại Nam Việt (Nam Bộ). Trong danh sách các đơn vị hành chính Nam Việt (Nam Bộ) đính kèm theo sắc lệnh có những thay đổi tên mới, trong đó có tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được gọi là tỉnh Phước Tuy và đảo Spratly thuộc tỉnh Phước Tuy được gọi là Hoàng Sa cùng tên với quần đảo phía bắc là Paracels.

Trong khi ấy, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng đã nhanh chóng chiếm giữ đảo Phú Lâm (Ile Boisée), đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa, song hành với việc Đài Loan chiếm giữ đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa. Một tình hình hết sức phức tạp, đen tối cho chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. Song, từ sau Hiệp định Genève mà Trung Quốc đã ký, chính quyền phía Nam mới có trách nhiệm quản lý chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này nằm phía dưới vĩ tuyến 17. Vụ việc công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 chỉ ủng hộ tuyên bố 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc cũng như những biểu hiện khác thuộc chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào thời gian này cũng không có giá trị pháp lý quốc tế về sự từ bỏ chủ quyền. Chính quyền Trung Quốc tố cáo Việt Nam lật lọng là không đúng sự thực và thực chất về chủ quyền ở Hoàng Sa. Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, đối đầu của hai khối chính trị mà Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là đồng minh chí cốt của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thù địch với Mỹ cùng các đồng minh Đài Loan và Việt Nam Cộng hòa, nên tất cả những hành động đối đầu cũng chỉ là đối sách chính trị nhất thời.

Ngày 13 tháng 7 năm 1961, Sắc lệnh số 174 - NV của Tổng thống Việt Nam Cộng hoà đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xã lấy tên là xã Định Hải, trực thuộc quận Hoà Vang.

Sắc lệnh trên ghi rằng: Quần đảo Hoàng Sa trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, nay đặt thuộc tỉnh Quảng Nam (điều 1). Đặt đơn vị hành chính xã bao gồm trọn quần đảo này được thành lập và lấy tên là xã Định Hải, trực thuộc quận Hoà Vang. Xã Định Hải dưới quyền một phái viên hành chính (điều 2). Tháng 2 năm 1959, nhiều dân chài Trung Quốc định đến đóng trên phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa, nhưng không thành công, bị hải quân Việt Nam Cộng hoà bắt và trao trả lại Trung Quốc.

Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Bộ trưởng Bộ Nội vụ của chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã sửa đổi việc quản lý hành chính của Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy mà trước đây vào năm 1956, thời chính quyền Ngô Đình Diệm, đã có sắc lệnh gọi quần đảo Spratly là quần đảo Hoàng Sa.

Cuộc hải chiến giữa Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Việt nam Cộng Hòa bắt đầu diễn ra vào lúc 10 giờ 25 phút ngày 19 tháng 1 năm 1974. Một chiến hạm Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa bị bốc cháy. Các chiến hạm Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa mang số 281, 182 dồn sức đánh trả khiến chiến hạm Nhật Tảo bị trúng đạn trên đài chỉ huy và hầm máy chính, hạm trưởng Ngụy Văn Thà hy sinh. Sau hơn 1 giờ giao tranh, hai chiến hạm Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa bị chìm, hai chiếc khác bị bắn cháy. Bên lực lượng Việt Nam Cộng hoà ngoài hộ tống hạm Nhật Tảo bị chìm, còn có một số chiến hạm bị thương tổn, trong đó có một số binh sĩ bị bắt và mất tích. Một người Mỹ tên Gerald Kosh, một nhân viên dân sự thuộc văn phòng tùy viên quốc phòng toà đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, được biệt phái làm liên lạc viên cạnh bộ chỉ huy hải quân Quân khu I Việt Nam Cộng hoà cũng bị bắt. Từ ngày 20-1-1974 Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lục toàn bộ quần đảo Hoàng Sa

Chính quyền Việt Nam thống nhất tiếp tục khẳng định chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vẫn chịu những dư âm tác động đối đầu của các thế lực quốc tế trước đây, chưa chấm dứt được sự tranh chấp chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Sau chiến thắng Buôn Mê Thuột, thời cơ chiến lược giải phóng miền Nam đã đến, Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong mùa khô 1975 bao gồm các đảo và các quần đảo Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc…

Ngày 5 tháng 4 năm 1975, Bộ Tư lệnh Hải quân chủ trương chuẩn bị chiến đấu giải phóng quần đảo Trường Sa. Lực lượng tham gia giải phóng gồm có các tàu của đoàn vận tải quân sự 125, đoàn 126 đặc công, tiểu đoàn 471, đặc công quân khu 5 và tiểu đoàn 407 cùng lực lượng đặc công tỉnh Khánh Hoà. Bộ Tư lệnh Hải quân chủ trương nhanh chóng đánh đảo Song Tử Tây trước để làm bàn đạp và rút kinh nghiệm đánh tiếp các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, An Bang, Trường Sa và các đảo còn lại của quần đảo.

Ngày 9 tháng 9 năm 1975, đại biểu Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam tại hội nghị khí tượng thế giới tiếp tục đăng ký đài khí tượng Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 12 tháng 11 năm 1982, chính phủ Việt Nam công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Ngày 4 tháng 2 năm 1982, chính phủ Việt Nam thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Ngày 9 tháng 12 năm 1982, chính phủ Việt Nam lập huyện Trường Sa. Đến ngày 28 tháng 12 năm 1982, chính phủ Việt Nam quyết định huyện Trường Sa được nhập vào tỉnh Phú Khánh.

1.1.2. Những chứng cứ lch sử Trung Quốc chứng minh Việt Nam chứ không phải Trung Quốc xác lập và thực thi Chủ quyền tại Hoàng Sa &Trường Sa

 

1.1.2.  Việc quản lý hành chính của các chính quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong suốt thời chúa Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một, luôn được quản lý hành chính bởi Thừa Tuyên Quảng Nam dưới danh nghĩa Nhà Lê hay Quảng Nghĩa  hay Ngã lúc là phủ,  khi trấn trong thực tế tự trị của Xứ Đàng Trong, tùy theo thời kỳ lịch sử. Bởi từ khi  Nguyễn Hồng trở lại trấn thủ Thuận Quảng (năm 1600) cho tới khi chúa Nguyễn Phúc  Khoát (1738-1765) xưng vương năm 1744, trên danh nghĩa  chúa Nguyễn vẫn là quan trấn thủ  Thừa Tuyên Quảng Nam của  Đại Việt, do vua Lê trị vì .

Như thế mọi hành động xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn vẫn dưới danh nghĩa nước Đại Việt và trước hết trên danh nghĩa thuộc Thừa Tuyên, Quảng Nam quản hạt. Năm 1602, với tính cách tự trị, tự quản, Nguyễn Hoàng lại đặt thành dinh  Quảng Nam, quản hạt  phủ Quảng Nghĩa (hay Ngãi)  (trước đó là phủ Tư Nghĩa). Cũng từ năm 1602, phủ Quảng Nghĩa có chức  tuần phủ  và  khánh lý cai trị.

Như thế, trên thực tế tự trị trên, Phủ Quảng Nghĩa có huyện Bình Sơn  (trước đó là huyện Bình Dương) quản lý xã An Vĩnh. Toản Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư hay Toản Tập An Nam Lộ đã ghi "Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) trong phủ Quảng Nghĩa". Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúy Đôn chép "Hoàng Sa ở phủ Quảng Nghĩa  (thuộc dinh Quảng Nam) huyện Bình Sơn, xã An Vĩnh"  Địa Dư Chí của Phan Huy Chú chép "Hoàng Sa ở trấn Quảng Nghĩa". Sang thời Tây Sơn từ 1773, phủ Quảng Nghĩa được đặt tên thành phủ Hoà Nghĩa.

Năm 1801, Hoà Nghĩa đã được gọi lại với tên Quảng Nghĩa, (cùng nghĩa với Ngãi đọc chệch). Tại phủ Quảng Nghĩa ngoài viên tuần phủ, khánh lý còn có một viên chính hộ lý, một viên đề lãnh, một viên  ký lục, một viên cai phủ và một viên thư ký. Sau Quảng Nghĩa trở thành trấn, rồi tỉnh. Năm 1829, tiếp tục quản lý xã An Vĩnh. Dần dần xã An Hải phía Bắc cửa biển Sa Kỳ cũng cung cấp lính Hoàng Sa. Dân hai làng hay xã An Vĩnh, An Hải di dân ra  Cù Lao Ré lập 2 phường An Vĩnh và An Hải mà Nguyễn Thông gọi là hai hộ An Vĩnh, An Hải. Đến đầu triều Nguyễn, khi dân hai phường Cù Lao Ré phát triển, xin tách khỏi hai làng cũ ở đất liền trở thành nơi cung cấp chính dân binh cho đội Hoàng Sa. Chính Phạm Quang Aûnh được cử làm đội trưởng đội Hoàng Sa  năm 1815 là người thôn An Vĩnh ở đảo Cù Lao Ré, nay thuộc thôn Đông, xã Lý Vĩnh thuộc huyện đảo Lý Sơn. Nhiều tài liệu như Việt Sử Cương Giám Khảo Lược của Nguyễn Thông và Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn đã xác nhận đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Hoàng Sa là nơi hiểm yếu và rộng lớn, nên phủ rồi trấn rồi tỉnh Quảng Nghĩa là đơn vị hành chánh luôn trực tiếp can thiệp vào những hoạt động có định kỳ hàng năm của đội dân binh Hoàng Sa để có phương tiện tốt và đảm bảo những yêu cầu của chính quyền trung ương ở Phú Xuân gọi là chính dinh, thủ phủ của xứ Đàng Trong hay kinh đô của Triều Nguyễn sau này.

Hiện nay trên mạng Gougle có rất nhiều bản đồ, các sách địa lý của Phương Tây với các thư tiếng Anh, Pháp, ý , Đức.. ghi Paracel thuộc Vua Xứ Đàng Trong của Đại Việt( Xem Trung tâm Dữ Liệu Hoàng Sa, www.hoangsa.org)

II. NHỮNG CHỨNG CỨ KHOA HỌC PHẢN BÁC NHỮNG LUẬN ĐIỂM  THIẾU CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA TRUNG QUỐC VỀ  VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN TẠI HOÀNG SA  & TRƯỜNG SA

2.1.  Những chúng cứ khoa học phản bác  luận điểm của Trung Quốc từ năm 1909 cho rằng Tây Sa tức  Hoàng Sa của Việt Nam là đất vô chủ và chủ quyền ở Tây Sa & Nam Sa  thuộc về Trung Quốc là bất khả tranh nghị

Kể từ năm 1909 đến nay, Trung Quốc đã có nhiều thay đổi về luận điểm, luận cứ, luận chứng để biện minh cho sự xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

So với hồi đầu, sự bất nhất về luận điểm, luận cứ, luận chứng cũng như bất nhất về tên gọi khi thì Nam Sa chỉ Macclesfield, khi  thì chỉ Spratley, tự bản thân nó đã bộc lộ sự không có thật trong lịch sử.

Những văn kiện ngoại giao của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sau cách mạng thành công năm 1949 đến nay luôn luôn đưa ra luận điệu: “Chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa (Hoàng  Sa của Việt Nam) và quần đảo Nam Sa (Trường  Sa của Việt Nam) là “bất khả tranh nghị”. Mãi đến ngày 30 tháng 1 năm 1980, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa lần đầu tiên đưa ra văn kiện có hệ thống đầy đủ của Bộ Ngoại giao: “Chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa là không thể tranh cãi được”. Tiếp theo, nhiều bộ tư liệu đồ sộ như  Nam Hải chư đảo sử liệu hội biên của nhóm Hàn Chấn Hoa, Lâm Kim Chi, Ngô Phượng Bân (dày 795 trang) được bắt đầu biên soạn từ năm 1985, đến năm 1988 hoàn thành và được nhà xuất bản Phương Đông (Bắc Kinh) xuất bản, minh hoạ cho nội dung văn kiện Bộ Ngoại giao nói trên.

Đọc kỹ và phân tích văn kiện ngoại giao và bộ tư liệu kể trên, người ta thấy rất rõ những thủ thuật cắt xén, hoặc suy diễn chủ quan, thiếu cơ sở khoa học để minh chứng chủ quyền của Trung Quốc hoặc với quan niệm “phi lịch sử” để phản bác các tài liệu lịch sử của Việt Nam.

2.1.1  Trước hết với Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam)

Những chúng cứ khoa học phản bác  luận điểm  Tây Sa ( Hoàng Sa) là đất vô chủ nên chính quyền Quảng Đông, Trung Quốc từ năm 1909 đã xác lập chủ quyền ở Tây Sa

Luận điểm đầu tiên của chính quyền tỉnh Quảng Đông khi công khai khảo sát Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa vào năm 1909, là cho  rằng quần đảo "Tây Sa" là đất vô chủ (res  nullius). Bản thân hành động  của hải quân tỉnh Quảng Đông cắm cờ trên đảo và bắn 21 phát súng đại bác tại một số đảo ở Hoàng Sa năm 1909, đã nói lên chủ ý hành động của Trung Quốc lúc này cho Hoàng Sa là đất vô chủ.

Sau đó để phản bác  những bằng chứng mà chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam nêu lên, Trung Quốc lại đưa ra những luận điểm như:

1. “Chính phủ đời Thanh năm 1909 đã cử tới đây một đơn vị hải quân để nghiên cứu các điều kiện của các đảo và thực hiện hành vi chiếm hữu thật sự đối với các quốc gia khác trên thế giới, cờ Trung Quốc đã được kéo lên và được chào mừng bởi các loạt sứng đại bác trên đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm). Chính phủ Pháp cùng vào thời kỳ đó đã không phản ứng gì”

2. “Trăm năm trước đây Đông Dương vẫn dưới sự bảo trợ của Trung Quốc, nên các đảo Paracels đã là lãnh thổ của Trung Quốc, Đông Dương không có quyền gì thực hiện những hành động chiếm đóng đất đai của tôn chủ họ”

3. Theo “Điều 3 Công ước Trung Quốc ký kết với Pháp ngày 26/6/1887 hoạch định biên giới giữa Trung Quốc và Bắc kỳ, Paracels ở về phía Đông kinh độ qui định 108o2 Đ đương nhiên thuộc về Trung Quốc”

Việc chính phủ Pháp vào thời kỳ ấy chưa phản ứng ngay hành động xâm phạm của chính quyền địa phương Quảng Đông, theo luật pháp quốc tế thời ấy không vì thế mà Việt Nam mất chủ quyền. Không thể coi Việt Nam như nước chư hầu thời phong kiến châu Âu để mà nói  “lãnh thổ Việt Nam hay các đảo Paracels đương nhiên thuộc Trung Quốc”. Càng không thể nói: “Việt Nam đã xin thần phục “Thiên triều Trung Quốc” lại dám xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc suốt ba thế kỷ”. Chẳng khi nào xảy ra các đảo Paracels đã là lãnh thổ Trung Quốc mà các thành viên đội Hoàng Sa làm nhiệm vụ, gặp bão, trôi dạt vào cảng Thanh Lan năm 1754, được chính quyền Hải Nam tra xét thực hư, lại chu cấp cho trở về Việt Nam một cách dễ dàng và được Chúa Nguyễn Phúc Khoát gửi  thư cám ơn như Phủ biên tạp lục cũng như  Đại Nam thực lục tiền biên  đã ghi rành rành như thế!

Công ước Trung – Pháp năm 1887 chỉ quy định biên giới ở “Vịnh Bắc kỳ” mà Hoàng Sa ở ngoài vịnh Bắc kỳ, từ vĩ tuyến 17 trở xuống nên dẫn Công ước 1887 là không đúng.

Những chứng cứ khoa học phản bác  luận điểm  về “những hoạt động thực thi chủ quyền” từ năm 1909 của chính quyền Quảng Đông, Trung Quốc tại Tây Sa ( Hoàng Sa) và những tư liệu thời Tống, Nguyên, Minh nói người Trung Quốc đã phát hiện, đi qua Biển Đông chứng minh chủ quyền thuộc về Trung Quốc không thể tranh cãi được  trong khi Việt Nam bị Pháp đô hộ, mất quyền ngoại giao.

Đến cuối thập niên 40 thế kỷ XX, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Bản trích lục báo cáo những vấn đề nghiên cứu quần đảo Tây Sa do Ủy Ban thu thập biên soạn về Tây Sa, Nam Sa của chính phủ Quảng Đông vào năm 1947 đề xuất những luận điểm dưới đây:

- Một là Tổng đốc Quảng Đông Trương Nhân Tuấn vào năm Quang Tự thứ 33, đã phái người ra điều tra Đông Sa rồi cả Tây sa. Năm Tuyên Thống thứ nhất, phó thủy sư đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy 2 quân hạm Phục Ba, Thấm Hàng, xuất phát từ  cảng Du Lâm đã qua 14 đảo Tây sa, đảo nào cũng đặt tên, khắc đá, cắm cờ, bắn pháo, công bố trong ngoài đã tốn phí hơn 40 vạn lạng quốc tệ, có 1 quyển sách ghi chép về tuần biển, đồng thời có đo đạc, vẽ bản đồ còn cất giữ. Nếu quần  đảo này thuộc về nước Pháp, tại sao bấy giờ chưa nghe thấy có sự phản đối.

- Hai là năm Tuyên Thống thứ 1, Tổng đốc Quảng Đông Trương Nhân Tuấn kiến nghị mở mang quần đảo Tây Sa, sai người điều tra, lấy phân chim và phân bón san hô do đảo sản xuất và quặng lân Đông Sa đem trưng bày ở Nam Dương, Nam Kinh.

- Ba là đầu thời Dân quốc, thương nhân kinh doanh phân chim quần đảo Tây Sa, qua sự phê chuẩn của nhà đương cục Quảng Đông trước sau 5 lần…

- Bốn là trường Đại học Trung Sơn cùng cơ quan Thiên Hậu khu Nam Quảng Đông ra điều tra về mỏ lân  ở Tây Sa.

- Năm là Tư lệnh hải quân Pháp ở Sài Gòn đã trả lời cho Công ty thực phẩm Nam Hương của Nhật Bản ngày 20 tháng 9 năm 1920 yêu cầu cho biết Tây Sa có phải lãnh địa của nước Pháp không? Viên sĩ quan này đã trả lời rằng “Hồ sơ lưu trữ của hải quân Pháp tuyệt không có tài liệu liên quan đến quần đảo Tây Sa”.

- Đến năm Dân Quốc thứ 27, Pháp thông báo cho Anh biết việc chiếm Tây Sa, lấy lý do cũng chỉ vì Nhật chiếm đảo Hải Nam uy hiếp An Nam mà chiếm chứ không phải là vì chủ quyền của quần đảo này.

- Sáu là căn cứ vào kiến nghị của đài trưởng đài quan sát khí tượng An Nam.

- Bảy là người Trung Quốc thời Tống, Nguyên đã phát hiện Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường, căn cứ vào sách Chư phiên chí của Triệu Nhữ Thích (Quát) đời Nam Tống có chép rằng “Năm Trinh Nguyên thứ 5, lấy Quỳnh Châu làm đốc phủ. Đến Cát Dương là nơi cùng cực của biển quên về theo đường bộ, bên ngoài có chăng gọi là Ô Lý, là Tô Cát Lãng, phía đối diện với Chiêm Thành, Tây nhìn sang Chân Lạp, Đông là Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường xa rộng, mờ mịt, không bờ bến, trời nước một mầu”.

“Thuyền bè qua lại chỉ lấy kim chỉ nam làm chuẩn, ngày đêm coi giữ cẩn thận, mảy may sai lại quan hệ đến sống chết”.

Sau đó, Trung Quốc còn viện dẫn  lời  Uông Đại Uyên đời Nguyên  trong sách “Đảo di chí lược” viết: “Trên sợ Thất Châu, dưới sợ Côn Lôn” (Thượng phạ Thất Châu, Hạ phạ Côn Lôn) và việc Trịnh Hoà bảy lần xuống Tây Dương, thế tất phải  qua quần đảo Tây Sa cũng như việc ông Phí Tín, Mã Hoan viết lộ trình từ Phúc Kiến đi về hướng Tây Nam đến Chiêm Thành xuôi gió 10 ngày, thì hẳn phải qua Tây Sa. Trung Quốc còn viện dẫn phát hiện đồng tiền Vĩnh Lạc Thông Bảo ở Tây Sa năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 9.

Cũng từ đó các viên chức ngoại giao Trung Quốc luôn khẳng định rằng chủ quyền của Trung Quốc  đối với Tây Sa là không thể tranh cãi được.

Hầu hết các luận điểm trên đến nay không còn giá trị và chính Trung Quốc không còn nhắc tới nữa, bởi những bằng chứng về lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam không thể chối cãi là những phản bác hùng hồn tất cả những luận điểm trên của Trung Quốc. Trung Quốc có kể hàng trăm hành động từ năm 1909 thì cũng vô ích vì đó chỉ là những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Không thể vì việc lên tiếng phản đối chậm trễ của Pháp như đã trình bày trên theo luật pháp quốc tế thời bấy giờ, mà Việt Nam mất chủ quyền.

Còn việc hỏi Tư lệnh Hải quân Pháp ở Sài Gòn thì đúng là đã không hỏi đúng địa chỉ, nếu hỏi viên Khâm sứ Pháp ở Trung kỳ như Khâm sứ LeFol hay hỏi Nam Triều về chủ quyền Hoàng Sa thì chắc chắn sẽ có câu trả lời rõ ràng, xác thực như lời khẳng định “chủ quyền của Việt Nam không có gì để tranh cãi ở Hoàng Sa” của thượng thư Thân Trọng Huề vào năm 1925.

 Chỉ căn cứ vào sách Chư phiên chí của Triệu Nhữ Thích (Quát) đời Nam Tống  là sách viết về nước ngoài mà Trung Quốc gọi là Phiên cũng như căn cứ vào sách “Đảo di chí lược” nói vu vơ người Trung quốc phát hiện ra một địa danh vu vơ chẳng có giá trị gì về pháp lý quốc tế  cho việc xác lập chủ quyền hải đảo cả.

Những chúng cứ khoa học phản bác  luận điểm  từ khi Cách mạng Trung Quốc thành công năm 1949, rằng “các đảo Nam Hải từ cổ xưa đến nay là lãnh thổ Trung Quốc”, do nhân dân Trung Quốc “phát hiện sớm nhất”, “kinh doanh sớm nhất”, do chính phủ các triều đại Trung Quốc “quản hạt sớm nhất”

So với trước năm 1949, Trung Quốc đã bắt đầu quan tâm hơn đến luận điểm cho rằng chủ quyền về Hoàng Sa của Trung Quốc đã có từ lâu đời, với nhiều luận cứ, luận chứng dù chỉ là suy diễncòn công việc “chiếm hữu theo cung cách phương Tây” như cắm cờ, bắn 21 phát súng đại bác vào năm 1909 chỉ là thứ yếu. Như thế Trung Quốc cơ bản đã thay đổi luận điểm, thay vì cho rằng vào thời điểm năm 1909, quần đảo Tây Sa là vô chủ và Trung Quốc đã có “hành động chiếm hữu”, nay lại cho rằng quần đảo Tây Sa đã thuộc về Trung Quốc từ lâu đời. ( “Notes on the Namwei and Sisha Islands” (không ký tên) đăng trong bán nguyệt san “People’s China” do Nhà xuất bản Ngoại văn (Foreign Language Press) xuất bản tại Bắc Kinh ngày 1-9-1951).

Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực một cách bất hợp pháp cưỡng chiếm Hoàng Sa vào trung tuần tháng giêng năm 1974, Trung Quốc đã cố gắng tìm kiếm tài liệu để cố gán ghép bằng cách cắt xén, nếu cần thì xuyên tạc với sự đóng góp của các nhà học giả như Sử Lệ Tổ hay Nhóm Hàn Chấn Hoa…

Ngày 30 tháng 1 năm 1980, Bộ Ngoại giao Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã công bố văn kiện ngoại giao, chính thức hoá những luận điểm đã đưa ra trong bài báo nói trên và năm 1988, đã xuất bản bộ tư liệu đồ sộ của Nhóm Hàn Chấn Hoa.

Cuối cùng những luận điểm  được coi là vững mạnh “nhất” của Trung Quốc như sau:

- Một là Trung Quốc khẳng định các đảo Nam Hải đã thuộc phạm vi quản hạt của Trung Quốc từ năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường năm 789.

Qua các sách Đường thư, Thái Bình hoàn vũ ký, Dư địa kỷ thăng (1221), Quảng Đông thông chí (1842) thì vào năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường tại đảo Hải Nam, chỉ thấy có chuyện kể viên đô đốc nhà Đường là Lý Phục mang quân sang lấy lại đảo Hải Nam sau hơn 100 năm dân bản địa nổi dậy làm chủ đảo và xin vua Đường đặt phủ đô đốc ở quận Quỳnh Sơn, không hề có chuyện “sáp nhập bất kỳ đảo ở biển Nam Trung Hoa vào đảo Hải Nam”.           

- Hai là việc Trung Quốc phái thủy quân đi “tuần tiễu”, Trung Quốc đã viện dẫn các sự kiện để chứng minh.

Đó là việc triều đình Bắc Tống “đặt định thủy quân tuần tiễu” ở Quảng Châu, chép trong Vũ kinh tổng yếu của Tăng Công Lượng đời Tống (960 - 1279, việc viên tướng nhà Nguyên đi qua “Thất Châu Dương, Vạn Lý Thạch Đường” trên đường đi đánh Java năm 1293 , chép trong Nguyên sử, hay việc chính quyền Quảng Đông phái binh thuyền ra biển phòng ngự, chép trong Quảng Đông thông chí của Vương Tá, đời Minh (1368-1644); việc viên phó tướng Quảng Đông Ngô Thăng đi tuần từ Quỳnh Nhai đến Tứ Canh Sa khoảng năm 1700-1712, chép trong Tuyền Châu Phủ Chí của Hoàng Nhiệm, đời Thanh (1616-1911).

Những đoạn văn chỉ dựa vào một đoạn trong sách Vũ kinh tổng yếu  hoàn toàn không chứng minh được lập luận "Trung Quốc phái thủy quân tuần tiễu quần đảo Tây Sa  bắt đầu đời Tống”. Điều này không đúng với nguyên bản Vũ kinh tổng yếu. Đây chỉ là sự cố gán ghép "đầu Ngô mình Sở" để cố minh chứng việc tuần tiễu thủy quân đời Tống qua đất "Cửu Nhũ Loa Châu" mà nhóm này cho là Tây Sa. Song ngay địa danh Cửu Nhũ Loa Châu cũng không có bằng chứng nào chắc chắn là Tây Sa, trong khi có nhiều bằng chứng như đã trình bày chỉ là nhóm hòn đảo ven bờ biển Trung Quốc. Vả lại, không chỉ có Cửu Nhũ Loa Châu mà còn có những nơi khác cũng được đề cập trong lộ trình đến các nước Đại Thực, Thiên Trúc… chẳng lẽ lại cũng thuộc về lãnh thổ Trung Quốc hay sao? Đây là điều thật phi lý.

Về sự kiện tướng nhà Nguyên đi đánh Java năm 1293 thì khỏi phải bàn vì đây rõ ràng là cuộc xâm lược! Vả lại cũng thật hồ đồ, sao có thể chắc chắn đoàn quân xâm lược ấy lại phải đi qua Tây Sa, Nam Sa! Biển Đông vốn rộng mênh mông!

Về việc chính quyền Quảng Đông đốc phái binh thuyền ra biển phòng ngự, nhóm Hàn Chấn Hoa dẫn sách Quảng Đông thông chí của Hoàng Tá đời Minh có đoạn viết rằng: "Đốc phái binh thuyền ra biển phòng ngự…  Từ cửa Nam Đình, (thuộc  huyện Đông Hoàn) ra khơi  đến ba biển Ô Chư, Độc Chư, Thất Châu lấy kim la bàn (hướng) Khôn Mùi đến Ngoại La”. Để từ đó nói rằng từ đời Minh, Thanh trở đi, vùng biển quần đảo Tây Sa, Nam Sa vẫn được đặt vào phạm vi tuần tiễu của thủy quân (Trung Quốc)

Qua ghi chép ở hai cuốn sách Quảng Đông thông chí và Hải Ngữ  của Hoàng Trung (1563) , người ta lại thấy rõ cuộc tuần tra biển của thủy quân Trung Quốc lúc đó chỉ là "phòng ngự" nhằm chống cướp biển đến từ nước Nhật (Uy)  mà thôi, không hề có chuyện tuần tiễu quần đảo Tây Sa, Nam Sa. 

Còn việc tuần tiễu của Ngô Thăng, trước hết tìm hiểu vị trí các địa danh trên chúng ta được biết Quỳnh Nhai là thủ phủ Quỳnh Châu ở phía Bắc đảo Hải Nam, Đồng Cổ là quả núi cao 339 m ở phía Đông Bắc đảo Hải Nam, Thất Châu Dương là phía Đông đảo Hải Nam, Tư Canh Sa là bãi cát phía Tây đảo Hải Nam. Đây chỉ là cuộc tuần tiễu của Ngô Thăng  quanh đảo Hải Nam, chứ không đến Tây Sa nên nhớ rằng  Thất Châu Dương  ở phía Đông đảo Hải Nam nên không thể là Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam, vốn cách Hải Nam hơn 350 hải lý về phía Đông Nam.

Ba là việc đo đạc thiên văn của Quách Thủ Kính năm 1279. Nguyên sử chỉ chép rằng "Quách Thủ Kính tiến hành đo đạc thiên văn "bốn biển" năm 1279 theo lệnh của vua Nguyên (quyển 48, tờ 7a -7b) để tìm hiểu vận động của vũ trụ (mặt trời, mặt trăng, các vì sao) để làm lịch mới (quyển 164, tờ 4b - 5a) và tiến hành đo đạc ở 27 nơi trong đó có cả Cao Ly, Thiết Lặc ( thuộc Sibia), Bắc Hải  và Nam Hải. Ở Nam Hải, Quách Thủ Kính đo ở 15 0 Bắc cực (tương đương với vĩ độ  14047 B.

Chúng ta chỉ cần  dẫn thêm các chính sử  của Việt Nam như Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc Sử quán triều Nguyễn đã trích thiên Nghiêu điển trong Kinh thư mà Khổng Tử đã san định, chép rằng: “Vua Nghiêu lại sai Hy Thúc đến ở Nam Giao (Giao Chỉ tại phương Nam), sắp đặt việc làm ruộng theo thời tiết ở phương Nam, kính cẩn ghi bóng mặt trời ngày hạ chí là ngày dài nhất và xem sao Đại Hoả ở phương Nam để định cho đúng tiết trọng hạ, lúc đó dân cư tản mác." (Quốc Sử quán nhà Nguyễn (bài dịch), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Tiền biên, quyển nhất, Sài Gòn, Bộ Văn hoá Giáo dục, 1965, tr 27)

Sự kiện trên đây nếu theo cách lý luận của các nhà nghiên cứu Trung Quốc chẳng lẽ lại giúp cho Trung Quốc khẳng định cương vực Trung Quốc đã bao gồm cả  đất Giao Chỉ tự đời Đường Nghiêu (bao gồm cả Tây Sa) chứ không phải chỉ sau này đời Tần, đời Hán! Vì thế, việc đo đạc thiên văn không thể lấy làm cơ sở để xác lập chủ quyền. Điều quan trọng là nhiều tài liệu, trong đó các bản đồ của Trung Quốc xuất bản trước năm 1909 đều xác định cực Nam của Trung Quốc ở đảo Hải Nam.

Bốn  là các đảo Nam Hải đã được vẽ vào bản đồ Trung Quốc. Các tác giả bộ sưu tập do Hàn Chấn Hoa chủ biên cũng rất công phu đưa ra 13 bản đồ và chia làm hai loại. Một loại là bản đồ Trung Quốc thời Minh Thanh có vẽ các đảo Nam Hải. Một loại khác là bản đồ Trung Quốc thời Minh Thanh và các nước Phiên  thuộc, cũng có vẽ các đảo Nam Hải.

Nghiên cứu kỹ các bản đồ mà Trung Quốc viện dẫn, người ta thấy ngay các bản đồ  loại 1 trên tức bản đồ Trung Quốc đời Nguyên, Minh, Thanh có vẽ các hải đảo như bản đồ  Trực tỉnh hải dương tổng đồ trong Dương phòng tập yếu  không những có tên Vạn lý Trường Sa, lại còn vẽ các địa danh khác như Tiểu Lưu Cầu, Đại Lưu Cầu (nay là quần đảo Ryu – Kyu của Nhật), Đối Mã (đảo Tsuma của Nhật)… Chẳng lẽ những đảo trên của Nhật Bản có trên bản đồ Trực tỉnh Hải Dương tổng đồcũng thuộc lãnh thổ Trung Quốc như Vạn lý Trường Sa mà Trung Quốc đã gán ghép hay sao? Hoặc như bản đồ Quảng Đông Dương Đồ cũng trong Dương Phòng Tập Yếu cũng ghi tên Cửu Nhũ Loa Châu của hình núi cao (3 chóp non) và nằm cạnh Lê Đầu Sơn, Nam Bành, hai địa danh này người ta lại thấy trên bản đồ phòng thủ biển trong Quảng Đông Thống Chí Ngũ Nguyên (1822) chính lại là tên những đảo ven bờ. Cửu Nhũ Loa Châu chính lại  là địa danh của hòn đảo gần bờ biển Trung Quốc, không phải là tên  quần đảo Tây Sa Trung Quốc mới đặt sau năm 1907.

Đối với loại bản đồ thứ hai là "loại bản đồ Trung Quốc đời Minh Thanh và các nước phiên thuộc" lại càng khó chứng minh bằng bản đồ, đảo nào thuộc Trung Quốc !

Trong khi ấy tất cả những loại bản đồ cũng như các sách địa dư do nhà nước biên soạn từ đời Tống (960 – 1279) đến đời Thanh (1616 – 1911) lại không hề vẽ và ghi các đảo ở biển Nam Hải. Ngược lại có rất nhiều bản đồ chính thức của Trung Quốc từ đời Nguyên, Minh đến Thanh trong đó có bản đồ ấn bản gần thời điểm có tranh chấp như bản đồ  Đại Thanh đế quốc trong Đại Thanh đế quốc toàn đồ, xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ 4 năm 1910 đã vẽ cực nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không  vẽ bất cứ hải đảo nào khác ở Biển Đông và bản đồ Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ  trong cuốn  Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ xuất bản năm Quang Tự 20 (1894) đã ghi rõ cực nam lãnh thổ Trung Quốc là Nhai Châu, phủ Quỳnh Châu, Quảng Đông ở 18 độ 30 phút Bắc, trong khi Tây Sa hay Hoàng Sa được Trung Quốc đặt tên, có đảo ở vị trí cao nhất là 17 độ 5 phút. Ngoài ra còn rất nhiều bản đồ của Trung Quốc  khác, vẽ trước năm 1909 đều xác định điểm cực Nam Trung Quốc là đảo Nam Hải. Điều này chứng tỏ Tây Sa hay Hoàng Sa  chưa hề là lãnh thổ của Trung Quốc.

Năm là vào năm 1883, người Đức tiến hành điều tra quần đảo Tây Sa. Chính phủ Trung Quốc kháng nghị, người Đức  đã ngừng công việc này.

Đây là luận điểm cũng rất tiêu biểu về sự mơ hồ của Trung Quốc, chẳng có bằng chứng cụ thể về sự kiện này cả. Trong khi có rất nhiều bằng chứng cho biết việc người Đức điều tra đo đạc từ năm 1881 đến 1884 ở hấu hết các vùng biển từ Hải Nam đến Bắc Hải, Vi Châu đến tận Hạ Môn, Phúc Châu không có gì trở ngại, có kết quả tốt mà Sở Thủy đạc hải quân (Pháp) đã sử dụng vẽ bản đồ Mer de Chine  Méridionale - Archipel des Paracels, xuất bản năm 1885, mang mã số 4104, ghi rất rõ là "d'après les levés Allemands" (1881-1883) .

2.1.2. Đối với Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam)

 Chủ quyền ở Tây Sa mà Trung Quốc cho là của mình đã không có cơ sở khoa học thì Nam Sa làm sao có được. Toàn là suy diễn tùy tiện, bất nhất!

Khác với quần đảo Hoàng Sa hiện chỉ có Trung Quốc xâm phạm, chủ quyền quần đảo Trường Sa hiện có nhiều nước xâm phạm: Trung Quốc (gồm cả Đài Loan), Philippines, Malaysia, Brunei. Sự xâm phạm của Trung Quốc đối với chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa thật sự xảy ra chậm hơn, chỉ bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ 2 mà lại sau cả Nhật Bản. Nước này, vì nhu cầu chiến tranh cần chiếm các vị trí quân sự chiến lược  để kiểm soát Biển Đông. Vào năm 1939, Nhật chiếm đảo lớn nhất  Itu Aba mà Việt Nam gọi là Ba Bình, song tại Hội nghị San Francisco năm 1951, Nhật đã từ bỏ sự tranh chấp này.

Hiện Đài Loan đã chiếm đảo lớn nhất Ba Bình (Itu Aba), còn Trung Quốc chỉ mới chiếm bằng vũ lực gồm 9 đá  ngầm từ năm 1988, Philippines chiếm 9 đảo và đá ngầm (4 đảo) ở phía Đông quần đảo; Malaysia chiếm 5 đá ngầm ở phía Nam. Brunei đòi chủ quyền vùng biển sát họ. Indonésia và Việt Nam đã đàm phán nhiều lần về phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước biển 1982. Indonésia không có một tham vọng nào về chủ quyền lãnh thổ trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong khi đó Việt Nam đang trấn giữ 22 đảo, bãi đá ngầm (6 đảo).

Vào năm 1909, Trung Quốc chỉ mới đặt vấn đề và có hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Tây Sa tức Hoàng Sa, chưa đề cập đến Nam Sa tức Trường Sa của Việt Nam. Từ năm 1935, để phản ứng hành động của chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam, Trung Quốc mới bắt đầu dịch hết các tên hải đảo ở Biển Đông và gọi Nam Sa là quần đảo Macclessfield. Đến năm 1947, Trung Quốc mới gọi Nam Sa để chỉ Trường Sa của Việt Nam tức quần đảo Spratley.

Từ thập niên 30 đến 70 thế kỷ XX, ban đầu Trung Quốc chỉ đưa ra luận điểm “Nam Sa  thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ lâu đời bất khả tranh nghị”, từ thập kỷ 80 trở đi, trong văn kiện Bộ Ngoại giao ngày 30/1/1980cũng như quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc mới đưa ra luận điểm “Trung Quốc là nước phát hiện sớm nhất”, “kinh doanh sớm nhất” và “quản hạt sớm nhất”! Thời gian thì lại bất nhất. Khi thì vào đời Tống, khi thì vào đời Hán.

Văn kiện ngoại giao ngày 30/1/1980  đã dẫn cuốn "Nam Châu dị vật chí" của Vạn Chấn và cuốn "Phù Nam truyện" của Khang Thái đời Tam Quốc. Song Nghiên cứu nội dung của Nam Châu dị vật chí của Vạn Chấn và Phù Nam truyện của Khang Thái đời Tam quốc, chúng ta không thấy có bằng chứng nào về sự phát hiện quần đảo Nam Sa cũng như Tây Sa.  Tuy đã tìm kiếm trong sách sử những địa danh như Từ Thạch, Trường Thạch, Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường, Trường Sa, Thạch Đường,… là những đảo san hô hay cát ven biển hoặc vùng biển ven bờ để chú giải, gán ghép cho Nam Sa mà chính địa danh Nam Sa này cũng chỉ mới đặt ra và lại di chuyển từ đảo Macclesfield (năm 1935) đến vùng Spratly (năm 1947), một khoảng cách xa hơn 500 cây số về phía Nam. Sự tùy tiện gán ghép của các nhà nghiên cứu Trung Quốc được thể hiện rất rõ khi thì Vạn Lý Thạch Đường chỉ Tây Sa, Trung Sa, lúc thì chỉ Nam Sa.

Văn kiện ngoại giao ngày 30/1/1980 còn dẫn các sách Mộng Lương Lục đời Tống, Đảo di chí lược đời Nguyên, Đông Tây dương khảo và Thuận Phong tương Tống đời Minh, Chỉ Nam chinh pháp  Hải quốc văn kiến lục đời Thanh, cho rằng những sách đó không những đã lần lượt đặt cho 2 quần đảo Tây Sa và Nam Sa những tên “Cửu Nhũ Loa Châu”, “Thạch Đường”, “Thiên Lý Thạch Đường”, “Vạn Lý Thạch Đường”, “Trường Sa”, “Thiên Lý Trường Sa”, “Vạn Lý Trường Sa”… mà còn đặt cho các đảo đá ngầm và  bãi cát thuộc 2 quần đảo này nhiều tên gọi hình tượng linh động…

Nếu chúng ta thử lật từng trang các sách dẫn trên hoặc coi những đoạn trích mà các nhà nghiên cứu như nhóm Hàn Chấn Hoa đã dẫn ra để chứng minh cho chủ quyền của Trung Quốc thì không có ghi bất cứ sự kiện nào chứng tỏ nhà cầm quyền Trung Quốc đã sai lực lượng dân binh hay thủy quân như Việt Nam đi khai thác, căm cột môc, dựng bia chủ quyền như Việt Nam đã thực hiện. Tất cả chỉ là suy diễn, ám chỉ!

Có điều chỉ thấy sách Hải văn kiến lục của Trần Luân Quýnh (đời Nhà Thanh) đã bắt đầu viết rõ về vị trí của Vạn Lý Trường Sa song không có cơ sở để nói rằng Vạn Lý Trường Sa chỉ Nam Sa và là  bằng chứng về sự  xác lập chủ quyền của Trung Quốc !. Thật rối mù và tùy tiện! Khi thì các học giả Trung Quốc cho Vạn Lý Thạch Đường chỉ quần đảo Trung Sa, có khi là Vạn Lý Thạch Đường lại là quần đảo Tây Sa (đảo “Đá Đỏ” Hồng Thạch Dữ), lúc là “Thạch đảo” (đảo đá)  trong cụm đảo Thượng Thất Đảo thuộc quần đảo Nam Sa, khi Thạch Đường chỉ quần đảo Đông Sa. Đông Sa đã di chuyển đầu tiên từ chỗ gần bờ biển Quảng Đông tới vị trí hiện nay. Khi  “Thiên Lý Thạch Đường” chỉ quần đảo Nam Sa. Trong phần chú của Hải Quốc Văn Kiến Lục, khi ghi chú Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường chỉ chung các đảo Nam Hải. Trong phần chú các sử sách đời Thanh như trong dẫn chứng Tổng Đồ vẽ phủ châu huyện sách đời Thanh năm 1800, trong Thanh Hội Phủ Châu Huyện sách Tổng đồ do Hiền Phong vẽ năm 1800, lại chỉ Thất Châu Dương là quần đảo Tây Sa. Có chỗ ghi  Vạn Lý Thạch Đường chỉ quần đảo Trung Sa và Nam Sa như ghi chú Đại Thanh Trung Ngoại Thiên Hạ Toàn Đồ năm 1709 hay Thanh Trực Tỉnh Phân Đồ năm 1724, Hoàng Thanh Các Trực Tỉnh Phân Đồ trước 1755, hoặc Trường Sa chỉ quần đảo Tây Sa, Nam Sa trong ghi chú Đông Nam Hải Di đồ trong sách Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi năm 1621 và nhiều bản đồ khác!

Như chúng ta đã biết, với những dẫn chứng rất mơ hồ và rối mù trên, các nhà học giả Trung Quốc cố gán ghép tùy tiện cho Tây Sa hay Nam Sa. Nếu chúng ta nghiên cứu kỹ thì những sự kiện xảy ra chỉ loanh quanh ở vùng biển gần Phúc Kiến, Quảng Đông, không xa về phía Nam, rồi dần dần sau 1907 các địa danh Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa mới bắt đầu xuất hiện. Chính Nam Sa cũng thay đổi di chuyển từ Trung Sa hiện giờ xuống Nam Sa hiện nay cách hơn 500, 600 km!

Việc tùy tiện gán ghép địa danh Tây Sa cũng như Nam Sa như trên càng quá rõ ràng khi chúng ta phát hiện tài liệu của Trung Quốc được sưu tầm trong Bộ sưu tập sử liệu của nhóm Hàn Chấn Hoa, đã xác định rõ ràng vị trí của Vạn Lý Trường Sa  như sách Quảng Đông đồ chí của Mao Hồng Tân chép Vạn Lý Trường Sa thuộc Việt Hải (ở ngoài biển có huyện Quỳnh Châu…) càng chia ra nhiều đảo nhánh, đảo lớn nhỏ lô nhô, có nhiều bãi ngầm, đá ngầm, càng hiểm trở  đó là Vạn Lý Trường Sa. Đây là những tên cửa biển Việt (Quảng Đông) từ Đông Vạn Châu đến tận Nam Ao (Sách Quảng Đông đồ chí, khắc bản Đồng Trị 5 (1860), quyển 67, phủ Quỳnh Châu , tr.3)

 Sách Quỳnh Châu phủ chí của Minh Nghi, sách Nhai Châu chí của Chung Nguyên Đệ, sách Cảm Ân huyện chí của Chu Văn Hải cũng ghi Thiên Lý Thạch Đường, Vạn Lý Trường Sa  thuộc Quỳnh Dương, Việt Hải là Biển Đông của Quảng Đông, xứ Bách Việt xưa, Quỳnh Dương là biển Đông cùa Quỳnh Châu thuộc đảo Hải Nam đều thuộc vị trí kế cận tỉnh Quảng Đông, không thể xuống tận Nam Sa hiện nay được.

Rất nhiều sách của Trung Quốc tả lộ trình đi biển đều nói rất rõ về Vạn Lý Trường Sa, Thiên Lý Thạch Đương, không thể nào ở xa như vị trí “Nam Sa” hiện nay. Sách Hải quốc văn kiến lục của Trần Luân Quýnh mô tả đường đi từ Hạ Nam đến xứ Quảng Nam khi thấy Ngoại La Sơn (Cù Lao Ré) của xứ Quỳnh, nếu chệch về Đông thì phạm vào Vạn Lý Trường Sa, Thiên Lý Thạch Đường mà chệch về Tây sợ rằng thuyền chạy vào vịnh Quảng Nam.

Như thế cho tới giữa thế kỷ XIX và mãi cho tới năm 1947, Vạn Lý Trường Sa chưa bao giờ được Trung Quốc chỉ Nam Sa hay Spratley hay Trường Sa của Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với thực tế, cho tới năm 1909, chưa  bao giờ  nhà cầm quyền Trung Quốc quan tâm đến việc chiếm hữu các quần đảo ở Biển Đông. Riêng quần đảo Nam Sa mà Trung Quốc gọi là Đoàn Sa  năm 1935 và đổi tên là Nam Sa từ năm 1947, còn bị chậm hơn Tây Sa ít ra gần ba chục năm. Khi chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam làm thủ tục chiếm hữu  theo truyền thống phương Tây vào những năm 1930 đến 1933 thì Trung Quốc mới thực sự quan tâm và có ý đồ xâm phạm chủ quyền ở quần đảo này với thực dân Pháp đang bảo hộ Việt Nam  về mặt ngoại giao.

Tên “Nam Sa” cũng không có nhiều bằng chứng dù là giả tạo như Tây Sa mà Trung Quốc viện dẫn về sự phát hiện. Không có gì giá trị vì đại loại cũng giống như những viện dẫn về Tây Sa mà chúng ta đã biết ở trên đây.

Văn kiện Ngoại giao Trung Quốc năm 1980 cũng như Bộ sưu tầm tư liệu của nhóm Hàn Chấn Hoa cũng nêu tư liệu văn vật khảo cổ hay tư liệu Canh Lộ Bạ của các ngư dân ở đảo Hải Nam. Thật uổng công, bởi dù có tìm thấy nhiều cổ vật Trung Quốc hay đồng tiền cổ (như tiền Vĩnh Lạc) thì cũng giống như các nhà khảo cổ Pháp tìm thấy nhiều đồng tiền La Mã và cổ vật của thời La Mã cổ đại ở di chỉ Óc Eo (Nam bộ Việt Nam). Không thể kết luận người La Mã đã phát hiện hay có chủ quyền đối với Việt Nam. Điều tai hại trong tư liệu văn vật khảo cổ mà Trung Quốc dẫn chứng ở đảo Phú Lâm (Ile Boisée) lại ghi rõ có “Hoàng Sa tự” là bằng chứng chủ quyền của Việt Nam như đã trình bày. Cũng thế Canh lộ bạ của ngư dân đảo Hải Nam lại ghi Đông Hải mà Đông Hải là biển phía Đông. Phía Đông của đảo Hải Nam hay của nước Trung Hoa thì ở đâu ai cũng đều biết. Vị trí của Hoàng Sa, Đoàn Sa đều ở phía Nam của đảo Hải Nam hay Trung Quốc!

Với những luận cứ, luận chứng phi lý, mơ hồ, thiếu xác thực như trên, văn kiện Bộ Ngoại giao Trung Quốc năm 1980 lại phê phán lập luận trong sách trắng Việt Nam năm 1979 rằng “phần đầu những tư liệu đó một ngón chỉ hươu nói là ngựa, còn phần sau thì hoàn toàn không thể đứng vững được và cũng là không có giá trị luật pháp”.

Văn kiện trên cho rằng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vốn hoàn toàn không phải là quần đảo Tây Sa, Nam Sa của Trung Quốc, mà chỉ có thể là những đảo và cồn cát ở ven biển  miền Trung Việt Nam, mà nhóm Hàn Chấn Hoa còn nói bừa rằng Hoàng Sa chính là Cù Lao Ré hay Cù Lao Chàm. Trong khi chính ngay Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, tài liệu mà Trung Quốc viện dẫn lại có nhiều đoạn ghi rất rõ Bãi Hoàng Sa ở gần địa phận Phủ Liêm Châu thuộc Hải Nam hay sự kiện hai lính Hoàng Sa trong khi đi công tác bị giạt vào cảng Thanh Lan (Hải Nam) vào năm Càn Long thứ 18 (1754).

Trung Quốc năm 1980 còn rêu rao rằng nhà cầm quyền Việt Nam đã lật lọng:

Cuối cùng là  luận điểm   Văn kiện ngoại giao Trung Quốc năm 1980 viết rằng cuốn sách trắng của Việt Nam 1979 không tìm ra được bất cứ một tài liệu lịch sử nào có giá trị công nhận Trường Sa tức là quần đảo Nam Sa của Trung Quốc. Điều này là đương nhiên vì Nam Sa của Trung Quốc không có thật, bất nhất: năm 1935 Nam Sa ở bãi đá ngầm Macclesfield, đến năm 1947 Nam Sa lại chuyển xuống phía Nam như đã nhắc đến nhiều lần. Rồi đây Nam Sa có ngừng ở vị trí 4 độ Bắc hay còn di chuyển thêm nữa?  Sách Phủ biên tạp lục đã xác định rõ Đại Trường Sa hay Trường Sa của Việt Nam cũng ở xứ Bắc Hải mà xứ Bắc Hải lại ở phía Nam Biển Đông, tiếp tới đảo Côn Lôn.  Như vậy là đủ rồi !

Trước hết, nếu nói đến luật pháp quốc tế có giá trị cho tất cả các nước (trong đó có cả Trung Quốc) đã ký hiệp định Genève năm 1954, thì miền Nam Việt Nam ở từ vĩ tuyến 17 trở xuống trong đó bao gồm các đảo Hoàng Sa và Trường Sa do quân đội viễn chinh Pháp sau năm 1956 giao lại cho chính quyền ở miền Nam Việt Nam quản lý.

Chính quyền Sài Gòn và sau đó chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam mới có trách nhiệm quản lý, bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Chưa bao giờ hai chính quyền Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam cũng như Việt Nam cộng hoà đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền này cả.  Bất cứ chính phủ nào, kể cả chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, không phải các chính quyền ở Nam Việt Nam, theo hiệp định Genève lúc bấy giờ, không trực tiếp quản lý lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam, dù tuyên bố như thế nào cũng chỉ có giá trị về chính trị thời bấy giờ, không ảnh hưởng  gì  đến  chủ  quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa!

Chính khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa tháng 1 năm 1974, chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam đã từng tuyên bố rằng vấn đề này là vấn đề lịch sử để lại, cần giải quyết bằng giải pháp hoà bình.

Vì thế, bất cứ lời tuyên bố của bất cứ chính quyền nào kể cả chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng không có giá trị pháp lý quốc tế  về chủ quyền tại hai quần đảo này.

Lập trường của chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đối với sự kiện Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1 năm 1974 đã phản ảnh trung thực đường lối của Cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Còn bất cứ điều gì khác chỉ phản ánh những hành động cùng nhau đấu tranh chống kẻ thù chung. Ngoài ra Trung Quốc đã xuyên tạc lời tuyên bố của thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thủ tướng chỉ tán thành bản tuyên bố quyết định về hải phận của Trung Quốc, của chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa mà thôi.

Trong thực tế, Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc không phải là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, chỉ là sự gán ghép, suy diễn, không hề có sự chiếm hữu trong lịch sử của Trung Quốc trước năm 1909 đối với Tây Sa và trước 1935 đối với Nam Sa.

Văn kiện Bộ Ngoại giao cũng như Bộ sưu tập tư liệu của nhóm Hàn Chấn Hoa cũng đã tốn công quá nhiều để dẫn chứng nhiều nước trên thế giới thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Tây Sa và Nam Sa. Đồng minh thì thời nào, nước nào cũng có, sẵn sàng ủng hộ chủ trương ngoại giao của một nước nào. Cũng như tại Hội nghị San Francisco năm 1951, Trung Quốc cũng được Liên Xô đề nghị Hội Nghị chấp nhận là chủ các quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Song Hội nghị San Francisco 1951 cũng như sau này chưa hề có một hội nghị quốc tế nào thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở hai quần đảo này. Chỉ thấy Trung Quốc có hành động vũ lực năm 1974 đối với Hoàng Sa và năm 1988 đối với một số đảo ở Trường Sa, vi phạm hiến chương Liên hiệp quốc mà thôi !

Sau văn kiện ngoại giao ngày 31 tháng 1 năm 1980, Trung Quốc còn công bố bị vong lục năm 1988 đồng thời có nhiều công trình nghiên cứu như Bộ sưu tập sử liệu của nhóm Hàn Chấn Hoa đã dẫn chứng. Tuy có cố gắng sưu tầm nhiều hơn song luận điểm không có điều gì mới mẻ đáng kể, cũng cho rằng người Trung Quốc phát hiện sớm như kinh doanh, sản xuất sớm nhất và quản hạt sớm nhất. Song vì không có thật nên dù có công phu đến bao nhiêu cũng chỉ là công trình xây lâu đài trên bãi cát và uổng công “dã tràng xe cát Biển Đông”. Và vì thế trong văn kiện ngoại giao của Trung Quốc có đưa ra nhiều bằng chứng về sự bảo vệ chủ quyền cũng như những nước ủng hộ chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đều không đáng quan tâm vì những luận cứ và luận chứng về sự chiếm hữu thật sự của Trung Quốc đã không đứng vững, không có cơ sở khoa học, không có tính thuyết phục.

2.3. Phản bác các luận điểm của Trung Quốc biện minh việc đăng ký  với Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa  của Liên Hiệp Quốc

Bản đồ đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ tại biển Đông  kèm  với yêu sách của Trung Quốc chính thức gửi cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc theo quy định của Công ước Luật Biển 1982, đã làm ngạc nhiên, gây kinh hoàng cho mỗi người Việt Nam.

Bản đồ vẽ "đường lưỡi bò" của Đài Loan năm 1988 (trái) và bản đò vẽ "đường lưỡi bò: của Trung Quốc năm 1999 (phải)

Nguồn http://www.southchinasea.org

 

Ngạc nhiên không phải là vì quá mới lạ, mà ngạc nhiên vì nó quá cũ kỹ từ một thế kỷ nay, của một thời phong kiến Đại Thanh và sau đó  là thời kỳ  tư sản đang phát triển chủ nghĩa Chauvin Trung Hoa Dân Quốc, Quốc Dân Đảng!

Nếu như năm 1909, chính quyền Quảng Đông, nhà Thanh với tinh thần bá quyền "Đại Hán", trước sự đe dọa của các đế quốc thực dân, đã cho các đảo ngoài đảo Pratas như Paracels (Hoàng Sa) là vô chủ, tổ chức thám sát và xác lập chủ quyền theo phương thức phương Tây như bắn 21 phát súng đại bác, cắm cờ…

Điều xảy ra  trên cũng dễ hiểu.  Bởi khi ấy chủ nghĩa đế quốc thực dân Phương Tây đang phát triển, Trung Hoa và Việt Nam đang là nạn nhân của sự xâm lược bá quyền của các cường quốc thực dân Phương Tây. Nên khi người Nhật chiếm đảo Pratas đã cố tranh thủ đòi lại vào năm 1907 rồi đặt tên là Đông Sa , vốn lấy tên một đảo ở duyên hải Phúc Kiến mà đặt tên cho, thì chính quyền Quảng Đông sợ các cường quốc đế quốc Phương Tây lại làm như người Nhật ở đảo Pratas thì làm sao phản đối và sẽ hở sườn Phía Nam thì thật nguy hiểm về mặt phòng thủ lãnh thổ.

 Có thể chính quyền Quảng Đông  nhà Đại Thanh hồi đó tưởng là đất vô chủ thật. Bởi chỉ cách đó có hơn 10 năm , năm 1898 công ty bảo hiểm Anh kiện nhà cầm quyền Quảng Đông vì để dân Hải Nam cướp trên tàu bị đắm ở Paracel :Le Bellonna năm 1895 và tàu Imazi Maru năm 1896 thì chính quyền Trung Quốc đã dứt khoát nói rằng Paracels không phải thuộc chủ quyền Trung Quốc và cũng không thuộc “AnNam”. Cũng có thể chính quyền Trung Quốc ở Hải Nam đã biết rõ dân Đại Việt được nhà nước sai ra khai thác như Phủ Biên Tạp Lục , Lê Quí Đôn đã ghi rất rõ hồi năm 1753, quan huyện  Văn Xương thuộc Quỳnh Châu, Hải Nam đã viết thư cho Chúa Nguyễn nói rất rõ khi điều tra sự thật 2  quân nhân đội Hoàng Sa làm nhiệm vụ khai thác hải vật ở Vạn Lý Trường Sa  tức Hoàng Sa bị bão trôi dạt  vào cảng Thanh Lan đã viết thư  và cấp lương thực cho  hai quân nhân đó về Phú Xuân một cách an lành và chẳng hề phản đối.  Sao hồi ấy quan huyện thời phong kiến lại tử tế đến thế ! Chẳng bù cho hiện nay khi bắt ngư dân nằm trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam lại bắt ngư dân Quảng Ngãi từ hơn 3 thể kỷ nay vẫn làm như thế, nay lại  phải nộp tiền chuộc như nộp tiền mãi lộ , xử theo luật rừng mới thả  và còn dùng tàu lạ húc cho đến chết nữa mới thôi! Vậy là thế nào? 

 Có thể do Chính quyền Quảng Đông  biết rõ Việt Nam đang bị Pháp đô hộ.   Việt Nam đã mất quyền tự chủ, không có quyền ngoại giao vì bị Pháp xâm chiếm theo hiệp định Patenôtre năm 1884. Nên Chính quyền Quảng Đông chiếm hữu được Paracels còn hơn để  Pháp chiếm, thì đó cũng là điều có thể hiểu được!

Còn chính quyền thực dân Pháp, theo như thư tường trình ngày 4.5.1909 của Tổng lãnh sự Pháp Beauvais ở Quảng Châu khuyến cáo, đã làm ngơ, vì phản đối sẽ làm bùng lên "chủ nghĩa Chauvin" ở Trung Quốc có hại cho quyền lợi của Pháp ở nước này. Điều này cũng dễ hiểu! Người Pháp luôn đặt nặng quyền lợi của nước Pháp lên trên hết, đâu thiết gì đến việc bảo vệ chủ quyền của "Annam" tại Paracels.

Theo pháp lý quốc tế thời chính quyền Quảng Đông bắt đầu tổ chức chiếm hữu Hoàng Sa năm 1909 thì dù chính quyền thực dân Pháp chậm phản đối , không vì thế mà “An Nam “mất chủ quyền

Sau khi làm ngơ một thời gian lâu hơn 20 năm, bị dư luận báo chí Pháp tại xứ bảo hộ "An Nam" cũng như tại chính quốc phản đối quyết liệt. Mặc dù toàn quyền Pasquier đã cho phép dự thẩm Bartet ra lệnh khám xét tòa soạn báo Eveil Economique, buộc báo này phải nộp tư liệu bức thư mật về sự "đổi chác" liên quan đến Paracels, song báo này đâu có chịu. Cuối cùng năm 1930, Toàn quyền Pasquier đã không còn do dự, thay đổi thái độ, không còn sợ mất quyền lợi của Pháp ở Trung Quốc, nên đã có quyết định dùng sức mạnh chiếm đóng Paracels (Hoàng Sa) và Pratleys (Trường Sa). Thế rồi chiến tranh thế giới xảy ra, Trung Hoa Quốc gia bị Nhật Bản xâm chiếm và tổ chức kháng chiến. Nhật bại trận, Trung Hoa Dân quốc đương nhiên là một trong những nước kháng chiến chống phe Trục thành công, và có mặt trong các lãnh đạo đồng minh thắng trận  lo trật tự thế giới mới và trước hết lo tiếp quản, giải giới quân đội phe phát xít. Việc chính quyền Tưởng Giới Thạch lo giải giáp, chiếm đóng ở đất liền và các hải đảo từ vĩ tuyến 13 trở lên như Hoàng Sa chiếu theo quy định của Đồng Minh là điều cũng dễ hiểu. Và ngay cả những đảo phía Nam như Trường Sa cũng dễ hiểu vì những nơi này chẳng bao lâu thực dân Pháp trở lại, làm chủ biển Đông thì Pháp chiếm cũng như trước đây!

 Việc chính quyền  thực dân Pháp làm chủ Biển Đông, chiếm đóng Paracels và Spratleys dù với nhân danh “ An nam’ , thực chất vẫn là thực dân chiếm thôi, nên đã không thuyết phục được chính quyền Trung Hoa vốn cũng bảo hộ “An nam ‘từ lâu, cũng là điều dễ hiểu.

Đến khi Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ, tháng 4.1956 buộc phải rút quân khỏi Việt Nam và biển Đông bị khoảng trống quyền lực trong bối cảnh chiến tranh lạnh, thế giới chia hai phe đối đầu nhau. Trung Quốc chiếm đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất quần đảo Hoàng Sa và Đài Loan chiếm đảo Ba Bình - đảo lớn nhất của Trường Sa; việc các bên chiếm đảo và chính quyền hai bên của Việt Nam thấy có đồng minh chiếm giữ đảo cho mình cũng ủng hộ hay an tâm. Cũng không ngạc  nhiên khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực thì VNDCCH đã im lặng, chỉ có chính phủ lâm thời Cộng hoà Miền nam Việt Nam lên tiếng một cách nhẹ nhàng. Đó cũng là điều dễ hiểu trong hoàn cảnh đối đầu nhau như thế! Đến khi Cách mạng Việt Nam quyết định giải phóng Miền Nam, giải phóng Sàigòn thì việc đầu tiên là phải giải phóng Trường Sa cũng là điều dễ hiểu.

Đến nay, Việt Nam đã thống nhất, hoàn toàn độc lập, không còn chế độ thực dân, cũng không còn chiến tranh lạnh hai bên đối đầu, hoàn cảnh lịch sử đã hoàn toàn khác, đáng lẽ Việt Nam phải được các nước tôn trọng chủ quyền của mình mới là đúng. Sao Trung Quốc không làm như trả Bạch Long Vỹ cho Việt Nam. Điều ngạc nhiên là chính Trung Quốc là nước đã từng giúp nước anh em giải phóng dân tộc, giành dộc lập , bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Đến bây giờ Trung Quốc lại không để Việt Nam giữ toàn vẹn lãnh thổ , thì ý nghĩa việc giúp đỡ đó sẽ ra sao? Chẳng lẽ Việt Nam tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa hay sao?

 Điều ngạc nhiên đến kinh hoàng  hơn nữa , trong  trật tự thế giới hiện nay, không còn tình trạng cá lớn nuốt cá bé. Nếu như có một sự tính toán sai lầm nào đó như Mỹ ở Iraq, gây ra nhiều tai hoạ thì lập tức phải điều chỉnh ngay sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế hiện hành.

Đường Lưỡi bò với yêu sách quá vô lý không có một cơ sở pháp lý quốc tế nào cũng như không có cơ sở lịch sử nào, sao lại cứ để xảy ra? Vậy là thế nào?

Năm 1982 cùng với 118 quốc gia, Trung Quốc và Việt Nam đã ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển. Công ước luật biển năm 1982 đã qui định rất rõ vùng nước nội thuỷ là các vùng nước nằm trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải chạy dọc theo bờ biển. Nó bao gồm hồ, cửa sông, cảng biển, vùng đậu tàu.. Vùng nước quần đảo là vùng nằm trong đường cơ sở quần đảo do các quốc gia quần đảo thiết lập. Lãnh hải tính từ đường cơ sở mở rộng ra hướng biển tới một khoảng cách ấn định. Công ước năm 1982 quy định 12 hải lý( 1 hải lý= 1852m) là bề rộng tối đa của lãnh hải. Vùng tiếp giáp lãnh hải mở rộng tới khoảng cách tối đa 24 hải lý  tính từ đường cơ sở. Vùng đặc quyền về kinh tế mở rộng tới khoảng cách tối đa 200 hải lý từ đường cơ sở. thềm lục địa bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của một quốc gia, trên toàn bộ kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó mở rộng tới khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc bờ ngoài của rìa lục địa mở rộng ra ngoài giới hạn đó thì có thể kéo dài tới bờ  ngoài của rìa lục địa được xác định theo các quy định của Công Ước. Còn vùng di sản chung của loài người , bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm ngoài ranh giới bên ngoài của thềm lục địa. Uỷ ban Ranh Giới Thềm lục Địa, Toà án Liên hiệp Quốc về Luật Biển, Toà án Trọng Tài Quốc tế và Toà Án quốc tế Lahaye đã đưa ra  10 tiêu chuẩn để giải quyết vấn đề định ranh giới thềm lục địa và xác định chủ quyền các hải đảo.

 Vùng biển Hoàng Sa, đảo Hoàng Sa chỉ cách lục địa Việt nam 160 hải lý vá cách lục địa Trung quốc 270 hải lý. Vùng biển Trường Sa cách lục địa Việt nam 190 hải lý, đảo Trường  Sa cách lục địa Việt nam 220 hải lý và cách lục địa Trung quốc 750 hải lý. Hoàng Sa & Trường Sa lại toạ lạc dọc bờ biển Việt Nam từ vĩ tuyến 17 xuống tới vĩ tuyến 8.

 Đường Lưỡi bò không nằm trong bất cứ khoản  nào từ vùng nước nội thuỷ, vùng nước quần đảo. lãnh hải kể cả lãnh hải mở rộng, thềm lục địa, và  vùng đặc quyền kính tế của Công ước cũng như không theo bất cứ tiêu chỉ nào của pháp lý Liên Hiệp Quốc qui định! Vậy thì làm sao?

Bất chấp pháp lý quốc tế hiện hành, các nhà nghiên cứuTrung Quốc đưa ra luận điểm vùng biển  lịch sử, đưa ra hàng vạn trang sử liệu từ thời Hán Vũ Đế, thời Tống rồi tới thời Minh kể chuyện  Trịnh Hoà đã có hành động của thuỷ quân tuần thám Nam Hải. Chưa nói đến  chuyện có thật hay chỉ là suy diễn, cắt xén nguỵ tạo. Chỉ cần thực tế lịch sử đã diễn tiến ra sao. Đúng quân nhà Minh đã xâm lược toàn bộ Đại Việt mà Trung Quốc gọi là An Nam và đã có gần 30 năm đô hộ. Như vậy chẳng phảI chỉ có các đảo Nam Hải mà toàn bộ Đại Việt bị thuộc vào Nhà Minh . Như thế chẳng lẽ các nước Phương Tây từng có nhượng địa của mình như Quảng Châu Loan thuộc Pháp, Hồng Kông thuộc Anh, Ma Cao thuộc Bồ Đào Nha . bây giờ các nước Phương Tây lại  nói rằng Hồng Kông bây giờ là đất của Anh, Ma Cao thuộc đất của Bồ. Chắc chắn chỉ có thể nói các vùng đất đó đã từng là của các nước Phương Tây quản lý, nhà nước Đại Thanh đã nhượng cho họ mà thôi. Cũng vậy sau Minh Thuộc, Lam Sơn khởi nghĩa thành công đã tái lập nước Đại Việt độc lập , tất cả Đại Việt đất liền và các hải đảo không còn thuộc Trung Quốc. là điều hiển nhiên. Sao lại có thể nói ngang nói ngược được? . Cũng như vừa qua Pháp phải bỏ quyền cai tri  Việt Nam và nay phải  công nhận một thực tế lịch sử như thế..

 Các nhà nghiên cứu Trung Quốc lại cho rằng nhà cầm quyền VNDCCH đã từng công nhận Tây Sa & Nam Sa thuộc Trung Quốc thì nay không được lật lọng! Nếu nói lật lọng thì không biết năm 1972 ai là nước đã lật lọng trước. Nếu như nói ở trên việc trong hoàn cảnh đối đầu trong chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng thì cũng như chính quyền VNCH đối với việc chiếm đóng của Đài Loan , Philippines đối với các đảo của Trường Sa có khác là bao! Song nếu nói về pháp lý quốc tế thì theo Hiệp định Genève mà chính Trung Quốc đã xử ép Việt Nam và cả hai nước đều ký , Hoàng Sa & Trường Sa thuộc phía Nam vĩ tuyến 17 do chính quyền Phía Nam quản lý  mà hai chính quyền VNCH cũng như CHMNVN chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền cả , tất cả những gì tuyên bố không phải  hai chính quyền này đều không có giá trị pháp lý quốc tế  mà chỉ là đối sách chính trị trong hoàn cảnh lịch sử chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng.

 Hoàn cảnh lịch sử đã qua , hoàn toàn khác đi rồi!

Tôi thách thức các nhà nghiên cứu Trung Quốc đưa ra được những bằng chứng, những sử liệu cụ thể trong chính sử hay trong các văn bản của nhà nước trước năm 1909 về xác lập chủ quyền của nhà nước Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa theo đúng pháp lý quốc tế thời đó, như chính sử, sách điển lệ, các văn bản nhà nước từ châu bản đến các tờ tư, lệnh, bằng cấp của các chính quyền địa phương như Việt Nam có.

Tôi cũng thách thức các nhà nghiên cứu Trung Quốc đưa ra được những tư liệu lịch sử của phương Tây nói đến việc chiếm hữu chủ quyền của chính quyền Trung Quốc theo cách phương Tây trước năm 1909, khi Trung Quốc cho Paracels là vô chủ.

Tôi thách thức Trung Quốc trưng ra được bằng chứng bản đồ với tọa độ chính xác hiện nay do Phương Tây vẽ trước năm 1909 như bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ ghi rõ Paracel seu Cát Vàng. Và ngay cả các bản đồ của Trung Quốc vẽ trước năm 1909 cho rằng Tây Sa & Nam Sa thuộc Trung Quốc, không phải cực nam Trung Quốc là Hải Nam như các bản đồ nhà nước Đại Thanh từng vẽ!

Nếu có những sử liệu như Việt Nam, mới thể nói một cách khoa học rằng bất khả tranh nghị.

 Tôi rất kính trọng sử học truyền thống Trung quốc có những đại sử gia như Tư mã Thiên hay Thái Sử Bá nhất định chép sự thật lịch sử dù có  bị Vua chém. Tôi không hiểu nổi các nhà nghiên cứu sử Trung Quốc hiện nay lại cố tình bóp méo lịch sử, nhất là đưa ra những sử liệu ở Chư Phiên chí tức nói về đất nước Phiên, nước người ta lại cứ cố gán ghép cho là của mình như Tây Sa & Nam Sa! Là những người học sử , nghiên cứu sử lấy sự thật, tìm ra sự thật là con đường , lý tưởng của mình, tôi hoàn toàn thất vọng với cách hành xử của các các nhà nghiên cứu sử học Trung Quốc hiện nay.

 Người Pháp, người Mỹ chắc cũng đã có người hối hận đã không biết nhiều về lịch sử một đất nước tuy nhỏ song rất kiên cường bất khuất như Việt Nam. Hàng ngàn năm nội thuộc Phong kiến phương Bắc như Hán, Đường,  lại trải qua bao lần xâm lược hết Tống, Nguyên,  Minh Thanh , đất nước này bị tràn ngập quân xâm lược. Chiếm được thì rất dễ , song giữ được đâu có dễ! Việt Nam hiện nay có hàng triệu người Việt khắp thế giới tuy chính kiến khác nhau song phần lớn đều là những người yêu nước. Khi đất nước lâm nguy sẽ không thiếu những ngừoi sẵn sàng ôm bom ba càng hay bộc phá nhào vào những mục tiêu khắp mọi nơi như trong chiến tranh vừa qua. Không ai mong thảm kịch ấy sẽ  xảy ra. Song những bài học lịch sử luôn là những bài học chung của  cả chúng ta và luôn cần nhắc lại cho mọi người đều phải nhớ.

 Việt Nam Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông, nhân dân hai nước tin rằng  bao giờ các lãnh đạo của họ cũng phải luôn sáng suốt, đừng có những tính toán sai lầm gây ra những hậu quả khôn lường  , phải có tầm nhìn xa trông rộng, rồi ra Trung Quốc sẽ không còn bất chấp sự thật lịch sử, bất chấp pháp lý quốc tế , bất chấp Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các nghị quyết cấm  dùng vũ lực và những quy định rất rõ trong Công ước Luật Biển 1982. Bởi bất chấp như vậy thì sống được với ai? Đó cũng là do sức mạnh tinh thần vô địch của nhân dân hai nước và các dân tộc tiến bộ trên thế giới buộc phải như thế! Đó cũng là qui luật muôn đời vậy!

Hãn Nguyên  Nguyễn Nhã, Tiến sĩ sử học

Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập NCBĐ.

CHÚ THÍCH: Tên bài viết do BBT đặt, tên gốc bài viết của tác giả: " Các chứng cứ lịch sử và khoa học khẳng định chủ quyền của Việt Nam & Phản bác những lập luận không  có cơ sở khoa học của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa"