03/09/2015
Sự hỗn loạn gần đây ở các thị trường tiền tệ thế giới, đặc biệt ở châu Á, đang phản ánh sự hiểu nhầm của nhà đầu tư và một số chính trị gia về động thái Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (NDT). Ở một số khía cạnh, đây là phản ứng thái quá về tác động của động thái này.
Thực tế những gì đang xảy ra không cho thấy một “cuộc chiến tiền tệ” giữa các thị trường đang nổi, như nhiều người phỏng đoán. Thay vào đó, đây là sự can thiệp để đồng NDT phù hợp hơn với thị trường. Trong nhiều năm, đồng tiền của Trung Quốc được gắn kết chặt chẽ với đồng USD, đồng nghĩa nó sẽ biến động theo đồng USD. Từ vài năm qua, đồng USD đã tăng giá nhờ sự tăng trưởng kinh tế mạnh hơn của Mỹ so với các đối tác thương mại, cũng như dự đoán về khả năng tăng lãi suất lâu nay của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED). Những diễn biến này làm tăng lãi suất tương đối cho những khoản đầu tư vào tài sản đồng USD, qua đó hút vốn từ các nước khác. Đồng USD mạnh có nghĩa các đồng tiền khác sẽ yếu đi và đồng NDT, vốn neo vào đồng tiền Mỹ, cũng vậy.
Ở các nền kinh tế đình trệ như Nhật Bản và châu Âu, việc kích thích tiền tệ khá muộn dưới hình thức chính phủ thu mua trái phiếu hay “nới lỏng định lượng” dựa trên lãi suất gần bằng 0, đã làm yếu đồng yen và đồng euro, qua đó làm hạ giá thành và tăng xuất khẩu từ Nhật Bản và châu Âu cũng như hồi phục phần nào tăng trưởng kinh tế ở đó. Từ năm 2013, Trung Quốc đã trải qua quá trình tăng trưởng kinh tế chậm, một phần do giới hoạch định chính sách tìm cách “tái cân bằng” nền kinh tế thu nhập trung bình hiện nay khỏi việc quá phụ thuộc vào đầu tư của doanh nghiệp nhà nước (thường hoạt động không hiệu quả) và xuất khẩu, hướng đến quá trình tiêu thụ nhiều hơn mà sẽ làm tăng phúc lợi cho người dân.
Tăng trưởng chậm ở Trung Quốc đồng nghĩa mức cầu giảm, dẫn đến việc nhập nguyên liệu thô và năng lượng từ các nước xuất khẩu hàng hóa như Canada, Australia, Brazil, Indonesia và nhiều nền kinh tế đang phát triển khác cũng giảm. Điều này tiếp tục làm yếu đồng tiền của các nước này, vốn đã phải hứng chịu dòng vốn chảy ra ngoài và đổ vào tăng trưởng cao cũng như lãi suất sẽ sớm tăng của Mỹ. Tóm lại, những diễn biến này đã khiến đồng NDT của Trung Quốc tăng 30% so với giá trị thực do đồng tiền của các nước khác yếu hơn so với đồng USD tăng vọt mà NDT được neo vào.
Trong tháng 5/2015, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuyên bố đồng NDT “không còn bị định giá thấp”. Đồng NDT tiếp tục sẽ tăng giá thậm chí ngay cả khi tăng trưởng của Trung Quốc chậm, dòng vốn chảy ra ngoài tăng, và gần đây nhất, thị trường chứng khoán sụt giảm.
Phá giá để phù hợp với thị trường
Trong bối cảnh đó, cơ quan quản lý tiền tệ Trung Quốc đã không định giá lại đồng NDT vốn bị định giá cao, và với tỉ lệ phần trăm lớn. Đây là bằng chứng cho thấy quyết tâm chính trị của Bắc Kinh nhằm giữ đồng NDT mạnh như một phần của hi vọng biến nó thành một đồng tiền dự trữ quốc tế như USD, euro, yen và đồng bảng Anh. Tuy nhiên, phần nào sự chuyển biến này cũng đòi hỏi rằng giá trị của đồng tiền đó sẽ phải thực sự được quyết định bởi lực lượng thị trường, thay vì mệnh lệnh của chính phủ.
Những tuần gần đây, lực lượng thị trường đang đẩy đồng NDT xuống thấp hơn giá trị trên sàn giao dịch hàng ngày. Nếu đồng NDT được thả nổi tự do như các đồng tiền khác, nhiều khả năng nó sẽ còn xuống thấp hơn. Người ta cần phải nhớ rằng đồng NDT không được giao dịch tự do. Nó được neo vào đồng USD. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (tức ngân hàng trung ương - PBoC) ấn định tỉ giá hàng ngày cho đồng NDT và chỉ cho phép giao dịch trong biên độ 2%.
Ngày 11/8, PBoC ấn định tỉ giá thấp hơn mức giao dịch một ngày trước đó là 1,9%. Đây là mức thay đổi qua một ngày lớn nhất trong một thập kỉ ở Trung Quốc. Đồng NDT mất giá tương ứng. Ngày 12/8, Bắc Kinh tiếp tục ấn định tỉ giá thấp hơn 1,6%, kéo theo một đợt trượt giá nữa. Ngân hàng cũng thay đổi cách thức giá trị mục tiêu của đồng NDT được ấn định, khẳng định sẽ phản hồi tích cực hơn với lực lượng thị trường, và sẽ dựa vào giá trị đóng cửa của ngày hôm trước.
Theo đó, động thái gần đây của Bắc Kinh là phản ứng trước lực lượng thị trường, tương ứng với việc nới lỏng cho phép đồng NDT trượt giá để phản ứng với lực lượng thị trường. Cơ quan quản lý tiền tệ Trung Quốc biện luận rằng động thái của họ là phù hợp với thị trường, và IMF đã xác nhận điều đó. Một điều khác mà nhà chức trách Trung Quốc đã làm là can thiệp vào thị trường để đồng NDT trượt giá hơn nữa sau khi phá giá. Họ làm vậy bằng cách mua lại đồng NDT với một phần quỹ dự trữ ngoại hối lớn của mình.
Làm như vậy, họ đang hành động giống như nhiều quốc gia khác với cơ chế “quản lí thả nổi” (trong đó có Singapore), với việc mua và bán hàng ngày để điều chỉnh những biến động tỉ giá hối đoái.
Phản ứng thái quá trước sự phá giá
Vậy tại sao lại có sự phản đối mạnh mẽ, đặc biệt ở Mỹ, rằng Trung Quốc đang “thao túng” đồng tiền của mình để có lợi thế cạnh tranh không công bằng cho hàng hóa xuất khẩu của họ ở thị trường thế giới? Một lí do là bởi Mỹ một lần nữa đang ở trong mùa bầu cử tổng thống, mà Trung Quốc là cái cớ để các ứng cử viên nhiệt tình thể hiện luận điểm dân tộc chủ nghĩa của mình.
Song, có một lí do quan trọng hơn là việc hầu như chắc chắn đang có sự thiếu hiểu biết không chỉ ở các chính trị gia, mà còn ở dư luận và thậm chí là ở các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, về những phức tạp liên quan đến hoạt động tiền tệ. Trước tiên, việc phá giá đồng NDT khoảng 2-3% là khá nhỏ, so với việc định giá cao hơn 30% trước đó. Thứ hai, một đồng tiền yếu hơn không tự động có nghĩa là hàng xuất khẩu rẻ và nhiều hơn sẽ có lợi cho Trung Quốc.
Một mặt, xuất khẩu thường kèm theo yếu tố nhập khẩu (như nguyên liệu thô), và chi phí cho chúng sẽ tăng lên khi đồng nội tệ trở nên yếu đi. Mặt khác, các doanh nghiệp vay mượn nước ngoài (chẳng hạn, do lãi suất đồng USD thấp) giờ đây phải đối mặt với gánh nặng trả nợ cao hơn đồng thời cũng làm tăng chi phí và thu hẹp lợi nhuận. Và, bất kì mức cầu xuất khẩu mạnh hơn cũng có thể làm tăng lạm phát trong nước, đặc biệt khi lao động thiếu hụt.
Phần nhiều hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc là bổ sung thay vì cạnh tranh với hàng hóa nước khác, là một phần trong chuỗi cung ứng sản xuất hội nhập khu vực hoặc thế giới. Nếu chỉ do hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc giờ đây rẻ hơn chút ít do đồng NDT yếu, điều này không có nghĩa hàng xuất khẩu Trung Quốc sẽ tăng mạnh về khối lượng. Xuất khẩu không chỉ phụ thuộc và các mức giá tương đối. Nó phụ thuộc vào mức cầu nước ngoài, mà điều này đổi lại phụ thuộc vào tăng trưởng thu nhập ở nước ngoài.
Liệu một đồng NDT yếu và một đồng USD mạnh sẽ thúc đẩy hàng xuất khẩu Trung Quốc vào Mỹ? Việc đồng USD mạnh khiến hàng xuất khẩu Mỹ trở nên đắt hơn ở nước ngoài, và nhập khẩu rẻ hơn khi vào Mỹ. Điều này gây tổn hại đến mức cầu hàng hóa đa quốc gia của Mỹ. Một đồng USD mạnh cũng đồng nghĩa lợi nhuận từ nước ngoài sẽ giảm đi khi trở về Mỹ. Đồng thời, doanh nghiệp Mỹ cũng sẽ mất thị phần trước đối thủ cạnh tranh từ châu Âu và Nhật Bản, những nơi mà đồng euro và yen còn mất giá mạnh hơn đồng NDT.
Do đó, không hoàn toàn rõ ràng rằng một đồng NDT yếu sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu Trung Quốc vào Mỹ, nếu tăng trưởng thu nhập của Mỹ không làm tăng cầu. Trái lại, nhiều doanh nghiệp Mỹ đang nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu bán thành phẩm từ Trung Quốc, và thậm chí họ còn có lợi bởi sẽ mua được rẻ hơn do đồng NDT yếu. Với một số doanh nghiệp, như trong lĩnh vực lắp ráp ôtô, tăng trưởng mạnh ở thị trường Mỹ đang vượt qua tác động tiêu cực của đồng USD mạnh, trong bối cảnh tăng trưởng chậm ở Trung Quốc đang làm giảm cầu những sản phẩm họ sản xuất tại đây cho thị trường Trung Quốc.
Đông Nam Á và đồng NDT yếu hơn
Đông Nam Á không may mắn như vậy. Ở khu vực này, tỉ giá hối đoái từ xuất khẩu hàng hóa đang giảm do mức cầu từ đồng NDT giảm những năm gần đây (bao gồm cả yếu tố tăng trưởng xuất khẩu Trung Quốc chậm hơn cho đồng NDT mạnh). Các đồng tiền của họ đã yếu đi đáng kể trước khi đồng NDT phá giá, do dòng vốn chảy vào các khoản lãi đầu tư tốt hơn ở Mỹ. Đồng nội tệ yếu giúp họ tăng xuất khẩu và cả các khoản nợ nước ngoài. Tuy nhiên, giới chức quản lí tiền tệ đang lưỡng lự tăng lãi suất để hỗ trợ đồng nội tệ và giảm nguy cơ lạm phát nhập khẩu, bởi điều này sẽ làm chậm tăng trưởng trong nước hơn nữa.
Đồng NDT yếu cũng có thể làm giảm đầu tư của Trung Quốc trong khu vực và chuyển hướng ngành sản xuất tốn nhiều lao động trở lại Trung Quốc. Nếu tình hình tiếp diễn, kết quả tốt nhất cho người Trung Quốc, Mỹ, Đông Nam Á và các nền kinh tế thế giới là Trung Quốc tiếp tục tự do hóa hệ thống tài chính và đồng tiền của mình mà giới chức nước này đã nhiều lần khẳng định quyết tâm, và FED thực sự tăng lãi suất.
Cả hai hành động này sẽ làm giảm sự bất định mà hiện đang khiến các nhà đầu tư lo sợ và làm xáo động các thị trường. FED ít nhất cần minh bạch về việc họ định làm gì và tại sao (chứ không phải khi nào và với tốc độ nào). Vấn đề với Trung Quốc là sự thiếu lòng tin của cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước rằng chính phủ sẽ thực sự tiếp tục theo đuổi những cải cách kinh tế định hướng thị trường cần thiết, bất chấp tăng trưởng chậm và sự phản kháng chính trị trong nước.
Vai trò gần đây của Bắc Kinh trong việc “đổ dầu vào lửa” của bong bóng thị trường chứng khoán và can thiệp để ngăn giảm phát, đã phủ bóng lên mức độ mà “các yếu tố cơ bản thị trường” sẽ được phép để quyết định giá trị của đồng NDT. Nghịch lí là những yếu tố quyết định thị trường vốn lại chỉ quyết định đầu tư “theo định hướng thị trường” dựa trên mức độ khả tín chính sách của chính phủ, điều chỉ có thể có được bằng những hành động có thể nhận thấy.
Liệu có xảy ra “cuộc chiến tiền tệ”? Châu Âu, Nhật Bản và các nước châu Á khác đã không chủ định phá giá đồng tiền để giúp xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, dù với một số nước, điều này có thể là tác động (vô tình hoặc hữu ý) từ gói kích thích tiền tệ trong nước, và với một số nước khác, là do việc Mỹ thắt chặt quản lí tiền tệ. Với việc đến nay đồng NDT chỉ được phá giá với tỉ lệ thấp và bị trì hoãn, cũng như mục tiêu dài hạn về một đồng tiền mạnh và ổn định, rất ít khả năng Trung Quốc sẽ phá giá để tạo ra một cuộc chiến tiền tệ, hoặc các nước khác cân nhắc làm theo.
Hầu hết các nước đều có đồng tiền thả nổi, và với việc kinh tế thế giới giờ đây hội nhập hơn bao giờ hết, động thái phá giá để cạnh tranh của một nước sẽ không chỉ “làm nghèo hàng xóm”, mà cả chính bản thân họ nữa.
Theo The Straits Times
Văn Cường (gt)
Trong cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra, và trong thời kỳ suy thoái kinh tế kéo dài vốn sẽ tác động đến nền kinh tế của cả hai nước, Trung Quốc và Ấn Độ cần hợp tác chặt chẽ hơn thay vì dựng lên những rào cản mới đối với can dự kinh tế.
Các ngân hàng trung ương đã thực hiện các biện pháp chính sách tiền tệ sâu rộng để bù đắp cho những tổn thất mà cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 đã gây ra. Câu hỏi đặt ra là liệu các biện pháp này có mang lại hiệu quả, trấn an thị trường và hỗ trợ nền kinh tế thực sự như mong muốn hay không.
Đại dịch COVID-19 và một cuộc chiến về giá đã đẩy các thị trường năng lượng thế giới rơi vào khủng hoảng. Trong lịch sử, thị trường dầu mỏ toàn cầu chưa bao giờ sụp đổ đột ngột như hiện nay.
Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc tập đoàn The Economist (Anh) nhận định rằng nền kinh tế toàn cầu năm 2020 có thể sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức bởi tác động từ tình trạng bất ổn địa chính trị cùng với sự bùng phát đại dịch toàn cầu COVID-19.
Dự án Hành lang Kinh tế phía Đông (EEC) được phát triển dựa trên khu vực theo mô hình kinh tế Thái Lan 4.0, là một dự án đầy tham vọng của Chính phủ Thái Lan nhằm tái cấu trúc và khôi phục nền kinh tế vốn mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình.
Sau 30 năm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, Việt Nam đã bước vào thời kỳ phát triển tốt nhất trong lịch sử với triển vọng tương lai tươi sáng và lộ trình phát triển rõ ràng. Tuy nhiên, không nên cho rằng Việt Nam có thể thách thức chuỗi sản xuất công nghiệp Trung Quốc cũng như đặt hai nước ở...