flags.jpg

Giới thiệu

Vào năm 2011, Cao ủy thương mại của EU Karel de Gucht đã tuyên bố rằng “Mỹ và châu Âu có thể thường xuyên cãi vã, nhưng cuối cùng chúng tôi hiểu rằng chúng tôi là đối tác của nhau”. Điều tương tự cũng xảy ra trong mối quan hệ Đức-Mỹ. Chúng ta cho điều đó là đương nhiên cũng như chúng ta coi sự hiểu biết lẫn nhau của chúng ta – những lợi ích chiến lược và các cách tiếp cận của chúng ta – là đương nhiên. Nhưng trên mức độ thực tiễn, cả hai phía quá bận rộn với việc phản ứng lại những cuộc khủng hoảng lớn đang diễn ra – từ cuộc xung đột Ukraine đến Syria, các cuộc khủng hoảng người tị nạn và IS – đến mức không dành đủ thời gian cho việc nói đến sự hợp tác về các vấn đề chiến lược then chốt.

Có thể vấn đề - và đối tác - quan trọng nhất đối với cả hai nước là Trung Quốc. Việc khai trương Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) mới – một sáng kiến của Trung Quốc mà Đức cùng với Anh, Pháp và các nước khác đã tham gia với tư cách là thành viên sáng lập còn Mỹ thì đã không tham gia – là “tiếng chuông báo thức” lớn rằng chúng ta có những cách tiếp cận bất đồng với những sáng kiến quản trị toàn cầu mới của Trung Quốc. Vấn đề này cho thấy thực sự đã đến lúc cân nhắc cái giá của sự không hợp tác trong dài hạn vượt ra ngoài những thành quả trong ngắn hạn có được từ sự cạnh tranh và sự lơ là.

Trong bài viết này, tác giả xem xét những lĩnh vực, cơ hội và những trở ngại cho hợp tác và lý do tại sao chúng ta nên dành thời gian để đầu tư vào một sự hiểu biết lẫn nhau và sự hợp tác rõ ràng tốt đẹp hơn khắp Đại Tây Dương. 4 điểm then chốt của tác giả là:

1. AIIB là một tiếng chuông báo thức. Với một thế hệ có tư tưởng hợp tác hơn, ngày càng nắm quyền điều hành, có động lực thúc đẩy mối quan tâm ngày càng tăng đối với hợp tác xuyên Đại Tây Dương về chính sách Trung Quốc.

2. Tuy nhiên, việc thiếu những hình thức được thể chế hóa vẫn còn dai dẳng: sự hợp tác và trao đổi vẫn phụ thuộc vào các cá nhân và các sáng kiến cá nhân, và cho đến nay tập trung ở cấp cao hơn, với hầu như không có gì tiếp theo ở cấp làm việc.

3. Những cái giá của sự không hợp tác trong dài hạn sẽ lớn hơn những thành quả mang tính cạnh tranh trong ngắn hạn.

4. Những trở ngại đối với sự hợp tác bao gồm các mô hình trệch hướng và các nền văn hóa chính trị và việc thiếu sự hiểu biết về nhau; tuy nhiên, cơ hội và các lĩnh vực để hợp tác là nhiều và nổi trội.

Những lý do và hình thức hợp tác

Trong dòng trật tự quốc tế hiện nay, Trung Quốc nổi lên như một bên tham gia then chốt mới đang sử dụng ảnh hưởng đang tăng lên của mình trong sự quản lý toàn cầu. Trong khi đó, Đức cùng với Mỹ là hai bên tham gia cốt lõi của “phương Tây”, ảnh hưởng của Đức được định hình và hỗ trợ bởi vai trò của nước này trong việc đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chính và an ninh, từ Khu vực đồng euro đến Ukraine, Syria, cuộc khủng hoảng người tị nạn, và IS. Đối với cả hai nước, Trung Quốc đã trở thành ưu tiên chính sách đối ngoại và đối tác cốt lõi trong việc đối phó với các thách thức toàn cầu: Mỹ thừa nhận Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược và bên tham gia cốt lõi duy nhất còn lại của mình, trong khi Đức vừa hợp tác vừa cạnh tranh với Trung Quốc về mọi mặt từ kinh tế đến sự biến đổi khí hậu. Theo quan điểm của châu Âu/Đức, Trung Quốc và khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã thay thế Bắc Mỹ về thương mại với việc Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn thứ ba đối với Đức, với thương mại Đức-Trung chiếm hơn 50% thương mại EU-Trung Quốc, trong khi Mỹ chỉ đứng thứ tư. Chính sách “tái cân bằng sang châu Á” của Tổng thống Barack Obama (hay còn gọi là “sự xoay trục sang châu Á”) củng cố sự nổi bật của khu vực này đối với chính sách đối ngoại và an ninh của Mỹ. Đức và Trung Quốc hiện nay đã tổ chức các cuộc tham vấn chính phủ hai năm 1 lần (với hơn 200 quan chức của Trung Quốc đến Berlin tham dự hội nghị gần đây nhất); Mỹ và Trung Quốc đã tổ chức Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung (S&ED) thường niên (với hơn 400 đại biểu Trung Quốc tham dự hội nghị gần đây nhất). Mối quan hệ của Đức với Trung Quốc phản ánh tương quan mối quan hệ Mỹ-Trung. Là “các đối tác chiến lược” kể từ năm 2003, Đức và Trung Quốc đã bắt đầu “Quan hệ đối tác đổi mới toàn diện” vào tháng 10/2014 bao gồm tất cả các lĩnh vực từ giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu và những thách thức phi truyền thống kể cả sự biến đổi khí hậu, đến hợp tác về công nghệ, sự đô thị hóa và hiện đại hóa. Các cuộc đối thoại về các vấn đề-lĩnh vực cụ thể thường nhóm họp các chuyên gia lại với nhau ở cấp làm việc. Kể từ năm 2015, Đức và Trung Quốc đã tổ chức Đối thoại cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh cấp bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng; “Đối thoại Tài chính cấp cao Trung-Đức” kể từ tháng 3/2015; Đối thoại về pháp trị tiếp diễn một thời gian dài; và Đối thoại về nhân quyền duy nhất ở cấp quốc gia giữa các nước châu Âu, bổ sung thêm Đối thoại về nhân quyền của EU. Về hợp tác an ninh, cơ quan kiểm soát xuất khẩu BAFTA của Đức đã thực hiện chương trình “Tiếp cận EU” để đào tạo các nhân viên kiểm soát xuất khẩu của Trung Quốc trong khi đào tạo các nhân viên Trung Quốc được lựa chọn tại Trung tâm Liên hợp quốc ở nước này, Học viện quốc phòng, và trong các khóa đào tạo ngắn hơn, trong các cơ quan quân sự khác. Trung Quốc và Đức là thành viên trong 50 tổ chức quốc tế (IO) và ở cấp xã hội dân sự, có một mạng lưới trao đổi văn hóa và học thuật dồi dào, với mức độ hợp tác phi tập trung hóa về khoa học sâu sắc và ở 80 thành phố kết nghĩa khắp cả hai nước.

Những lợi ích mà Mỹ và Đức chia sẻ từ các lĩnh vực chính sách đến những khía cạnh cai trị toàn cầu, bao gồm mong muốn chung củng cố lại hệ thống thế giới/trật tự tự do trong khi hội nhập và thích nghi với một Trung Quốc đang nổi lên; bao trùm những lợi ích kinh doanh như các Hiệp định đầu tư song phương (BIT) mà Mỹ và EU hiện nay đang đàm phán; và lợi ích chung trong hòa bình và sự ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương, dựa vào những tuyến thương mại chính trên biển chạy qua Biển Đông và những nơi khác trong khu vực.

Với Đức tự nhận thấy cố thủ rất vững chắc ở Liên minh châu Âu, mạng lưới dày đặc của Đức/châu Âu và Mỹ mang lại nhiều “điểm tiếp nhận” dành cho những sáng kiến phối hợp về các vấn đề lợi ích chung có liên quan đến Trung Quốc, nơi các thông điệp phối hợp sẽ củng cố cường độ và tác động của những cách tiếp cận này. Tuyên bố Clinton-Ashton vào năm 2012, “Tuyên bố chung Mỹ-EU đầu tiên về khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, là sự mở đầu lớn ở cấp Mỹ-EU, nhưng không thấy sự tiếp tục trong các sáng kiến tương lai. Chẳng hạn, việc Kurt Campbell chìa tay với người châu Âu để bắt đầu sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương nhiều hơn về châu Á và Trung Quốc bằng việc chẳng hạn phục hồi Đối thoại chiến lược Mỹ-EU về Đông Á, được thiết lập vào năm 2005 sau cuộc tranh luận gay gắt xuyên Đại Tây Dương về việc EU dỡ bỏ có chủ đích lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc, đã không được phía EU tiếp nhận. Những khuôn khổ như hội nghị Quint nửa năm 1 lần – đưa những người phụ trách về châu Á của Anh, Pháp, Đức, Italy và Mỹ lại với nhau – vẫn là không chính thức và phi thể thức trong khi các sáng kiến lộ trình 1.5 như Diễn đàn Trung Quốc ở Stockholm của GMF vẫn hiếm khi diễn ra.

Cách tiếp cận và những lợi ích của Đức ở Trung Quốc

Cách tiếp cận của Đức được định hình bởi những kinh nghiệm lịch sử của nước này về sự hội nhập, mở rộng, Ostpolitik (chính sách bình thường hóa quan hệ của phương Tây với Đông Âu và Liên Xô), và địa lý của châu Âu. Trong khi Mỹ và Trung Quốc có Thái Bình Dương giữa các bờ biển của họ, khoảng cách giữa Đức và Trung Quốc được lấp đầy bằng những lợi ích chiến lược khoảng cách ngắn hơn mà đòi hỏi phải có sự chú ý ngay lập tức: Nga và Ukraine, Syria và Trung Đông. Chính sách của Đức cũng được định hình bằng sự tự đánh giá về những hạn chế đối với ảnh hưởng của nước này – một đánh giá thường chống lại quan điểm của Mỹ về sức mạnh có thể có của Đức. Tại cốt lõi của cách tiếp cận của Đức đối với Trung Quốc là ý tưởng can dự và gây ảnh hưởng thông qua sự trợ giúp; đó là tham gia và định hình các dự án quốc tế của Trung Quốc từ “bên trong” và khuyến khích phát triển trong nước của Trung Quốc thông qua sự hỗ trợ tập trung trong khi lên tiếng về những khía cạnh quan trọng trên cơ sở lòng tin. Kết nối nhu cầu hiện đại hóa thực sự của Trung Quốc và danh mục của Đức về bí quyết sản xuất và công nghệ cần có với những lợi ích chính sách của Đức là mục tiêu “quan hệ đối tác hiện đại hóa” trong năm 2014, mà bao gồm kế hoạch “Công nghiệp 4.0/Trung Quốc 2020”, Đối thoại về pháp trị, và xây dựng khả năng thực sự trong khu vực. Cách tiếp cận toàn diện này vượt ra ngoài cáo trạng “chỉ có thương mại” thường được đưa ra như trong những bình luận công khai gần đây của Thủ tướng Đức Angela Merkel ủng hộ các thể chế quốc tế liên quan như Tòa án quốc tế về biển trong việc tìm kiếm giải pháp cho những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Vượt ra ngoài những lợi ích thương mại mạnh mẽ bao hàm mối quan tâm mạnh mẽ đến sự ổn định, những lợi ích của Đức ở Trung Quốc bao gồm việc củng cố và thích nghi với hệ thống quản lý toàn cầu, làm việc với Trung Quốc về các vấn đề từ sự biến đổi khí hậu (với mối quan hệ qua lại phức tạp của vấn đề năng lượng/môi trường/khí hậu nằm ở trung tâm của các cuộc tham vấn chính phủ trong năm 2014) đến cải thiện cơ sở hạ tầng tài chính toàn cầu. Tư cách thành viên sáng lập của Đức trong AIIB – cũng theo yêu cầu của các đối tác Đông Nam Á – chỉ là ví dụ về chính sách của nước này định hình các thể chế từ bên trong. Trung Quốc hiện nay đã trở thành một khía cạnh trong toàn bộ chính sách đối ngoại của Đức giống như Mỹ là một phần trong toàn bộ chính sách đối ngoại của Đức. Do đó, có một lợi ích tăng nhiều hơn bao giờ hết không chỉ trong cuộc tranh luận xuyên Đại Tây Dương ở cấp chiến lược và chiến thuật để có một sự trao đổi tốt hơn, để chứng tỏ tốt hơn rằng Berlin và Washington đang trao đổi thông tin về những sáng kiến của Trung Quốc và tác động của Trung Quốc lên các vấn đề khu vực và toàn cầu – mà còn về việc tiếp tục cuộc đàm phán với các sáng kiến chung rõ ràng.

Những vấn đề Đức-Mỹ và EU-Mỹ dành cho sự hợp tác là tương đối nhiều, từ an ninh biển và quyền tự do hàng hải đến các cơ chế ngăn chặn xung đột và an ninh mạng – tất cả các lĩnh vực đua tranh trong đó cả hai đối tác can dự với Trung Quốc và hưởng lợi từ sự phối hợp xuyên Đại Tây Dương. Các vấn đề cụ thể cho đến nay bao gồm các cuộc đàm phán về các hiệp định đầu tư song phương (BIT) giữa Mỹ và Trung Quốc và giữa EU và Trung Quốc (Đức đã ký BIT của nước này vào năm 2003, nhưng ủng hộ các cuộc đàm phán của EU) mà sẽ được lợi từ các cách tiếp cận có phối hợp để đạt được một khuôn khổ chung bao trùm mà vẫn để khả năng có những kết quả cá nhân dành cho các hiệp định song phương. Trong một lĩnh vực tương tự, liên quan đến kinh doanh cũng như xã hội dân sự, những dự thảo luật về tổ chức phi chính phủ (NGO) và công nghệ thông tin (IT) mới ở Trung Quốc đã dẫn đến những quan ngại tương tự ở Đức, EU, và Mỹ và có thể được giải quyết thêm bằng các thông điệp có phối hợp. Về mặt an ninh, một vấn đề cốt lõi là quốc tế hóa các vấn đề như các tranh chấp lãnh thổ Biển Đông nơi Đức và EU có thể củng cố tầm quan trọng của việc tuân theo luật pháp, những quy định và tiêu chuẩn quốc tế – với việc cả hai có mức độ tín nhiệm đáng kể khi nói về các trật tự dựa trên luật lệ. Về việc xây dựng khả năng trong khu vực này – chủ yếu bằng việc khuyến khích ASEAN thực hiện các sáng kiến như OSCE – cả hai phía Đại Tây Dương có thể kết hợp các nguồn lực. Đức sẽ chủ trì OSCE trong năm 2016 và nhằm mục đích làm cho vấn đề về liên kết với nhau – nằm ở trung tâm của những cân nhắc của châu Á – trở thành một vấn đề cốt lõi. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, mạng là lĩnh vực trung tâm của mối quan ngại mà hầu như không có lý do gì để lạc quan nhưng vẫn là lĩnh vực hợp tác then chốt, với Berlin, Brussels và Washington chia sẻ những mối quan ngại và những niềm tin.

Những thách thức đối với sự hợp tác

Sự hợp tác có vẻ tốt đẹp, song khó có thể làm cho lời nói trở thành thực tiễn. Sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương về Trung Quốc đối mặt với rất nhiều thách thức mà đang chịu trách nhiệm cho việc thiếu hợp tác dai dẳng bất chấp những năm có các tuyên bố khác nhau. Những thách thức bao gồm các mô hình, lợi ích, các cách tiếp cận, văn hóa chính trị khác nhau và những trở ngại hoàn toàn mang tính quan liêu. Sau đây chỉ là một số ít trở ngại nhằm đem lại ý tưởng về những cản trở đối với sự hợp tác:

Thời gian và các nguồn lực

Thời gian và các nguồn lực là hai yếu tố then chốt hạn chế sự hợp tác Đức-Mỹ. Những thảo luận chiến lược về Trung Quốc diễn ra và thường có trong chương trình nghị sự của nhiều cuộc đối thoại cấp cao xuyên Đại Tây Dương được tổ chức trong suốt năm nay; tuy nhiên, chúng thường bị lu mờ trước danh sách tiếp diễn những cuộc khủng hoảng cấp bách mà tiêu tốn hầu hết nguồn lực dành cho những phản ứng khẩn cấp. Với phần lớn các trao đổi ở cấp cao, các danh mục về bản chất là rộng lớn và khả năng cuộc gặp bị hẫng với các sự kiện là cao. Khi đưa đối tác xuyên Đại Tây Dương vào trong một chính sách mới cũng là một vấn đề. Thứ nhất, các cơ quan và các bộ ngành của mỗi bên tham gia dành khoảng thời gian đáng kể để tìm kiếm một sự đồng thuận trong số họ. Thứ hai, tốc độ các ý tưởng được theo đuổi rất khác nhau: những ý tưởng dường như được làm theo và bị loại bỏ ở Washington nhanh hơn so với ở châu Âu, trong khi trạng thái tâm lý của Đức, được củng cố bởi các cuộc tham vấn ở cấp quốc gia và châu Âu, thay vào đó muốn các cam kết chậm hơn nhưng vững chắc hơn một khi một thỏa thuận được thiết lập. Nơi người Mỹ tập trung nhiều hơn vào kết quả để đánh giá sự thành công, người châu Âu và người Đức thường tập trung vào quá trình - đặc biệt là kể từ khi quá trình hội nhập châu Âu đang tiếp diễn được xem là một sự thành công để ngăn chặn một cuộc chiến tranh nữa ở châu Âu. Việc này thường dẫn đến sự thất vọng ở Washington về việc Đức và EU đang cố tình chậm chạp, trong khi các đối tác của Mỹ cảm thấy họ được mong đợi chia sẻ gánh nặng nhưng không phải là một phần trong quá trình đưa ra quyết định – hay có thể nói khác đi, “hành xử theo cách tiếp cận và những lợi ích của Mỹ”.

Thiếu sự hiểu biết và mức độ chuyên môn

Việc hợp tác cũng bị cản trở bởi sự thiếu hiểu biết và mức độ chuyên môn, tức là các quan chức của Mỹ thường không nhận thức được những gì những người đồng nhiệm Đức của họ đang làm với các đối tác Trung Quốc, những lợi ích và các cách tiếp cận của họ - và ngược lại. “Sự phân loại” của các chuyên gia ở Washington – những chuyên gia về châu Á đang xem xét châu Á, những chuyên gia về châu Âu đang xem xét Đức và châu Âu – thường khiến các quan chức Đức nói chuyện với các chuyên gia về châu Âu, nhưng hầu như chưa bao giờ nói chuyện với các quan chức làm việc về châu Á. Điều này cũng đúng ở Berlin, với các quan chức Đông Á đến Bắc Kinh thay vì đến Washington. “Các nhóm có tư tưởng giống nhau” ở Bắc Kinh – các cuộc gặp thường xuyên giữa các quan chức chính sách đối ngoại ở các nước có tư tưởng giống nhau như Mỹ, Đức và các nước khác – giúp vượt qua sự chia rẽ này, nhưng những chu kỳ luân phiên ngắn, đặc biệt là đối với các quan chức ngoại giao ở Washington, khiến cho việc tạo lập mạng lưới và dòng thông tin trở nên khó khăn.

Mặc dù cả hai nước tham gia hệ thống “những người hiểu biết rộng” trong số các quan chức chính sách đối ngoại, phía Đức dành ít thời gian và nguồn lực hơn để chuẩn bị cho một vị trí mới – chẳng hạn việc đào tạo tiếng Quan thoại trước khi đến Trung Quốc khác nhau từ 0-6 tuần đối với người Đức đến 2 năm đối với người Mỹ. Ngoài ra, sự khác biệt về số nhân viên – nhìn chung, mang lại mức độ chuyên môn khác nhau ở Berlin và Washington, với các chuyên gia châu Á của Berlin chịu trách nhiệm một phạm vi rộng lớn và các đồng nghiệp Mỹ của họ tập trung vào một danh mục hẹp hơn nhưng có chiều sâu bên trong các khu vực đã được ấn định của họ (với một số loại trừ chiều sâu kiến thức nổi bật ở phía Đức). Cả hai nhân tố này cản trở sự liên lạc và động lực.

Mức độ chuyên môn khác nhau này cũng được phản ánh trong thế giới chuyên gia tư vấn chiến lược. Ngược lại với Mỹ, đội ngũ chuyên gia tư vấn chiến lược của Đức không phục vụ như “phòng thí nghiệm ý tưởng” dành cho những người chịu trách nhiệm về chính sách trước hay sau khi cầm quyền, do Đức có ít người được bổ nhiệm chính trị hơn nhiều và không có hệ thống “cửa quay”. Vẫn chỉ có một nhóm tương đối nhỏ trong các tổ chức tư vấn của Đức tìm cách kiểm soát phạm vi rộng các vấn đề một cách tốt nhất có thể, dẫn đến ít hơn chiều sâu kiến thức có thể sẵn sàng tiếp cận dành cho các nhà hoạch định chính sách. Với hệ thống chung “những nghề nghiệp có kênh thông tin riêng rẽ” (nơi mọi người vẫn ở trong lĩnh vực chuyên môn đã lựa chọn của họ về kinh doanh/ngành dân chính/học thuật với hầu như không có sự thay đổi theo chiều ngang giữa các lĩnh vực này), các nhà ngoại giao chuyên nghiệp và một số lượng nhỏ các chính trị gia được bổ nhiệm, các chuyên gia bên ngoài này không thể thấy được chính sách được tạo lập từ bên trong như thế nào, trong khi chuyên môn của họ sẽ chỉ thỉnh thoảng mới được viện đến.

Các mô hình và vai trò sai trệch

Được thúc đẩy bởi một lập trường địa chính trị khác nhau cũng như bởi một cách tiếp cận truyền thống khác nhau với các vấn đề chiến lược, các mô hình của Đức và Mỹ khác biệt về việc làm thế nào để đánh giá sự trỗi dậy của Trung Quốc và làm thế nào để đối phó với nó. Những đánh giá khác nhau về “điều gì là hiệu quả”, một cách tiếp cận tương đối thận trọng với các vấn đề quân sự ở Đức, và một sự luận bàn chiến lược lấy quân đội làm trọng tâm hơn ở Washington củng cố thêm những mô hình khác biệt này. Việc Mỹ ưu tiên lựa chọn các đối tác hợp tác theo thách thức sắp xảy ra trái ngược với quan điểm của Đức sử dụng các liên minh có từ lâu để giải quyết tất cả các kiểu thách thức, một trạng thái tinh thần đã có kể từ giai đoạn hậu Chiến tranh thế giới thứ hai. Lịch sử cũng là một yếu tố đáng kể đối với Đức, vẫn đương đầu với vai trò mới của nước này là cường quốc hàng đầu ở châu Âu.

Thực chất của vấn đề: Những khuyến nghị để sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương trở nên rõ ràng và lâu dài

Sự hấp dẫn của việc theo đuổi những thành quả trong ngắn hạn bằng việc hành xử cạnh tranh thay vì ra sức đầu tư các nguồn lực cho sự hợp tác để tránh những cái giá phải trả trong dài hạn là khó có thể cưỡng lại trong những khoảng thời gian hoạt động chính trị được thúc đẩy bởi tin tức hàng đầu và chu kỳ bầu cử ngắn. Tuy nhiên, do những lợi ích chiến lược trong dài hạn của Washington, Berlin và Brussels, và sự suy giảm sức mạnh tương đối của các nước “phương Tây”, sự hợp tác sẽ là cách duy nhất để theo đuổi thành công các lợi ích chung của họ. Sau đây là danh sách những khuyến nghị rút ra từ các cuộc phỏng vấn với các nhà hoạch định chính sách và phân tích phía trên:

- Tiếp tục đặt “vấn đề Trung Quốc” trong chương trình nghị sự các cuộc gặp với các quan chức của Mỹ và Đức. Việc lặp đi lặp lại sẽ khiến chủ đề này trở nên nổi bật và đảm bảo rằng nó sẽ được đề cập đến bất chấp các cuộc khủng hoảng mất nhiều thời gian ở khắp nơi.

`- Yêu cầu tổ chức các cuộc gặp với những người đồng nhiệm về châu Á, chứ không chỉ các đối tác trong các bộ chịu trách nhiệm về châu Âu của Nhà Trắng, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao,… trong các chuyến thăm cấp cao của các đại biểu của Đức đến Washington, và ngược lại.

- Đưa các đối tác Đức vào các sáng kiến cụ thể và ngược lại. Những kết quả rõ ràng sẽ thúc đẩy thêm và ổn định sự hợp tác và tạo thuận lợi cho sự hiểu biết tốt hơn về quan điểm của nhau trong quá trình này.

- Cố gắng thể chế hóa sự trao đổi để tăng sự phụ thuộc vào cá nhân cơ quan và các mối quan hệ cá nhân. Việc luân phiên thường xuyên các quan chức ngoại giao cũng như các chính trị gia được bổ nhiệm kết hợp lại thành một sự trao đổi thường xuyên.

- Thiết lập sự tiếp xúc thường xuyên ở cấp làm việc và các cơ quan khắp đất nước, chẳng hạn người đứng đầu vụ Đông Á của Đức đến thăm Washington D.C và ngược lại.

- Đưa kinh doanh vào các cuộc thảo luận chiến lược bằng việc mời các doanh nhân làm việc với/ở Trung Quốc đến các cuộc thảo luận xuyên Đại Tây Dương để kết nối các mô hình thương mại và an ninh và thúc đẩy các sáng kiến chung.

- Thúc đẩy và tăng cường phân tích chiến lược và chuyên môn về châu Á thường xuyên hơn giữa các quan chức và các nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược của Đức để tiến tới xếp ngang hàng với mức chuyên môn của Mỹ.

- Thiết lập cuộc đối thoại lộ trình 1.5 thường xuyên giữa Đức và Mỹ về Trung Quốc để sử dụng sự hiểu biết tiếp tục ở cấp tư vấn, tăng cường kiến thức và ký ức mang tính thể chế, khắc phục ảo tưởng về những sự luân phiên và thúc đẩy tư duy khác lạ vượt qua những trở ngại quan liêu./.

Tiến sĩ May-Britt U. Stumbaum là nhà nghiên cứu của DAAD/AICGS. Tiến sĩ Stumbaum là Giám đốc của Nhóm Nghiên cứu NFG tại Freie Universität Berlin. Bài viết đăng trên trang “Aicgs.org

Mỹ Anh (gt)