10/08/2016
Hơn 6 tuần đã trôi qua kể từ khi cử tri Vương quốc Anh quyết định để quốc gia này rút khỏi Liên minh châu Âu (EU), khoảng thời gian đủ để một số tác động kinh tế của cuộc trưng cầu dân ý đó trở nên rõ ràng đối với cả Anh và châu Âu.
Sau cuộc bỏ phiếu về Brexit, nền kinh tế Anh đã bắt đầu có những dấu hiệu suy yếu, với các số liệu trong tháng 7/2016 cho thấy hoạt động của các ngành chế tạo, dịch vụ và xây dựng chậm lại. Còn tại khu vực đồng euro, tác động kinh tế mới chỉ vừa phải, song sự bất ổn do vụ "ly dị" này gây ra có thể làm suy giảm hoạt động đầu tư, tiêu dùng cá nhân và mậu dịch. Chắc chắn nền kinh tế Anh sẽ còn giảm tốc hơn nữa trong những tháng tới.
Đối với nền kinh tế Anh
Trước thời điểm cuộc bỏ phiếu (ngày 23/6), Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) của Anh đã tăng cầm chừng 0,4% trong quý I/2016 và 0,6% trong quý II/2016. Phải ít nhất là tới tháng 10 mới có những số liệu chính thức cho quý III này, song một số báo cáo đã cho thấy dấu hiệu chậm lại. Chẳng hạn, chỉ số hoạt động chế tạo chỉ đạt 48,2 trong tháng 7 vừa qua, giảm đáng kể so với mức 52,4 đạt được trong tháng 6 trước đó và là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2013. Tương tự, chỉ số của khu vực dịch vụ trong tháng 7/2016 cũng chỉ đạt 47,4. Bất kỳ con số nào dưới 50 cũng tương đương với sự sụt giảm hoạt động. Trong khi đó, báo cáo hồi tháng 7/2016 của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cho thấy hầu hết các công ty của Anh đều không lường trước được kết quả trưng cầu dân ý, do đó nhiều công ty không có kế hoạch dự phòng. Ngân hàng này cảnh báo cuộc trưng cầu dân ý sẽ làm sụt giảm hoạt động tuyển dụng lao động trong năm tới và một vài công ty đang cân nhắc chuyển một số hoạt động sang các quốc gia châu Âu khác. Hoạt động tín dụng cũng bị dự đoán là sẽ sụt giảm. Để đối phó với nguy cơ kinh tế suy yếu, hôm 4/8, BoE đã giảm lãi suất từ 0,5% xuống còn 0,25% - mức giảm đầu tiên kể từ đầu năm 2009, đồng thời công bố gói kích thích kinh tế mới. Hiện thể chế này dự đoán nền kinh tế Anh sẽ chỉ tăng trưởng 0,8% trong năm 2017, giảm mạnh so với dự đoán hồi tháng 5 là 2,3%. Đồng bảng Anh giảm giá đáng kể so với đồng USD, và cả so với đồng euro (tuy ở mức độ nhẹ hơn). Nhờ vậy hàng xuất khẩu của Anh có thể có sức cạnh tranh hơn, song các số liệu hiện có cho thấy sự gia tăng xuất khẩu cũng có thể sẽ không đủ đề bù đắp cho sự sụt giảm nền kinh tế, và nhiều công ty không có đủ công suất để ngay lập tức tận dụng được lợi thế của đồng bảng yếu.
Trong tương lai, diễn biến của nền kinh tế Anh sẽ phụ thuộc vào những sự kiện chính trị. Chính phủ mới cho biết họ sẽ không thể tiến hành các cuộc đàm phán chính thức với EU về vụ "ly dị" này trong năm nay. Như vậy là tương lai của nước Anh sẽ tiếp tục bấp bênh, dẫn đến các hộ gia đình và các công ty trì hoãn các quyết định chi tiêu và đầu tư cho tới khi có triển vọng rõ ràng hơn về quan hệ Anh-EU.
Đối với châu Âu
Tốc độ tăng trưởng trong quý II/2016 của các nền kinh tế châu Âu chỉ đạt 0,2%, thấp hơn hẳn so với mức 0,6% của quý I trước đó và đây cũng bị xem là dấu hiệu suy yếu. Hồi tháng 7/2016, Ủy ban châu Âu nói rằng nguy cơ bấp bênh do Brexit gây ra có thể làm sụt giảm hoạt động tiêu dùng tư nhân, đầu tư cũng như ngoại thương. Kết quả là ủy ban này đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của khu vực đồng euro từ mức 1,7% trong cả năm 2016 và 2017 xuống còn khoảng 1,5-1,6% trong năm 2016 và 1,3-1,5% trong năm 2017. Tương tự, Brexit cũng đang làm đau đầu các ngân hàng châu Âu vì Brexit khiến các nhà đầu tư lo ngại về khả năng sinh lời thấp, tỷ lệ nợ xấu cao và cung cách quản lý yếu kém. Nếu lãi suất tiếp tục ở mức thấp và tăng trưởng kinh tế vẫn èo uột, khu vực ngân hàng sẽ càng dễ bị tổn thương hơn nữa.
Brexit kéo theo các cuộc đàm phán chính trị quyết liệt ở cả trong lẫn ngoài nước Anh. Chính quyền Scotland đã đe dọa tiến hành cuộc trưng cầu dân ý trong khi Bắc Ireland lo sợ khả năng tái ban hành các biện pháp kiểm soát biên giới với quốc gia này sau khi Anh rút khỏi EU. Cả hai chính quyền này sẽ hối thúc London đạt được với Brussels một thỏa thuận duy trì nguyên trạng càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, làm được điều này không hề đơn giản khi mà tại London đang diễn ra cuộc tranh cãi xung quanh việc liệu Thủ tướng Theresa May có cần thông qua Quốc hội để bắt đầu các cuộc đàm phán với EU hay không. Dự kiến tới cuối năm nay, tòa án mới ra phán quyết về vấn đề này. Tình hình nội bộ nước Anh cũng buộc bà May phải tiến hành đàm phán với nước ngoài. Ngay sau khi được bổ nhiệm, bà đã tới thăm Đức và Pháp để giải thích vì sao London quyết định không bắt đầu ngay lập tức các cuộc đàm phán chính thức. Mặc dù Đức, trong chừng mực nào đó, thông cảm rằng London cần có thời gian trước khi bắt đầu đàm phán, song Berlin sẽ không muốn chờ đợi vô hạn định chủ yếu vì sự phục hồi kinh tế mong manh và không đồng đều của EU có thể bị đảo ngược nếu như quãng thời gian bất ổn này kéo dài.
Xét về triển vọng dài hạn, Vương quốc Anh sẽ vẫn là thành viên đầy đủ của EU ít nhất là cho tới năm 2019, điều này có nghĩa là các hoạt động thương mại, đầu tư và di trú sẽ vẫn diễn ra dưới ảnh hưởng của EU. Tuy nhiên, chừng nào mà hai bên chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng về quan hệ song phương, sự bất ổn sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến những quyết định kinh tế của cả hai bên. Và mặc dù nền kinh tế Anh đang có những dấu hiệu sụt giảm, song tương lai của cả Anh lẫn đối tác châu Âu của họ rốt cục sẽ phụ thuộc vào việc họ đạt được thỏa thuận như thế nào cho mối quan hệ song phương này.
Theo Stratfor
Trần Quang (gt)
Trong cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra, và trong thời kỳ suy thoái kinh tế kéo dài vốn sẽ tác động đến nền kinh tế của cả hai nước, Trung Quốc và Ấn Độ cần hợp tác chặt chẽ hơn thay vì dựng lên những rào cản mới đối với can dự kinh tế.
Các ngân hàng trung ương đã thực hiện các biện pháp chính sách tiền tệ sâu rộng để bù đắp cho những tổn thất mà cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 đã gây ra. Câu hỏi đặt ra là liệu các biện pháp này có mang lại hiệu quả, trấn an thị trường và hỗ trợ nền kinh tế thực sự như mong muốn hay không.
Đại dịch COVID-19 và một cuộc chiến về giá đã đẩy các thị trường năng lượng thế giới rơi vào khủng hoảng. Trong lịch sử, thị trường dầu mỏ toàn cầu chưa bao giờ sụp đổ đột ngột như hiện nay.
Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc tập đoàn The Economist (Anh) nhận định rằng nền kinh tế toàn cầu năm 2020 có thể sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức bởi tác động từ tình trạng bất ổn địa chính trị cùng với sự bùng phát đại dịch toàn cầu COVID-19.
Dự án Hành lang Kinh tế phía Đông (EEC) được phát triển dựa trên khu vực theo mô hình kinh tế Thái Lan 4.0, là một dự án đầy tham vọng của Chính phủ Thái Lan nhằm tái cấu trúc và khôi phục nền kinh tế vốn mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình.
Sau 30 năm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, Việt Nam đã bước vào thời kỳ phát triển tốt nhất trong lịch sử với triển vọng tương lai tươi sáng và lộ trình phát triển rõ ràng. Tuy nhiên, không nên cho rằng Việt Nam có thể thách thức chuỗi sản xuất công nghiệp Trung Quốc cũng như đặt hai nước ở...