BN-MY399_fredcs_P_20160307122931.jpg

Sau nhiều thập kỷ tự áp đặt cấm xuất khẩu vũ khí, năm 2014, chính phủ của Thủ tướng Sinzo Abe bắt đầu cho phép các nhà sản xuất vũ khí của nước này xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự. Điều đó cho thấy trong thời gian tới, Nhật Bản có thể sẽ trở thành nhà cung cấp vũ khí toàn cầu.

Ba nguyên tắc chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòngcủa Nhật Bản năm 2014 đã thay thếba nguyên tắccấm xuất khẩu vũ khí của nước này năm 1967. Mặc dù cho phép xuất khẩu vũ khí nhằm hỗ trợ tích cực cho chính sách hòa bình và phục vụ lợi ích quốc gia của Nhật Bản, những nguyên tắc mới vẫn duy trì hạn chế xuất khẩu vũ khí cho những quốc gia bị Liên hợp quốc cấm vận hoặc đang tham gia một cuộc xung đột quân sự. Những quy định mới cũng tìm kiếm sự minh bạch hơn đ đảm bảo rằng vũ khí xuất khẩu từ Nhật Bản không được bán cho bên thứ ba thiếu kiến thức.

Ngay cả trước khi có những nguyên tắc mới này, Nhật Bản đã có những thay đổi nhỏ trong hợp tác quốc phòng và chuyển giao công nghệ quân sự, cho phép hợp tác với Mỹ, nghiên cứu chung về tên lửa đạn đạo và hệ thống phòng thủ tên lửa. Khi đó,Đảng Dân chủ cầm quyền của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Yoshihiko Noda năm 2011 cũng cho phép các nhà sản xuất vũ khí thúc đẩy các dự án phát triển chung với các nhà sản xuất vũ khí nước ngoài và xuất khẩu thiết bị liên quan đến quốc phòng cho các mục đích nhân đạo.

Thời gian gần đây, Tokyo đã gây ra nhiều tranh cãi khi tặng tàu tuần tra cho một số nước Đông Nam Á như Philippines và Việt Nam, sử dụng ngân sách viện trợ nước ngoài của mình. Một lần nữa, điều này nhìn bề ngoài là đ hỗ trợ cho việc duy trì hòa bình. Nhật Bản cũng đã cho Philippines thuê một chiếc máy bay huấn luyện TC-90 và thậm chí cung cấp đào tạo cho các phi công hải quân Philippines đ có thể điều kiển được loại máy bay này.

Những nguyên tắc sửa đổi năm 2014 chắc chắn trút bỏ gánh nặng cho các nhà sản xuất vũ khí của Nhật Bản và trao quyền cho họ tìm kiếm các thị trường trên toàn cầu một cách thoải mái hơn trước đây. Tuy nhiên, con đường phía trước của Nhật Bản sẽ còn dài và quanh co. Nhật Bản vẫn chưa thành công trong bất kỳ giao dịch lớn nào của mình trong khu vực Ấn Đ-Thái Bình Dương, nơi có một số nhà nhập khẩu vũ khí hạng nặng lớn như Ấn Đ, Trung Quốc, Việt Nam và Úc.

Nỗ lực đấu thầu của Nhật Bản cung cấp một hạm đội tàu ngầm mới cho Úc đã thất bại thảm hại hồi năm ngoái, mặc dù các cuộc đàm phán ban đầu thuận lợi. Đây là một trở ngại lớn cho nỗ lực đầu tiên của Nhật Bản trong việc chạy đua giành một hợp đồng quốc phòng nhiều tỷ USD. Mặc dù kết quả tiêu cực này không ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương Nhật Bảnc, nhưng nó chắc chắn đ lại một vết sẹo sâu trong tâm trí của các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà lãnh đạo chính trị của Nhật Bản.

Nhật Bản cũng đã đàm phán với Ấn Đ trong một thời gian về việc bán máy bay tìm kiếm cứu hộ US-2, hiện đang được Lực lượng Hải quân Nhật Bản sử dụng. Triển vọng đạt được thỏa thuận mua bán vũ khí giữa Tokyo và New Delhi vào năm 2014 nhìn bề ngoài có vẻ rất khả quan. Tuy nhiên, đến bây giờ hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận do vẫn bất đồng về vấn đ về chi phí và chuyển giao công nghệ.

Gần đây hơn, Nhật Bản đã khởi động các cuộc đàm phán với New Zealand đ tìm cách bán máy bay tuần tra và vận tải. Các cuộc đàm phán vẫn đang giai đoạn đầu và Wellington sẽ tiến hành tiến trình đánh giá cạnh tranh với các nhà cung cấp khác của Mỹ và châu Âu. Cần nhớ rằng Nhật Bản đã thua Mỹ trong một thỏa thuận tương tự với Vương quốc Anh vào năm 2015. Hiện tại, Thái Lan là một quốc gia mục tiêu đối với Nhật Bản, và hai bên đang tiến hành thương thảo về máy bay tuần tra P-1 và máy bay tìm kiếm cứu hộ US-2.

Cho đến nay, Nhật Bản chưa giành được thỏa thuận bán vũ khí nào trong khu vực Đông Nam Á, ngoại trừ những gì Tokyo tặng cho Việt Nam và Philippines. Chi phí có thể là một yếu tố, nhưng bên cạnh đó có thể là do Nhật Bản thiếu kinh nghiệm về thị trường vũ khí. Ngoài ra, còn một yếu tố khác giải thích tại sao người mua còn do dự, đó là vì vũ khí của Nhật Bản chưa được thử nghiệm trên thực địa.

Năm ngoái, Nhật Bản đã thành lập Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần (ATLA) đ xúc tiến xuất khẩu vũ khí. Đơn vị này còn có nhiệm vụ quy về một mối các bộ phận riêng biệt là nghiên cứu và phát triển (R&D), mua sắm và xuất khẩu, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm bớt cơ cấu tổ chức và sự chồng chéo về chức năng. So với các cơ quan tương tự những nước công nghiệp tương đương Nhật Bản là Anh và Pháp thì quy mô của ATLA được xem là khiêm tốn, với chỉ 1.800 nhân viên, chủ yếu được điều động từ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) cũng như các quan chức Bộ Quốc phòng, và ngân sách khoảng 2.000 tỉ yen (16,3 tỉ USD). Tuy nhiên, đối với Nhật Bản, ATLA là một siêu cơ quan, chiếm gần 1/3 tổng ngân sách dành cho Bộ Quốc phòng. ATLA ra đời đã phản ánh việc Bộ Quốc phòng Nhật Bản thay đổi chính sách từ phát triển và sản xuất hàng hóa nội địa của thập niên 1970 sang chiến lược mới mang tênChiến lược sản xuất quốc phòng và nền tảng công nghệ”.

Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn phải đối mặt với một trận chiến khó khăn. Đối với các công ty sản xuất vũ khí của Nhật Bản, sản xuất quốc phòng không phải là phần kinh doanh cốt lõi của họ. Những công ty này chủ yếu tập trung vào các sản phẩm dân sự và đơn đặt hàng. Ví dụ, thị phần sản xuất vũ khí của hai nhà sản xuất quốc phòng hàng đầu của Nhật Bản - Kawasaki và Mitsubishi - chỉ chiếm tương ứng khoảng 15% và 11%. Đối với những công ty khác, nó thậm chí chưa đến 1%.

Trong khi Nhật Bản từ bỏ chiến tranh theo hiến pháp thời hậu chiến, một ngành công nghiệp quốc phòng tương đối lớn lại phát triển mạnh mẽ, sản xuất vũ khí và thiết bị tinh vi, nhưng chỉ tiêu thụ trong nước dành cho SDF. Do đó, các công ty Nhật Bản đã hoạt động trong một môi trường không cạnh tranh. Và tất nhiên rất khó đ các công ty Nhật Bản có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài nhiều kinh nghiệm. Một số công ty Nhật Bản miễn cưỡng tham gia vào quá trình đấu thầu chỉ đ hỗ trợ chính sách của chính phủ.

Việc thất bại của Nhật Bản trong cạnh tranh giành hợp đồng tàu ngầm thế hệ mới cho Úc và sự trì trệ trong các cuộc đàm phán với Ấn Đ - thị trường nhập khẩu vũ khí tiềm năng lớn nhất thế giới trong hai thập kỷ tới - cho thấy Tokyo thực sự thiếu kinh nghiệm cũng như thiếu các chiến lược tiếp thị, kỹ năng đàm phán và giá cả hấp dẫn. Nhật Bản vẫn còn một chặng đường dài đ đi.

Tác giả là Giáo sư Purnendra Jain thuộc Khoa Nghiên cứu châu Á, trường Đại học Adelaide, đồng thời là cựu chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu châu Á của Úc. Bài viết đăng trênDiễn đàn Đông Á”.

Nhật Linh (gt)