obama-bush.jpg

Điều này đặc biệt nguy hiểm trong chính sách đối ngoại vì chính sách đối ngoại tinh túy của Washington đã không thể vững chắc do sự ngạo mạn kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Hãy nhớ lại câu nói của cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright trên "Today Show" hồi tháng 3/1998: "Nếu chúng ta phải sử dụng vũ lực, đó là vì chúng ta là nước Mỹ. Chúng ta là quốc gia không thể thiếu. Chúng ta có vị thế cao và sẽ có vị thế cao hơn nữa so với các nước khác trong tương lai". Quan điểm này đã và đang là tinh thần hoạt động cơ bản trong chính sách đối ngoại của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Tinh thần này đã hỗ trợ chiến lược quyền bá chủ tự do vĩ đại trong nhiều thập kỷ qua. Rất nhiều chính trị gia ưu tú của Washington đồng quan điểm với cựu Ngoại trưởng Albright. Điều này đã được chứng minh nhiều lần trong suốt 15 năm qua. Ý nghĩ về “vị thế cao hơn” đã dẫn Mỹ tới các đường phố của thủ đô Mogadishu (Somalia) cũng như tới sa mạc của Iraq và các cánh đồng thuốc phiện của Afghanistan. Ý nghĩ này cũng đã khích lệ Washington loại trừ các nhà lãnh đạo tại Iraq và Libya để tạo nên một thế giới tốt hơn. Tuy nhiên, những nỗ lực này đều đã kết thúc. Khi về hưu, Tướng Stanley McChrystal thừa nhận rằng ý nghĩ dại dột đó đã "ăn vào máu" của nhiều ngưỡi Mỹ.

Quá nhiều người ở Washington tin rằng sự tham gia tích cực của Mỹ ở nước ngoài có thể làm cho nước này an toàn hơn hoặc mở rộng sức mạnh và giá trị của Mỹ. Quân đội Mỹ hoạt động rất hiệu quả, có thể bắn trúng mục tiêu và lật đổ các nhà độc tài, nhưng lại không thể trả lời một câu hỏi cơ bản: "Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?". Hơn nữa, nước Mỹ rất ít cân nhắc đến những hậu quả ngoài ý muốn, những hạn chế của thế giới (như bản chất con người, chủ nghĩa dân tộc và những khó khăn trong việc phóng tên lửa từ xa), và cái giá phải trả (tính mạng con người và tài chính) trong các hành động của Mỹ. Căn bệnh này đã nhiễm sâu và rất khó chữa. Nếu nước Mỹ muốn ngừng tạo ra hết sai lầm này đến sai lầm khác bắt nguồn từ sự ngạo mạn về chính sách đối ngoại thì cần một mô hình tinh thần hoạt động mới. Tinh thần đó cần có suy nghĩ thực tế hơn về những giới hạn của quyền lực và hiểu biết của nước Mỹ, đi kèm với khuôn khổ này, nước Mỹ cần một chiến lược mới phù hợp hơn với tình hình thế giới hiện nay.

Bước đầu tiên trong quá trình phát triển phương pháp mới này sẽ là chuyển sang nhóm các nhà tư tưởng khác, không phải những người gây ảnh hưởng tới những nhà hoạch định chính sách đã thống trị trong suốt 15-25 năm qua. Tổng thống đắc cử Donald Trump cần phải nhớ lại những gì ông đã nói trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại đầu tiên của mình tại Trung tâm nhật báo "National Interest". Cụ thể là ông sẽ tìm kiếm các chuyên gia tài năng với cách tiếp cận mới và những ý tưởng thực tế, chứ không để vây quanh mình là những người có bản lý lịch hoàn hảo, nhưng lại không chịu trách nhiệm trước lịch sử thất bại lâu dài trong chính sách đối ngoại của Mỹ cũng như những mất mát của nước nước này trong chiến tranh. Đất nước này cần những nhà lãnh đạo và những nhà tư tưởng đánh giá cao vấn đề kiến thức và đánh giá đúng đắn hậu quả của tính "tự phụ chết người".

Hiện nhiều người dân Mỹ đang khao khát một sự thay đổi cơ bản trong cách nước Mỹ can thiệp vào thế giới. Cuộc thăm dò của Viện Charles Koch gần đây đã cho thấy mong muốn của công chúng về sự can thiệp của Mỹ ở nước ngoài. Kết quả cho thấy chỉ có 14% cử tri tại Mỹ tin rằng chính sách đối ngoại của nước này làm cho họ an toàn hơn kể từ năm 2001. Trong khi đó, phần lớn cử tri tin rằng cả Mỹ và các nước khác trên thế giới hiện nay vẫn chưa an toàn là do hậu quả của việc lựa chọn chính sách đối ngoại của Mỹ trong giai đoạn đó. Chỉ có 25% cử tri Mỹ tin rằng tổng thống kế tiếp của Mỹ nên mở rộng việc sử dụng quân đội ở nước ngoài, trong khi 51% cho rằng chính quyền mới nên hạn chế sử dụng quân đội ở nước ngoài kể từ sau vụ 11/9. Về ngắn hạn, vấn đề nhức nhối của Mỹ là sự thiếu khiêm tốn trong chính sách đối ngoại và đáp án cho bài toán này là một sự thay đổi theo hướng thực tế hơn.

Tác giả William Ruger là Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu và Chính sách Charles Koch, đồng thời là chuyên gia nghiên cứu chính sách đối ngoại thuộc Viện CATO (Mỹ). Bài viết đăng trên "National Interest".

Lê Quang (gt)