Tình hình chiến lược hiện nay tại khu vực Đông Á và những quan ngại về diễn biến tiềm tàng của nó được liên hệ với những sắp đặt và quan điểm địa chính trị ở châu Âu khi châu lục này rơi vào cuộc chiến tranh tháng 8/1941. Hôm 8/12 vừa qua Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã công bố việc mở rộng Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) hiện nay của họ bao trùm cả Ieodo, một đảo đá ngầm nằm cách đảo Marado khoảng 150 km về phía Nam và cách thành phố Thượng Hải của Trung Quốc 280 km về phía Đông. Tuyên bố của Hàn Quốc về một sự mở rộng đối với vùng ADIZ hiện tại là lần đầu tiên khu vực này được gia tăng phạm vi kể từ cao trào của cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1951. Quyết định mở rộng ADIZ của Seoul liên quan trực tiếp đến quyết định của Bắc Kinh tuyên bố thiết lập ADIZ của Trung Quốc vào cuối tháng 11 vừa qua như một phần các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gây sức ép đối với Nhật Bản xung quanh những tuyên bố tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ở biển Hoa Đông. Kết quả là, vào ngày 15/12, khi vùng ADIZ mở rộng của Hàn Quốc bắt đầu có hiệu lực, sẽ có 3 vùng ADIZ chồng lấn bao trùm một khu vực nhỏ ở biển Hoa Đông – tất cả đều được ủng hộ bằng sự đe dọa tiềm tàng về việc sử dụng vũ lực. 

Tốc độ thiết lập ADIZ của Trung Quốc và Hàn Quốc làm gia tăng một sự căng thẳng vốn ở mức cao trong khu vực có những đặc điểm chung với việc huy động quân đội các nước châu Âu sau vụ ám sát Hoàng tử Áo Franz Ferdinand ở Sarajevo vào cuối tháng 6/1914. Những tầng lớp phức tạp của tình trạng thiếu tin tưởng và những sự bất bình được phát triển và nuôi dưỡng qua nhiều thế kỷ, thể hiện rõ, mặc dù việc thiết lập các lực lượng quân sự lớn và những khoản đầu tư ồ ạt vào thông tin liên lạc đã đạt đến đỉnh điểm vào năm 1914. Những đội quân lớn được trang bị các loại vũ khí hiện đại, hỗ trợ bởi những mạng lưới đường sắt dày đặc và công nghệ thông tin liên lạc sóng vô tuyến mới, đã làm gia tăng nguy cơ một quốc gia bất ngờ bị tấn công áp đảo trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh nếu như không có những biện pháp đối phó mạnh mẽ đã được chuẩn bị tốt từ trước. 

Tất cả các cường quốc lớn ở châu Âu đã phụ thuộc vào lực lượng quân sự dự bị trong những lần xảy ra chiến tranh để bổ sung cho các quân đội thường trực tương đối nhỏ. Điều này làm cho vấn đề huy động các lực lượng như thế nào và vào thời điểm nào là hết sức quan trọng bởi vì không thể che giấu sự di chuyển của hàng trăm nghìn người, ngựa và phương tiện vận tải – hoặc hành động đó cho thấy rõ rằng một nhiệm vụ lớn như vậy không có mục đích nào khác ngoài việc di chuyển quân tới một mặt trận của nước đó, hoặc vượt ra ngoài nước đó. Hơn nữa, chi phí kinh tế của việc huy động quân là rất lớn bởi vì việc này ngay lập tức lấy mất hàng triệu người ra khỏi các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Hậu quả là bất kỳ động thái nào hướng tới việc huy động quân đều được xem như là một hành động báo trước xung đột, ban đầu bằng việc đưa ra một hành động huy động quân để đối phó, sau đó rất có khả năng là những hành động thù địch sẽ gia tăng nhiều hơn nữa. Các chuyên gia lịch sử trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, những người có thể nhất trí đối với một số điểm nào đó về những khởi nguồn của cuộc xung đột, thừa nhận rằng việc huy động quân giữa các cường quốc trung tâm – Áo – Hunggary – Đức, và các nước thuộc phe đồng minh - Anh, Pháp và Nga – trên thực tế được coi là một tuyên bố chiến tranh. 

Lý do một phần là về mặt kỹ thuật – bất kỳ nỗ lực nào nhằm làm trái những mệnh lệnh di chuyển quân sẽ làm cho một quốc gia hoàn toàn mất khả năng phòng thủ do việc thiết lập các đội hình và lực lượng quân sự bị rối tung lên và những tuyến cung cấp hậu cần đã được xây dựng sẽ bị sụp đổ - cũng như là về mặt chính trị và tâm lý. Một số ít các nhà lãnh đạo chính trị được bầu chọn sẽ phải ra lệnh ngừng việc huy động quân khi quyết định triệu tập quân dự bị đã gây ra tình cảm chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc. Thậm chí một số ít hơn các nhà lãnh đạo chắc chắn có nguy cơ đối mặt với sự phẫn nộ của một dân số đã được tôi luyện chuẩn bị cho xung đột nhưng cuối cùng chỉ được bảo rằng họ hãy trở về nhà. Trong một thời đại mà việc huy động quân đội về mặt tự nhiên đã được thay thế bằng những lực lượng phản ứng nhanh và các lực lượng không quân, tên lửa có khả năng tiến hành tấn công gần như ngay lập tức, thì biểu hiện công khai như vậy về chính sách chính trị hay ý định quân sự giữa các cường quốc lớn giờ đây là hiếm thấy. 

Các vùng ADIZ của Trung Quốc và Hàn Quốc rõ ràng là vì mục đích chính trị và phát đi tín hiệu tới các “khán giả” trong và ngoài nước về một ý định – theo nghĩa đen – vạch ra các giới hạn không thể vượt qua, mặc dù đến nay vẫn chưa có những hậu quả được chỉ rõ. Cách đây một thế kỷ, chính mối đe dọa huy động quân, có lẽ được làm nổi bật thông qua những sự di chuyển ban đầu dọc theo một đường biên giới xa xôi, đã mang một thông điệp tương tự. Giai đoạn đầu của canh bạc ADIZ đã được đánh dấu bởi một sự pha trộn giữa thách thức và chủ nghĩa thực dụng. Quyết định của Mỹ cử 2 máy bay ném bom B-52 bay qua ADIZ mà Trung Quốc đã tuyên bố trong khi Washington khuyến cáo các hãng hàng không dân sự của nước này tuân thủ những yêu cầu về ADIZ của Bắc Kinh là một sự phối hợp giữa đe dọa và hòa giải. Điều này rõ ràng đã tạo ra một số sự bối rối khó hiểu cho những nước có liên quan trong khu vực này. Nhật Bản, nước hiện là mục tiêu chính của Trung Quốc, đã phớt lờ những đường giới hạn ảo này. 

Giai đoạn tiếp theo sẽ là một sự điều chỉnh chưa chắc đã thành công đối với hiện trạng trước khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ, một sự im lặng có chủ ý của tất cả các bên về việc bên nào sẽ tuân thủ và bên nào không tuân thủ những quy định được đơn phương tuyên bố, hoặc là sẽ xảy ra một “vụ việc”. Rất có khả năng sẽ xảy ra một sự kiện tiềm ẩn khả năng dẫn những phản ứng gây bất ổn, hoặc thậm chí là không thể quản lý nổi của lực lượng quân sự ngày càng mệt mỏi do những căng thẳng liên quan đến những hoạt động phức tạp như vậy. Ở điểm này, những hành động vội vã thiết lập các ADIZ sẽ không chỉ là một tín hiệu tương đối tiêu cực mà trở thành vấn đề động thái và hành động “có động cơ” phức tạp. 

Tác giả là Gavin Greenwood, Giám đốc Tổ chức Alan và Các Cộng sự, một tổ chức tư vấn quản lý rủi ro an ninh ở Hong Kong. Bài viết đăng trên “Asia sentinel” (ngày 10/12).

Vũ Hiền (gt)