16/10/2015
Chính sách xoay trục của Mỹ về châu Á đang bị “tạm ngừng” sau 4 năm triển khai
Bữa quốc yến được Nhà Trắng tổ chức để chiêu đãi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tối 25/9 diễn ra trang trọng, song không có gì đặc biệt. Hai bên không đưa ra tuyên bố hùng hồn nào về sự hợp tác trong tương lai, hay dự án lớn nào giữa hai nền kinh tế nhất nhì thế giới. Tuy nhiên, nếu đặt trong bối cảnh trước đó đã xuất hiện nhiều yêu cầu đòi hủy bữa tiệc này thì việc tránh được một kết cục tồi tệ cũng đã là thành công về mặt ngoại giao.
Bốn năm trước, vào tháng 10 và tháng 11/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama, sau đó là Ngoại trưởng Hillary Clinton và tiếp theo nữa là Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon, thông qua một loạt bài phát biểu và bài luận được dàn dựng công phu, đã công bố chiến lược xoay trục của Mỹ về châu Á. Tại Canberra, Tổng thống Obama đã phát biểu trước Quốc hội úc: “Sau một thập niên chúng ta sa vào những cuộc chiến tranh hao tổn rất nhiều sinh mạng và tiền bạc, Mỹ sẽ tập trung chú ý đến tiềm năng khổng lồ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương”.
Cách giải thích về kế hoạch xoay trục trên của ông Donilon tỉ mỉ và nhiều sắc thái hơn cả. Thích dùng từ “tái cân bằng” hơn là “xoay trục”, cố vấn an ninh quốc gia mô tả những mục tiêu của kế hoạch là “can dự về kinh tế” và “quan tâm thường xuyên tới các thể chế khu vực và bảo vệ các nguyên tắc và luật pháp quốc tế”. Tuy nhiên, những mục tiêu này trở nên rối rắm theo thời gian, và chính sách xoay trục giờ đây chỉ còn luẩn quẩn với câu hỏi Mỹ có thể chuyển quan tâm từ Trung Đông sang châu Á hay không, chứ không hướng đến câu hỏi quan trọng là bằng cách định hướng lại sự quan tâm với châu Á thì nước Mỹ có thể đạt được gì ở đây.
Ngày nay, các quân bài trong chính sách xoay trục về cơ bản đã được ngả hết. Binh sĩ mới của Mỹ đang có mặt ở Darwin (Úc) , và những đường dây liên lạc giữa Washington và Bắc Kinh đã được thiết lập tại những cuộc gặp kiểu như Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ- Trung. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang tiến triển, tất cả đều là nhờ công lớn của Chính quyền Obama. Tuy nhiên, nhìn kỹ hơn một chút sẽ thấy chính sách xoay trục đã không thể buộc được Mỹ hướng sự quan tâm tới Thái Bình Dương một cách thỏa đáng và lâu dài. Cái mà ông Obama gọi là “tiềm năng khổng lồ” cho nước Mỹ tại châu Á hầu như vẫn chưa được biến thành hiện thực, và Trung Đông vẫn chiếm phần lớn tâm trí của Washington.
Trong hai năm tới, chính sách của Mỹ tại châu Á, và đặc biệt là quan hệ Mỹ- Trung, có lẽ sẽ ở trạng thái “đứng yên”. Trong năm bầu cử 2016, Washington sẽ tập trung vào chính sách đối nội, trong khi Bắc Kinh sẽ tập trung ổn định nền kinh tế và chuẩn bị tiến hành Đại hội Đảng lần thứ 19 vào năm 2017. Vì vậy, cách tiếp cận của Mỹ tại châu Á có lẽ sẽ giống như buổi quốc yến hồi tháng 9 vừa rồi, nghĩa là chỉ tránh để không bị xấu đi. Tuy nhiên, đây là một việc không dễ dàng bởi lẽ những nhân tố có thể bất ngờ làm leo thang căng thẳng an ninh khu vực đang nhiều hơn bao giờ hết. Một ví dụ là số lần máy bay Nhật Bản phải đối phó với máy bay của Trung Quốc ở gần không phận của Nhật Bản là hơn 450 lần trong năm ngoái, tăng mạnh so với mức chưa tới 50 lần hồi năm 2009.
Theo “National interest”
Anh Thư (gt)
Nghiên cứu Biển Đông xin giới thiệu bài viết “Ngoại giao vì quan hệ Mỹ - Trung ổn định” của tác giả Jake Werner, nhà nghiên cứu tại Viện Quincy. Theo tác giả, cho dù Mỹ và Trung Quốc cáo buộc nhau phá vỡ hiện trạng nhưng thực chất đều là những “cường quốc nguyên trạng”, chia sẻ nhiều lợi ích chung. Trung...
Với chính quyền Biden, nếu như năm 2021 là năm ổn định bộ máy và hoạch định chính sách, năm 2022 lại là năm để công bố và triển khai chính sách. Chỉ trong nửa cuối năm 2022, một loạt văn bản và tuyên bố chính sách đối ngoại lớn đã được đưa ra, trong đó có nhiều văn bản liên quan đến khu vực Ấn Độ Dương...
Ngày 29/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài diễn văn đầu tiên trước Nghị viện, hay còn gọi là Thông điệp Liên bang trong các năm sau, vào dịp gần kết thúc 100 ngày đầu của chính quyền mới. Diễn văn tập trung vào các vấn đề đối nội nhưng vẫn hàm chứa những nội dung đối ngoại quan trọng.
Với sự lây lan nhanh chóng cùng sự gia tăng tỷ lệ tử vong bởi đại dịch COVID-19, liệu cơ hội giành chiến thắng của Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới đây bắt đầu bị đe dọa?
Một lần nữa, nước Mỹ chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế mới với sự sụp đổ của các thị trường và người nộp thuế đang cứu trợ những người giàu có. Đã đến lúc Mỹ phải cải tổ khế ước xã hội vô lý này.
Donald Trump giờ đây dường như đã không còn đáp ứng được kì vọng của cử tri Mỹ. Mặc dù có nhiều lợi thế, tuy nhiên, nếu nhìn nhận kỹ hơn, có thể thấy rằng những yếu tố bất lợi rất có khả năng đem đến thất bại cho ông trong cuộc bầu cử sắp tới.