Một số tổng thống Mỹ có các học thuyết chính sách đối ngoại. Những người khác lại có xu hướng tin tưởng trực giác của họ. Đối với rất ít người, trực giác chính là học thuyết chính sách đối ngoại của họ. Donald Trump dường như thuộc nhóm sau và là kiểu hiếm nhất. Ông đặt ra một thách thức bất thường cho bất cứ ai tìm cách tưởng tượng xem bản năng và tính khí có thể được diễn giải như thế nào thành các chính sách có khả năng thực hiện được, dù tốt hay xấu.

Thách thức có tính thuyết phục nhất, và có lẽ mang tính cấp bách nhất, có liên quan tới Nga. Có một giả định hời hợt là tình trạng hòa hoãn và cùng tồn tại hòa bình giữa Mỹ và Nga giờ đây sắp diễn ra. Đó là một giả định cần phải được đánh giá lại một cách khẩn thiết. Việc đúc kết một chính sách cố kết vào mối quan hệ với Nga từ mớ bòng bong gồm các khẩu hiệu và những lời châm chọc đầy khiêu khích của tổng thống mới đắc cử Trump trong chiến dịch tranh cử là một nhiệm vụ không hề dễ dàng – điều là lý do tại sao xuất phát điểm hợp lý hơn có lẽ là cân nhắc những động cơ có thể có của ông Trump đối với sự tán dương hào phóng dành cho Vladimir Putin trong suốt chiến dịch tranh cử, chống lại lý lẽ của các cố vấn và người đồng tranh cử với ông. Một số người theo dõi tình hình Mỹ bên trong Điện Kremlin rõ ràng coi những tuyên bố thân Nga bất thường của ông Trump là một nước cờ kinh doanh nhiều hơn là một chính sách đối ngoại sơ đẳng. Mặt khác, nhiều đảng viên Đảng Dân chủ dường như giả định rằng thái độ kính trọng của ông Trump dành cho Tổng thống Nga phản ánh những sự dính líu về tài chính chưa được công khai và có lẽ thậm chí là việc Điện Kremlin sở hữu tin tặc đánh cắp thông tin nhằm bôi nhọ danh tiếng.

Nhưng việc ông Trump “tìm cách kết thân với Putin”, sử dụng cụm từ thiếu tôn trọng của Thượng nghị sĩ John McCain, tốt hơn nên được hiểu là cách ông thu hút sự ủng hộ trong số các cử tri Mỹ bị vỡ mộng. Điều đó đã giúp ông tự đặt mình vào vị trí như là một nhà lãnh đạo “nổi loạn” và định hình cuộc bầu cử 4 năm một lần như một cuộc cách mạng đang hình thành. Đặc biệt là, nó minh họa một cách mạnh mẽ cho sự sẵn sàng của ông cắt đứt một cách triệt để với toàn bộ bộ máy hành chính Washington, Cộng hòa cũng như Dân chủ. Nhằm kích động lòng trung thành của các cử tri bị chia rẽ về chính trị của mình, ông cần truyền đi thông điệp rõ ràng rằng ông chẳng liên quan gì đến những người trong cuộc ở Washington, những người được cho là đã phản bội họ. Ông quả thực đã làm điều này bằng cách phát đi tín hiệu về sự bất đồng của ông đối với phần lớn các quan điểm chính sách đối ngoại trọng tâm của chính đảng trên danh nghĩa của ông, bao gồm cả giả thuyết rằng Nga là một trong những mối đe dọa an ninh quốc gia lớn nhất của nước này. Xét cho cùng, chính Mitt Romney, người được đề cử làm ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa vào năm 2012, đã gán cho Nga danh hiệu kẻ thù số 1 về địa chính trị của Mỹ.

Hơn nữa, ông Trump có lẽ đã và đang tìm cách đánh bóng hiểu biết mang tính “truyền thuyết” về chính mình như là một người tạo ra các thỏa thuận. Bằng cách biến Putin từ đối thủ thành đối tác, Trump ngụ ý rằng ông có thể tái khẳng định sức mạnh toàn cầu của Mỹ trong khi ở trong nước và từ chối gửi binh lính Mỹ ra nước ngoài. Và ở mức tiềm thức, ông Trump có lẽ cũng đã và đang lợi dụng hình ảnh tưởng tượng lờ mờ của tất cả các cử tri của mình rằng Putin là “một người Cơ đốc giáo da trắng trong cuộc chiến với những người Hồi giáo da rám nắng”. Đương nhiên, việc hiểu được lập trường có lợi trong bầu cử của ứng cử viên Trump đối với Putin chỉ là bước đầu tiên hướng tới việc dự đoán chính sách Nga tiềm tàng của chính quyền ông. Tất nhiên một số động thái là có thể đoán trước được. Các lệnh trừng phạt sẽ có khả năng được nới lỏng. Việc sáp nhập Crimea có lẽ sẽ được chấp nhận một cách không chính thức, dù là không chính thức. Chẳng nghi ngờ gì, sự hợp tác trong việc đấu tranh chống Nhà nước Hồi giáo (IS) sẽ được tăng cường, mặc dù ông Trump sẽ dễ dàng đưa ra những nhận xét mang tính phỉ báng hơn về Hồi giáo so với Putin, xét tới dân số Hồi giáo lớn của Liên bang Nga. Nhưng chúng ta có thể nhìn thấy gì nếu chúng ta tảng lờ những vấn đề cụ thể như vậy và xem xét kỹ lưỡng quá trình chuyển giao thiếu chuyên nghiệp và dễ bị kích động? Liệu có một chiến lược toàn diện nào sẽ cung cấp thông tin về chính sách Nga của Chính quyền Trump hay không?

Điệp khúc “nước Mỹ là trên hết” của Trump rõ ràng chẳng khác gì một khẩu hiệu chứ không phải là một học thuyết. Điều khiến nó trở nên có sức hấp dẫn như một dấu hiệu về chính sách đối ngoại của chính quyền mới là cách mà nó kết hợp sự chuyển hướng sang không can dự và chủ nghĩa biệt lập với sự nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ bắt đầu “giành chiến thắng” một lần nữa trong cuộc cạnh tranh toàn cầu được mất ngang nhau. Diễn đạt điều này bằng lời lẽ cá nhân, tổng thống đắc cử Trump dường như có xu hướng kết hợp thuyết không tưởng của Rand Paul về việc Mỹ không can dự với thuyết không tưởng của Dick Cheney về một nước Mỹ đơn phương là trên hết. Nhưng liệu một cuộc “hôn nhân” của những điều không thể hòa hợp được như vậy có được hoàn thành? Để nắm rõ phần nào những cơ hội và nguy cơ của cách tiếp cận 2 mặt này, điều hữu ích là thừa nhận lập trường của Trump có hướng đi gần gũi như thế nào với tư thế của Putin trong các vấn đề quốc tế. Trump có lẽ thừa nhận sự hội tụ, sau khi làm nổi bật sự tương phản giữa sự lãnh đạo táo bạo của Putin không chỉ với sự thụ động và thận trọng của Obama mà còn với sự ưa thích can thiệp ở nước ngoài mang tính hiếu chiến của Hillary Clinton. Không nghiền ngẫm những cuốn sách chỉ dẫn của Bộ Ngoại giao, Trump có cảm giác mang tính bản năng – được biện minh, theo đánh giá của nhóm tác giả - rằng Putin, thay vì là một người theo chủ nghĩa đế quốc Xôviết kiểu mới, lại là một nhà lãnh đạo bị bao vây mà những vụ xâm nhập đẫm máu của ông ngoài biên giới Nga, dù đầy rủi ro, về cơ bản mang tính phòng thủ. Ông hiểu rằng những hành động phiêu lưu địa chính trị của Putin đã bị chi phối phần lớn bởi sự lo lắng dai dẳng về sự yếu kém ở trong nước và sự háo hức của Washington tiến hành thay đổi chế độ ở nước ngoài. Tính nhạy cảm tương tự về văn hóa mà đã cho phép Trump nắm bắt được sự giận dữ của những người Mỹ da trắng có nguy cơ “tụt hạng về tính cơ động xã hội” giúp giải thích cho sự đồng cảm của ông đối với Putin, mà nước Nga hùng mạnh một thời của ông giờ đây bị tước đi quyền lực mềm – nền kinh tế của họ không có tính cạnh tranh, tiêu chuẩn sống được trợ cấp bởi đồng USD dầu mỏ đang lao dốc, và dân số của nước này đang già đi và thu hẹp lại.

Chính sách đối ngoại của Putin được đánh dấu bởi kiểu chủ nghĩa biệt lập hung hăng. Hai nguyên tắc chỉ đạo của ông tách khỏi hệ thống quốc tế, tượng trưng bởi việc Moskva gần đây rút khỏi Quy chế Rome năm 2000, quy chế đã thiết lập Tòa án hình sự quốc tế, và sự tái khẳng định tầm quan trọng của Nga với tư cách là một bên tham gia toàn cầu, tượng trưng bởi hạm đội nhỏ gồm các tàu của Nga giờ đây tham gia bao vây Aleppo. Đây cũng tình cờ là 2 nguyên tắc cho thấy cách tiếp cận ngược đời tới sức mạnh Mỹ mà Trump đã tự mình quyết định, điều cũng không được dẫn dắt bởi các chuyên gia mà bởi trực giác của ông. Xét tới sự hòa hợp này trong bầu cử, các cuộc thảo luận ban đầu của ông Trump với Moskva sẽ rất khác so với “sự thiết lập lại” đầy bất hạnh của Obama. Cái mà Trump đề xuất với Putin không chỉ đơn giản là sự hợp tác trên một loạt vấn đề nơi mà hai nước có lợi ích chồng lấn. Thay vào đó, ông đưa ra một câu chuyện kể chung về điều gì đã trở nên sai lầm trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh. Bằng lời nói, ít nhất là ông sẽ đưa ra khả năng về một liên minh phản động chống lại chủ nghĩa tự do quốc tế và những người chủ trương toàn cầu hóa không có vị trí trong xã hội, những người đang làm xói mòn chủ quyền quốc gia ở mọi nơi chúng ta nhìn thấy.

Không may thay, sự ác cảm chung đối với chủ nghĩa quốc tế tự do, được tán dương và chính thức công nhận bởi tiếng chạm sâm-panh tại Điện Kremlin, không đảm bảo được sự hợp tác chung hoặc thậm chí là cùng tồn tại trong hòa bình. Bề ngoài, việc ông Trump nhiều lần khẳng định rằng các đồng minh của Mỹ đang lừa lấy tiền của Mỹ, điều phản ánh một khái niệm “phí dịch vụ” nhỏ cho các liên minh nói chung và đặc biệt là liên minh NATO được cho là đã lỗi thời, dường như có lẽ khiến Putin hài lòng. Nhưng nếu chúng ta xem xét kỹ lưỡng hơn cơn chấn động chính trị ngày 8/11, chúng ta sẽ hiểu tại sao việc cùng có tư tưởng thiển cận sẽ làm được rất ít hoặc chẳng làm được gì nhằm giảm bớt căng thẳng giữa Nga và Mỹ. Trước hết, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy mà đã “lật đổ” bộ máy chính trị Mỹ thể hiện chính kiểu bất ổn được kích động bởi sự giận dữ khiến Moskva sợ hãi nhất. Là một người phản đối sự thay đổi chế độ, Putin đã và đang trợ cấp cho các cuộc nổi dậy dân túy ở nhiều nước châu Âu, không phải để thay thế đảng cầm quyền mà đơn giản là để làm suy yếu tính thống nhất và cố kết của EU. Tương tự, bất kỳ sự can dự bí mật mang tính giả thuyết nào của Nga trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ có lẽ nhằm mục tiêu làm suy yếu Clinton trước khi bà nhậm chức tổng thống cũng như làm mất uy tín mô hình chính trị của Mỹ nói chung, chứ không phải nhằm mục tiêu bầu cho Trump. Chẳng có gì khiến Điện Kremlin mất tinh thần bằng một đợt Cách mạng Cam mới. Thực tế rằng giờ đây chúng sẽ là các cuộc cách mạng chống tự do chứ không phải là các cuộc cách mạng tự do không phải là niềm an ủi thực sự. Hãy giả định rằng Trump chân thành khi hứa hẹn với Putin không can thiệp vào hoạt động chính trị trong nước của các nước khác. Bằng cách truyền cảm hứng cho đối thủ, tấm gương “nổi loạn” của ông tuy nhiên sẽ gây đe dọa cho giới tinh hoa cầm quyền trên khắp thế giới. Và trong khi Putin có mọi lý do để vui mừng trước việc Trump “khai tử” NATO, ông sẽ ít hăng hái hơn về việc Trump khăng khăng rằng tất cả các đồng minh của Mỹ phải tăng ngân sách quốc phòng của mình lên mức cam kết 2%.

Hoảng sợ bởi sự khoác lác có tính toán của một người dày dạn kinh nghiệm trong việc tạo ra các thỏa thuận mà nếu không ông sẽ hành động bừa bãi, các thành viên “biếng nhác” của NATO rất có khả năng làm đúng như vậy. Thứ hai, cuộc bầu cử Mỹ đã giáng một đòn chí mạng vào câu chuyện kể có ảnh hưởng lớn được coi là nhằm hợp pháp hóa chế độ của Putin trước điều kiện kinh tế nghèo nàn và ngày càng tồi tệ của nước Nga. Theo câu chuyện kể này, tất cả mọi vấn đề của Nga đều là kết quả của âm mưu tự do toàn cầu, do Mỹ dẫn dắt, nhằm làm bẽ mặt Nga và ngăn cản nước này khôi phục địa vị chính đáng của mình trên thế giới. Nhưng trong cuộc bầu cử được giới truyền thông nhà nước Nga đưa tin 24/7, ứng cử viên từng nhiều lần bị gán mác “con rối của Putin” đã được người dân Mỹ bầu làm tổng thống. Cách mà kết quả dân chủ này phá hoại công thức tạo ra tính hợp pháp cho Putin có thể được minh họa bằng những bình luận của một số nhà dân tộc chủ nghĩa hàng đầu của Nga. Trong một loạt bài đăng trên Twitter sau cuộc bầu cử, Alexander Dugin đã tuyên bố rằng “chủ nghĩa bài Mỹ đã chấm dứt”.

Và đây không phải vì điều đó sai mà chính là điều ngược lại. Đó là vì bản thân người dân Mỹ đã bắt đầu cuộc cách mạng chống lại chính khía cạnh mà tất cả chúng ta đều ghét về nước Mỹ. Giờ đây, giới tinh hoa cầm quyền châu Âu cũng như một phần giới tinh hoa Nga vẫn có tư tưởng tự do không thể bị đổ lỗi như trước đây vì thân Mỹ quá mức. Từ giờ trở đi, họ sẽ bị đổ lỗi vì điều đúng như bản chất của nó: một nhóm người tham lam trụy lạc và tham nhũng gồm các ông chủ ngân hàng, những kẻ phá hoại văn hóa, truyền thống và bản sắc. Nhưng sự kết thúc của chủ nghĩa bài Mỹ, được những người có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở Nga tán dương một cách vội vã, hứa hẹn là khởi đầu của một cuộc khủng hoảng gây bất ổn bên trong nước Nga. Một nguồn chủ yếu đem lại tính hợp pháp cho Putin kể từ khi ông quay lại giữ chức tổng thống vào năm 2012 là lời buộc tội được lặp lại nhiều lần một cách ám ảnh rằng Mỹ là một siêu cường đạo đức giả, công khai tán thành các giá trị phổ quát nhưng hành động bí mật nhằm theo đuổi lợi thế quốc gia hạn hẹp. Việc Trump đưa ra khẩu hiệu “nước Mỹ là trên hết”, cho dù điều đó có nghĩa thế nào trong thực tiễn, chẳng có ý nghĩa gì vì những chỉ trích gay gắt lặp lại không ngừng của Putin về thói đạo đức giả thâm căn cố đế của Mỹ. Ở mức độ thực tiễn hơn, việc Trump được bầu buộc Putin phải thừa nhận tình trạng hỗn loạn mà ông đã gieo rắc ở cả Syria và miền Đông Ukraine. Chống lại Mỹ được lập luận là động cơ chủ yếu cho sự can thiệp của Putin ở cả hai nước này, được biện minh trước dân chúng Nga phần lớn như là cách để hăm dọa, làm bộc lộ sự yếu kém và thói đạo đức giả của Mỹ, và dạy cho họ bài học rằng Nga không thể bị phớt lờ. Nhưng việc tổng thống mới đắc cử tỏ rõ sự sẵn sàng tránh xa Putin trên cả hai vũ đài sẽ làm suy yếu giá trị chính trị trong nước của 2 cuộc xâm nhập như là nguồn đem lại niềm tự hào dân tộc. Một lần nữa, việc Trump chấp nhận Putin có thể sẽ sớm trở nên giống với “nụ hôn của thần chết”. Thứ ba, việc Putin khẳng định lại sức ảnh hưởng của Nga trên vũ đài thế giới phụ thuộc vào việc ông dẫn dắt cuộc nổi dậy chống lại toàn cầu hóa do Mỹ “đạo diễn”. Chẳng nghi ngờ gì khi bức tranh này bị xáo trộn bởi lập luận kỳ quặc của Trump rằng toàn cầu hóa là một âm mưu không phải của Mỹ mà là chống lại Mỹ. Nhưng diễn biến quan trọng hơn là nhà lãnh đạo không còn gì phải tranh cãi của thế giới phi toàn cầu hóa, cuộc phản cách mạng rõ ràng nhất trong cuộc chiến trên khắp thế giới chống lại chủ nghĩa quốc tế tự do, sẽ sớm trở thành Tổng thống Mỹ, một nhân vật có quyền lực lớn hơn rất nhiều và đáng noi gương hơn so với Tổng thống Nga. Sự nhiệt tình không thể kiểm soát được trong cách mà các nhà dân túy chống bộ máy hành chính của châu Âu chào đón chiến thắng của ông Trump phản ánh thực tế rằng ông hoàn toàn đáng tin với tư cách là một người nổi dậy có tư tưởng dân túy theo cách mà Putin, người đã chi phối nhà nước Nga “chống bầu cử” trong gần 2 thập kỷ, thì không như vậy. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy bài EU ở châu Âu có lẽ thậm chí có hậu quả ngược là kéo Trump vào liên minh xuyên Đại Tây Dương mới gồm các nền dân chủ dân túy dựa trên một bộ “giá trị chung” phi tự do mới.

Những khó khăn của kinh tế Nga có nghĩa rằng Putin, nhằm đạt được sự nới lỏng lệnh trừng phạt của phương Tây, có thể sẽ bước vào mối quan hệ tạm thời kiểu Berlusconi với tổng thống mới của Mỹ. Nhưng “tuần trăng mật” này không có khả năng kéo dài vì những khó khăn kinh tế của Nga buộc chính phủ nước này phải săn lùng kẻ thù, ở trong và ngoài nước. Có khả năng là ông Trump cũng sẽ sớm hướng tới việc thổi phồng vai trò của kẻ thù trong và ngoài nước nhằm tránh được sự chỉ trích trong nước và giải thích cho những thất bại không thể tránh khỏi của mình. Khả năng xảy ra một cuộc tìm kiếm kẻ thù song song như vậy của hai người theo chủ nghĩa biệt lập sẽ làm rõ tại sao việc Trump “kết thân” với Putin trong suốt chiến dịch tranh cử chẳng hứa hẹn sẽ khiến thế giới trở nên an toàn hơn hoặc là một nơi ít thù địch hơn. Những đường song song có thể không bao giờ giao nhau trong hình học, nhưng trong địa chính trị, chúng có thể va chạm một cách bạo lực, tới mức gây tác động thảm khốc. Điều khiến cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn là nền tảng cho sự hiểu biết lẫn nhau từng cho phép Moskva và Washington xử lý các cuộc khủng hoảng gây lo lắng trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh cho đến nay đã hoàn toàn bị xói mòn. Mặc dù ông Trump có khả năng giảm bớt sự thù địch công khai giữa Nhà Trắng và Điện Kremlin, nhưng ông sẽ nhận thấy khó khăn hơn rất nhiều trong việc xây dựng lại những giả định chung của hai nước về cách mà thế giới hoạt động. Các thành viên cấp cao trong phe thân cận của Putin đã nhiều lần viện đến cuộc bàn luận táo bạo về tống tiền hạt nhân, điều khiến cho các nhà lãnh đạo phương Tây rất khó giữ được “cái đầu lạnh” trong bất kỳ tình huống khẩn cấp đầy rủi ro nào. Sự khan hiếm những nhân vật hoạch định chính sách đối ngoại hữu ích trong nhóm giật dây của Trump là điều đáng lo ngại không kém gì khả năng Trump có thói quen đưa ra những lời bình luận thoải mái, dù là trên Twitter hoặc các buổi tập hợp dân chúng, có thể khiến Nga đánh giá thấp khả năng xảy ra một phản ứng thô bạo của Mỹ trước những hành động tấn công bất ngờ, chẳng hạn, vào các nhà nước Baltic.

Tổng thống đắc cử Trump có lẽ giành chiến thắng nhờ việc đốt cây cầu nối giữa ông với bộ máy chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của đảng Cộng hòa, nhưng việc quản trị sẽ đòi hỏi phải xây dựng lại một số cây cầu trong số này. Điều này sẽ hoạt động như thế nào trong thực tiễn vẫn còn chưa rõ. Tuy nhiên, chắc chắn một điều là sự ác cảm mang tính trực giác đối với chủ nghĩa phiêu lưu ở nước ngoài sẽ không đủ để giữ cho nước này an toàn. Hai nhà lãnh đạo kiêu hãnh và dễ tự ái có cùng thế giới quan và sử dụng quyền lực đơn phương nhiều hơn so với phó thác cho bất kỳ cá nhân nào có thể, sau một khoảng thời gian thân thiện, rất dễ châm ngòi cho vòng xoáy ăn miếng trả miếng của sự xúc phạm và gây tổn hại ngày càng tăng mà có thể kéo thế giới đứng nhìn trong vô vọng về một tai ương không ai có khả năng dự đoán./.

Theo “Foreign policy” (ngày 21/11)

Mỹ Anh (gt)