Căng thẳng gia tăng trong vài năm qua và gần đây tăng lên tầm mức mới làm nảy sinh nỗi sợ về xung đột quân sự có thể kéo Mỹ, Trung Quốc, Nhật và các nước khác vào.

Mọi con mắt cũng đang đổ dồn về Biển Đông, nơi có nhiều dầu và khí đến nỗi nó được gọi là Vịnh Péc-xích thứ hai. Trong bài phát biểu tháng trước ở Cambodia, Ngoại Trưởng Clinton nói với các thành viên ASEAN rằng an ninh hàng hải là một trong những vấn đề ở khu vực có tầm quan trọng trung tâm với Mỹ và đe dọa xuyên quốc gia là một trong lĩnh vực ưu tiên của chính phủ Mỹ.

Tuy nhiên, có lẽ điểm nóng tiềm năng nguy hiểm nhất là ở phía Bắc, Biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc và NhậtB đều đòi hỏi chủ quyền với với đảo Senkaku không có người ở. Trả lời báo chí ngày 16/8, NFN/BNG Mỹ Victoria Nuland khẳng định quan điểm của BNG về việc đảo Senkaku nằm trong điều 5 của Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ, như phát biểu trước đây của NT Clinton, là không thay đổi. Điều này có nghĩa là nếu có cuộc tấn công với 1 trong 2 nước sẽ đòi hòi nước kia có hành động để đối phó với nguy hiểm chung.

Bonnie Glaser, CSIS cho rằng nếu Trung Quốc chiếm đảo Senkaku do Nhật quản lý sẽ làm nổ ra xung đột quân sự. Tạp chí Foreign Policy thậm chí còn dự đoán cuộc hải chiến Trung - Nhật 2012 sẽ kết thúc trong bế tắc và Nhật sẽ trỗi dậy với chiến thắng về chính trị và có thể đảo ngược bước tiến tới vị trí cường quốc thế giới của Trung Quốc. Tuy nhiên, Glaser cho rằng có thể có tính toán sai lầm dẫn đến nổ súng nhưng không phải là chiến tranh; chiến tranh sẽ không xảy ra vì Trung Quốc biết nếu họ chiếm đảo, Mỹ sẽ đến vì đồng minh Nhật.

Bonnie Glaser cũng cho rằng Mỹ có lợi ích trong việc bảo đảm rằng Trung Quốc sẽ không đe dọa các nước láng giềng, và không sử dụng lực lượng quân sự và các phương tiện khác để buộc các nước láng giềng chấp nhận các kết quả đi ngược lại với lợi ích của họ. Rõ rằng các nước như Philippines đã mất lòng tin vào khả năng của Mỹ như người bảo đảm chủ yếu ở khu vực và có thể sẽ tăng cường vũ trang theo cách thức gây mất ổn định khu vực hoặc phải nhượng bộ trước yêu cầu của Trung Quốc. Cả 2 tình huống này Mỹ đều không muốn. Mỹ không muốn tạo ra tình thế mà Trung Quốc tin rằng Châu Á – Thái Bình Dương là sân sau của họ.

Theo NBCNews

Thùy Anh(gt)