1456986054294.jpg

Sau chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường, Úc phải công nhận cơ hội mà ông Trump đem lại cho hòa bình Mỹ - Trung là hiếm hoi. Chuyến thăm tập trung vào các vấn đề thương mại của Thủ tướng Lý tới ÚC tiếp theo sau bài diễn văn lịch sử của Chủ tịch Tập Cận Bình ở Davos, nơi mà Bắc Kinh dường như đóng vai trò quảng bá cho thương mại tự do toàn cầu. Chủ nghĩa bảo hộ tăng cường của Tổng thống Mỹ Trump đã giúp Bắc Kinh mở ra hướng tiếp cận với các quốc gia thương mại thân thiện như Úc. Tuy nhiên, trong khi đa số xem chủ nghĩa dân tộc kinh tế của Trump như là một nét tiêu cực trong quan hệ Trung - Mỹ, sự tập trung đối với các vấn đề trong nước của ông và quan trọng hơn là tình cảm chống đối đã bầu ông làm Tổng thống có thể tạo một niềm hy vọng liên quan đến tình thế tiến thoái lưỡng nan lớn nhất của Úc, xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trung Quốc đang dần chuyển đổi sự phát triển kinh tế có vai trò lớn hơn trên sân khấu địa chính trị. Điều này được thể hiện qua cách tiếp cận “củ cà rốt và cây gậy” trong khu vực, kết hợp lối hành xử quyết đoán ở Biển Đông với những động lực kinh tế để chiếm ưu thế ở các nước nhỏ hơn như Campuchia, Lào và Sri Lanka. Bắc Kinh cũng cạnh tranh quyền lực ở khu vực Trung Đông. Ở đó, Trung Quốc dường như là một đối tác có quyền lực lớn đối với các đồng minh Mỹ như Ả-rập Xê-út, đồng thời ủng hộ ngoại giao đối với những kẻ thù của phương Tây như Iran. Bắc Kinh đã kêu gọi thành lập một nhà nước Palestine với Đông Jerusalem là thủ đô. Tại Trung Á, Trung Quốc đang hợp tác với nước Nga thông qua Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ngày càng mạnh mẽ. Sáng kiến “Một vành đai một con đường” của Bắc Kinh đang tìm cách tạo ra hướng chiến lược liên kết Châu Đại Dương, Châu Á, Châu Phi và Châu Âu.

Tất cả điều này có thể dự đoán được. Trong lịch sử, không có cường quốc nào trỗi dậy chấp nhận trật tự quốc tế hiện hành, ngoại trừ Nhật Bản. Điều tự nhiên là Trung Quốc có thể muốn trở thành bá quyền khu vực, hoặc ít nhất sánh bằng với Mỹ. Điều này được thúc đẩy bởi nhận thức lịch sử của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc và công chúng rằng nền văn minh của họ là một nền văn minh kéo dài hàng thế kỷ, trước đây là nền kinh tế toàn cầu hàng đầu, bị phương Tây sỉ nhục hàng thế kỷ, đang trên đà khôi phục lại vị trí. Sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tạo thêm động lực chính trị cho trọng tâm bên ngoài, tính dân tộc. Việc tìm kiếm ưu tiên chiến lược cũng được thúc đẩy bởi nỗi sợ bị bao vây bởi các đồng minh Mỹ. Bắc Kinh cảm thấy cần phải định hình lại môi trường để đảm bảo sự tăng trưởng không bị cản trở.

Một Trung Quốc đang lên của va chạm với cường quốc hiện tại Mỹ từ lâu đã là một nỗi lo sợ đối với các nhà hoạch định chính sách Úc. Theo truyền thống, Mỹ muốn duy trì vị thế hàng đầu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và giữ nguyên “trật tự dựa trên luật lệ”.

Các dấu hiệu cho thấy chính quyền Trump làm tăng khả năng xung đột, bao gồm phát biểu mạnh mẽ về Biển Đông và các mối đe dọa của một cuộc chiến thương mại. Tính tự đại của Tổng thống và khuynh hướng sử dụng các lời chỉ trích nặng nề trước một Trung Quốc cho thấy khả năng xung đột dễ xảy ra.

Ông Trump đe doạ không chấp nhận chính sách Một Trung Quốc và tuyên bố Trung Quốc đã thao túng tiền tệ. Khác với các đại biểu Cộng hòa coi Mỹ là cảnh sát toàn cầu duy trì thương mại tự do, ông Trump từng từ chối “vai trò ngoại lệ của Mỹ”. Trump nghi vấn về vai trò của NATO, tuy nhiên điều này trái ngược với các kế hoạch của ông khi tăng chi phí quân sự và những ồn ào trong bộ máy chính quyền. Điều quan trọng hơn, thái độ không can thiệp của Trump khi kêu gọi các đại biểu Cộng hòa đang đầy khí thế muốn trừng phạt những kẻ khủng bố và thay đổi quan điểm của công chúng đối với những cuộc chiến thay đổi chế độ ở những nước không ảnh hưởng đến Mỹ. Các nhà chính trị dân túy cho rằng chính trị Mỹ đang nhận ra một phần tâm lý bất mãn là do phản đối những cuộc chiến ở nước ngoài.

Điều này cho thấy một hy vọng cho các nước như Úc, những nước có mối quan tâm chính về hòa bình giữa Mỹ và Trung Quốc. Chúng ta nên nhận ra các trung tâm quyền lực nhiều bên trong Washington có ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại; Nếu chính quyền Trump tỏ thái độ cởi mở đối với cách tiếp cận hơn tới Châu Á, chúng ta phải hợp tác với các nước Châu Á có cùng quan điểm và đưa ra các lựa chọn để đảm bảo hòa bình, như ý tưởng "hòa hợp Châu Á” (Concert of Asia) của Hugh White và Coral Bell. Có thể nhấn mạnh rằng mặc dù chủ nghĩa bảo hộ và một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc có thể ồn ào về chính trị, một cuộc chiến thực sự nhằm đảm bảo tự do hàng hải sẽ không xảy ra.

Chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường tới Úc cho thấy cả cơ hội và rủi ro của trật tự thế giới đa cực đang mở ra. Để tận dụng cơ hội và tránh rủi ro, Úc phải có cái nhìn hợp lý về chính sách đối ngoại của mình. Chúng ta phải tham gia với Mỹ như một người bạn độc lập. Điều quan trọng là chúng ta phải nhận ra vai trò cảnh sát toàn cầu của Mỹ, mà Úc đã hỗ trợ lớn trong nhiều thập niên qua, ngày càng bị nhiều người Mỹ không chấp nhận./.

Tiến sĩ Kadira Pethiyagoda là nhà nghiên cứu về Quan hệ Châu Á – Trung Đông tại Viện Brookings. Bài viết đăng trên “The Diplomat”.

Vũ Hiền (gt)