Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung vào hai nội dung: (1) Sự ra đời của “Đường lưỡi bò”. (2) Phân tích yêu sách mang tính pháp lý của Trung Quốc về “Đường lưỡi bò” nhằm góp phần bác bỏ lập luận của Trung Quốc về chủ quyền đối với “đường lưỡi bò”, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở  Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa  

 I. Sự ra đời của “Đường lưỡi bò”

 “ Đường lưỡi bò” là cách gọi của Việt Nam. Trung Quốc, Đài Loan gọi là “Đường biên giới Nam Hải” (Nam Hải cương vực tuyến). Nhiều người sử dụng tên gọi “ Đường biên giới hình chữ U- 9 đoạn đứt khúc”.

 Theo các tài liệu của Trung Quốc:

 “Đường lưỡi bò” lần đầu tiên xuất hiện là một đường liền, được in  trên trang bản đồ “Trung Hoa cương giới biến thiên đồ”, tập 7 trong bộ bản đồ “ Trung Hoa tối tân hình thế đồ” do Đồ Tư Thông chủ biên, Thượng Hải dư địa xã xuất bản tháng 5/1927. Đây là tập bản đồ do tư nhân tác nghiệp, xuất bản. Đường đi của nó bắt đầu từ Áp lục giang khẩu chạy xuống phía Nam, khoảng 14 độ vĩ Bắc, vòng ngược lên Vịnh Bắc Bộ, kết thúc ở điểm tiếp giáp biên giới Trung-Việt. Trong bản đồ đầu tiên này chỉ có quần đảo “Tây Sa”   Hoàng sa của Việt Nam  nằm trong phạm vi Đường lưỡi bò”.

“ Đường lưỡi bò” đứt khúc đầu tiên được “Ủy ban thẩm định địa đồ thủy lục ” Trung Hoa Dân quốc phê chuẩn, xuất bản năm 1933. Đường đi của nó một hướng từ phía Tây, lấy điểm khởi đầu từ biên giới Trung – Việt trong Vịnh Bắc Bộ, chạy chếch xuống Đông Nam bộ Việt Nam. Phía Đông bắt đầu từ Eo biển Đài Loan chạy xuống nối với đường phía Tây tại khoảng 15-16 độ vĩ Bắc. Hai quần đảo Đông Sa, “Tây Sa” được đưa vào trong phạm vi đường này.

Cuối thập kỷ 20, đầu thập kỷ 30 thế kỷ XX, do tình trạng xuất bản bản đồ ở Trung Quốc thiếu thống nhất, buộc Chính phủ Trung Quốc Hoa Dân quốc ban bố Quyết định “Tu chỉnh điều lệ thẩm định địa đồ thủy lục” (24/8/1931) và “ Quy tắc của Ủy ban thẩm định địa đồ thủy lục”. (18/1/1932). Sau đó một năm, năm 1933 chính thức thành lập “Ủy ban thẩm định địa đồ thủy lục” với chức năng thẩm định việc xuất bản bản đồ trên phạm vi cả nước. Thành phần của Ủy ban này gồm có: Bản bộ tham mưu, Bộ Nội chính, Bộ Ngoại giao, Hải quân, Bộ Giáo dục và Ủy ban Mông – Tạng.

Trong khoảng thời gian này, Pháp cho quân đổ bộ và đóng quân trên  9 đảo ở Trường Sa. Trung Quốc một mặt phản ứng, nhiều lần tìm cách giao thiệp với Pháp, mặt khác, Chính phủ triệu tập Hội nghị Ủy ban thẩm định địa đồ thủy bộ lần thứ 25 (21/12/1934) nhằm thẩm định và công bố quyết định tên gọi, địa danh các đảo ở Biển Nam Hải để chứng minh chủ quyền của TQ ở các đảo trên biển Đông. Tháng 1/1935, “Tập san của Ủy ban thẩm định địa đồ thủy bộ” kỳ đầu tiên đã công bố 135 tên đảo và nhóm đảo ở biển Đông. Trong đó tên cho 1 đảo riêng lẻ là 1 cái (Đông Sa đảo), “quần đảo Tây Sa”: 28 cái, “quần đảo Nam Sa” ( nay gọi là quần đảo Trung Sa): 7 cái, “quần đảo Đoàn Sa” (nay gọi là “quần đảo Nam sa” là Quần đảo Trường Sa của Việt Nam): 96 cái. Cũng ở thời điểm này, các loại bản đồ xuất bản bắt đầu có sự điều chỉnh cách cách vẽ. Ngoài hai quần đảo Đông Sa, “Tây Sa” đã đưa vào “Đường lưỡi bò” trên bản đồ xuất bản năm 1933, đưa thêm vào phạm vi đường này 9 đảo Quỳnh Nam (Quỳnh Nam cửu đảo), dịch điểm cuối của  “Đường lưỡi bò” vùng tọa độ  9 - 7 độ vĩ Bắc trên các bản đồ “Tân Trung Quốc địa đồ”, Tân biên Trung Quốc địa đồ”, Trung Hoa hiện đại tân địa đồ”, “Trung Quốc địa thế đồ”... Trong đó có “Trung Hoa cương vực biến thiên đồ” thuộc tập “Tân Trung Quốc địa đồ” do Trần Trạch chủ biên , Thương vụ ấn thư quản xuất bản tháng 8/1934. Bản đồ này đã vẽ “Đường lưỡi bò” phía Tây bắt đầu từ biên giới Trung – Việt trong Vịnh Bắc Bộ, chạy men bên ngoài bờ biển Việt Nam theo hướng Đông Nam kéo dài xuống vùng tọa độ 9 độ vĩ Bắc rồi theo hướng  Đông Bắc và hướng Bắc chạy chếch qua phía Đông đảo Đông Sa và  phía Tây đảo Lữ Tống của Philippin rồi chạy ngược lên Eo biển Đài Loan.

Ngày 22/3/1935, Ủy ban thẩm định địa đồ thủy lục của Chính phủ tổ chức kỳ họp lần thứ 29 đã ra quyết định: từ nay về sau, tất cả các địa đồ cương vực xuất bản đều bắt buộc phải có đủ các quần đảo: Đông Sa, “Tây Sa”, Nam Sa (nay là Trung Sa) và Đoàn Sa ( nay là “Nam sa”- quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Tháng 4/1935, Ủy ban thẩm định địa đồ thủy lục thuộc Chính phủ Trung Quốc xuất bản “ Trung Quốc Nam hải các đảo kỳ đồ” . Đây là tấm địa đồ Nam Hải hải vực đầu tiên mang tư cách quan phương do Chính phủ Trung Hoa dân quốc  xuất bản. Đáng chú ý là trên tấm địa đồ này không có “đường lưỡi bò” nối liền hay đứt khúc. Nhưng lần đầu tiên đưa Bãi Tăng Mẫu ở khu vực 4 độ vĩ Bắc, 112 độ kinh Đông. Ở thời kỳ này, có trên 60 loại địa đồ được xuất bản, cách thể hiện các đảo, quần thể đảo và đường biên giới bao quanh rất thiếu thống nhất. Riêng “ Đường lưỡi bò” bao quanh các đảo đã rất khác nhau, có những địa đồ vẫn vẽ điểm cực nam đường cương vực ở khoảng 9 - 7 độ vĩ Bắc, có những địa đồ kéo xuống khoảng 4 độ vĩ Bắc...Trong giai đoạn từ 1939 -1947, các địa đồ xuất bản dần dần thống nhất lấy 4 độ vĩ Bắc và Bãi Tăng mẫu là điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc. (Nguồn: Ngô Sỹ Tồn: nguyên do và sự phát triển của tranh chấp Nam sa, NXB Hải dương, Tr.27-28).

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Chính phủ Trung Hoa Dân quốc giao Bộ Nội chính là đầu mối thẩm định các loại bản đồ quốc giới trước khi trình Chính phủ phê chuẩn in ấn, xuất bản.  

 

Ngày 1/12/1947, Ty phương vực thuộc Bộ Nội chính được Chính phủ Trung Hoa dân quốc ủy quyền thẩm định và xuất bản “Bản đồ vị trí các đảo ở biển Nam Hải” (Nam Hải chư đảo vị trí đồ). Trong đó có “Đường lưỡi bò” 11 đoạn đứt khúc. Phía Tây khởi đầu từ cửa sông Bắc Luân trên tuyến phân chia biên giới Trung – Việt , phía Đông kéo tới Đông Bắc Đài Loan. Bên trong đường này không chỉ vẽ đầy đủ các quần đảo Đông Sa, “Tây Sa”, Trung Sa, “Nam Sa”, mà còn đặt tên cho các đá, cồn, bãi ngầm thuộc khu vực Bãi Tăng Mẫu. Từ đó trở đi, các bản đồ do Trung Quốc xuất bản kể cả quan phương hay tư nhân đều vẽ “Đường lưỡi bò” 11 đoạn đứt khúc theo bản đồ trên.

Tháng 2/1948, Bộ Nội chính chính thức công khai phát hành “Trung Hoa Dân quốc hành chính khu vực đồ” , trong đó có in kèm phụ lục “Nam Hải chư đảo vị trí đồ”.

Ngay sau khi thành lập Nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, năm 1950, Thủ tướng Chu Ân Lai chủ trì Hội nghị về biên giới cương vực đã thống nhất sử dụng tấm bản đồ quốc giới của chế độ Trung Hoa Dân quốc, trong đó có “Đường lưỡi bò” 11 đoạn đứt khúc bao quanh các đảo “Nam Hải”. Năm 1953, sau khi nghiên cứu kỹ mục đích của “Đường lưỡi bò là xác lập chủ quyền quy thuộc các đảo và “vùng nước lịch sử”, Thủ tướng Chu Ân Lai phê chuẩn bỏ hai đoạn đứt khúc nằm giữa đảo HảI Nam và bờ biển Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ,  thêm một đoạn nằm giữa ĐàI Loan và quần đảo Ryu-Kyu của Nhật Bản. Từ đó đến nay, “Đường lưỡi bò” ở Biển Nam Hải là 9 đoạn đứt khúc, Đông Hải chỉ có một đoạn. Nhưng trong tuyên bố của Chính phủ TQ ngày 4/9/1958 và Luật Biển 1992 lại không hề đả động đến “Đường lưỡi bò” 9 đoạn đứt khúc ở Biển Đông.     

II. Phân tích tính pháp lý của “Đường lưỡi bò”

 

1. “Đường lưỡi bò” là “đường biên giới” hay “đường quy thuộc các đảo”?

 

 

a. Trước hết, hãy xem Đường lưỡi bò có phải là đường biên giới hay không?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Theo Công ước Giơneve năm 1958 về lãnh hải và vùng phụ cận và Luật biển LHQ 1982, nếu “Đường lưỡi bò” là đường cơ sở lãnh hảI thì vùng nước bên trong là “vùng nước nội thuỷ”. Nếu là đường ranh giới lãnh hảI hoặc đường ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế thì vùng nước bên trong là “vùng lãnh hải” hoặc “vùng đặc quyền kinh tế”. Xét các yếu tố của nó theo luật pháp và tập quán quốc tế  ngày nay về biển thì “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc đều rất yếu về pháp lý và không thuộc 3 loại này. TQ chưa bao giờ coi đây là đường cơ sở lãnh hải. Nhiều học giả Trung Quốc và cả Đài Loan không thống nhất ý kiến coi nó là đường ranh giới lãnh hải. Đường ranh giới vùng đặc quyền kinh tế cũng tương tự như vậy. 

Theo khái niệm hải dương học hiện đại, một vùng biển do một quốc gia quản lý thường có mấy loại: vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng phụ cận, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Trong đó, chỉ có “vùng nội thuỷ” thuộc sự quản lý toàn vẹn chủ quyền của quốc gia ven biển . Các vùng biển khác nếu có vùng chồng lấn sẽ phải có đường phân định. Đường phân giới lãnh hải, phân giới vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và đường phân định ở khu vực chồng lấn được coi là “đường biên giới”. Đường phân giới vùng lãnh hải và vùng nước nội thuỷ được gọi là “đường cơ sở lãnh hải”. Theo khái niệm này, đương nhiên, Đường lưỡi bò không thể là đường cơ sở lãnh hải. Nếu theo quan điểm truyền thống “lấy đường mép nước thuỷ triều thấp nhất làm chuẩn” và quan điểm “đường cơ sở là đường thẳng” đều không thích hợp.

“Đường Lưỡi bò”không phải là đường ranh giới lãnh hảI hoặc đường ranh giới vùng đặc quyền kinh tế. Vì: Tuyên bố về lãnh hảI của Chính phủ TQ, ngày 4/9/1958 và Luật Biển của TQ năm 1992 đều nói rõ  phạm vi lãnh hảI của TQ (chiều rộng) là 12 hải lý. Theo đó, chiều rộng dọc theo bờ biển hoặc phạm vi vùng biển xung quanh các đảo thì cũng là 12 hải lý. “Đường lưõi bò” nằm ở vị trí vượt xa phạm vi 12 hảI lý. Nếu áp dụng luật lãnh hảI 200 hải lý như một số nước Nam Mỹ hoặc phạm vi vùng đặc quyền kinh tế theo Luật biển LHQ 1982 cũng không thích hợp vì lý do đơn giản là năm 1979 TQ mới  tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế 200 hảI lý, trong khi đó “Đường lưỡi bò” lại có từ năm 1947. Và tất nhiên còn nhiều yếu tố khác liên quan đến các điều khoản, kháI niệm, tập quán luật pháp quốc tế đều chống lại lập luận của TQ.

Các học giả TQ được coi là các chuyên gia hàng đầu về biển như Hàn Chấn Hoa, Phan Thạch Anh, Ngô Sỹ Tồn, Lý Kim Minh…đều tránh từ “cương giới” mà chỉ nói theo kiểu vòng vo rằng: “Hàm nghĩa của đường đứt khúc rõ ràng là: TQ có chủ quyền từ lâu đối với các đảo, đá , bãI ngầm…và quyền lợi lịch sử đối với vùng biển nằm trong đường này”. Từ khi có “Đường lưỡi bò” cho đến nay, Chính phủ TQ chưa bao giờ chính thức công khai giảI thích hàm nghĩa và đưa ra được bằng chứng đầy đủ về tính pháp lý của “Đường lưỡi bò”. ĐàI Bắc và một số học giả ĐàI Loan như GS.TS Du Khoan Tứ Trường Quốc lập Đài Bắc, GS luật quốc tế Đại học Cambridge (Anh) thẳng thắn quan điểm tại Hội thảo về “Đường biên giới chữ U” do TQ tổ chức tại Hải Nam năm 2006: “quan niệm truyền thống và đường cơ sở đường thẳng không thể áp dụng đối với Đường ranh giới chữ U ở Nam Hải. Nó cũng không có điểm cơ sở, không phảI là đường cơ sở đường thẳng, không có mốc kinh độ, vĩ độ nên không thể coi là “Đường biên giới” và nó cũng không thuộc loại đường bên ngoàI lãnh hảI hoặc đường bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế”.

Về vấn đề này, quan điểm của Văn phòng luật sư Covington & Burling (Mỹ) trong TàI liệu: Quan điểm về những yêu sách của Việt Nam và TQ đối với khu vực bãI ngầm Tư Chính và Thanh Long (27/1/1995) đã phân tích và tỏ tháI độ nghi ngờ tính pháp lý  yêu sách chủ quyền của TQ đối với “Đường lưỡi bò”.

 

Một quan chức ngoại giao của Indonesia Hasjim Djalal cho rằng: “Đường lưỡi bò” đã không rõ ràng lại thiếu chính danh, tính hợp pháp và mức độ chuẩn xác của nó rất mập mờ. Qua nghiên cứu thấy rằng, Trung Quốc lúc đầu tuyên bố là nhằm vào các đảo chứ không phảI toàn bộ hảI vực nằm trong đường ranh giới đó”. Trong bài viết “Đường biên giới truyền thống trên biển Nam Trung Hoa và hiệu quả pháp lý của nó trong giảI quyết tranh chấp quần đảo Spratly” của GS. Trâu Khắc Uyên, Viện nghiên cứu Đông á thuộc Trường Đại học quốc lập Singapore, GS Đại học Cambridge (Anh) nhận xét: “Một mặt, theo những cụng hàm ngoại giao, tuyên bố công khai của Trung Quốc cũng như qua nghiên cứu luật pháp có liên quan, có thể thấy được: Trung Quốc hầu như chưa có tuyên bố đối với mọi chủ quyền bên trong đường ranh giới. Mà tuyên bố của Trung Quốc là đối với các đảo bên trong và vùng biển lân cận của đường ranh giới đó. Mặt khác, phần lớn các nhân tố đưa lại cho mọi người ấn tượng là Trung Quốc coi đường ranh giới này là đường biên giới trên biển”. (Nguồn: Lý Kim Minh: sách “Nam HảI ba đào”, NXB Giang Tây cao hiệu, năm 2003, Tr.91-92).

Trên thực tế, ngay từ khi đường lưỡi bò chính thức công bố năm 1947 cho đến khi Luật biển LHQ 1982 ra đời, Trung Quốc chủ yếu vẫn lấy việc khoanh lại các đảo nhằm khẳng định chủ quyền của họ đối với các đảo nằm trong đường lưỡi bò là mục đích chính và “đường lưỡi bò” là đường biên giới của Trung Quốc trên Biển Đông.

 

b.  Đường biên giới chữ U là “đường quy thuộc các đảo”?

Những năm gần đây, TQ thiên về quan điểm “Đưòng quy thuộc các đảo” và đường ranh giới “vùng nước lịch sử” mà ngay từ khi ra đời cho đến những năm sau này, họ vẫn gọi là “đường cương giới”, “đường cương vực”. Như vậy, chính họ đã bộc lộ mâu thuẫn và lúng túng khi gọi tên và giảI thích về tính pháp lý của “Đường lưỡi bò”. Theo giảI thích của học giả Đài Loan Du Khoan Tứ: “ý nghĩa pháp lý của “Đường quy thuộc các đảo” biểu hiện ở chỗ các đảo, đảo đá, bãI đá ngầm, bãI cát bồi… nằm trong đường ranh giới này đều thuộc phạm vi quản lý chủ quyền của một quốc gia; còn vai trò pháp lý của vùng nước bên trong được xác định bởi vai trò pháp lý của các đảo hay quần đảo nằm trong đường ranh giới và không liên quan đến “đường quy thuộc” ”. “Đường quy thuộc các đảo” đã có tiền lệ. Đó là sự kiện Tây Ban Nha cắt quần đảo phía Tây Philippin cho Mỹ theo Hoà ước Pari ký năm 1898 giữa Mỹ - Tây Ban Nha. Một bộ phận học giả Đài Loan và Trung Quốc cho rằng: đối với Biển Nam HảI, nơI có nhiều đảo, phân bố các đảo, quần đảo phân tán, tên gọi không thống nhất…Chọn phương án “đường quy thuộc các đảo” vừa dễ kháI quát vừa tránh được tổn hại chủ quyền lãnh thổ... Nhưng nếu nói như vậy, trước hết về phạm vi lãnh hải bao quanh các đảo lại vượt xa quy định vùng lãnh hảI mà lâu nay Trung Quốc tuyên bố 12 hải lý. NgoàI ra, sẽ còn có nhiều điều khoản pháp lý khác mà TQ phải có đủ bằng chứng chứng minh chủ quyền của TQ đối với các đảo, các quần đảo đang có tranh chấp trên Biển Đông.  

Tóm lại, nếu lấy “Đường lưỡi bò” là đường quy thuộc các đảo, cho đến nay, các bằng chứng mà TQ viện dẫn là không phù hợp với tập quán luật pháp quốc tế về biển hiện nay, và đương nhiên nó khó thuyết phục được các bên tranh chấp. 

 

2. “Vùng nước lịch sử” 

Lâu nay, TQ vẫn tuyên bố vùng nước nằm trong phạm vi “Đường lưỡi bò” là “vùng nước lịch sử, TQ có quyền lợi mang tính lịch sử đối với vùng nước ấy.

Về lý thuyết, tính pháp lý của “vùng nước lịch sử”, phảI dựa vào 3 cơ sở sau: (1) Theo phán quyết của Toà án quốc tế: “Vùng nước lịch sử” phảI là vùng nước vốn đã tồn tại quyền lợi mang tính lịch sử.  (2) Theo báo cáo nghiên cứu hữu quan của Ban thư ký Liên hợp quốc: “Vùng nước lịch sử” cũng có thể thành “vùng nội thuỷ” hoặc “vùng lãnh hảI”. Căn cứ phạm vi hành sử chủ quyền thực tế của quốc gia có liên quan đối với vùng nước lịch sử đó mà xác định là “vùng nội thuỷ” hay “vùng lãnh hảI”. (3) Tuân thủ tập quán luật pháp quốc tế. Nghĩa là, quốc gia chủ trương “vùng nước lịch sử” đã thực thi quyền lực và tiếp tục thực thi quyền lực trong khoảng thời gian tương đối dàI, đồng thời được nước ngoàI thừa nhận đối với vùng nước đó. Nếu có tranh chấp, quốc gia có chủ trương phảI có nghĩa vụ chứng minh”.

Trung Quốc khẳng định vùng nước bên trong đường lưỡi bò là “vùng nước lịch sử” từ lâu đã thuộc chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc. Lập luận của TQ là: (1) Ngay từ khi công bố “Bản đồ vị trícác đảo Nam HảI” năm 1947, Bộ Nội chính Trung Hoa Dân quốc đã nói rõ “Đường ranh giới chữ U là đường phạm vi của “Vùng nước lịch sử”. (2) Đường lưỡi bò đã được vạch ra từ năm 1947, đến nay đã có lịch sử trên 50 năm. TQ đã có thời gian dài thực thi quyền lực nhà nước đối với “vùng nước lịch sử” này đã được các nước khác thừa nhận…

Đó là tuyên bố của TQ, còn phảI xét tính pháp lý và thực tế, Trung Quốc không đủ bằng chứng chứng minh tính hợp pháp và thuyết phục được trên các mặt sau:

(1) Tính pháp lý của “Đường lưỡi bò” là rất mập mờ, không thuộc loại đường nào trong số các kháI niệm đường ranh giới trên biển theo luật biển, công ước biển ngày nay như mục 1 phần II đã nêu. Cho đến nay, bản thân Trung Quốc cũng không khẳng định được “đường lưỡi bò” là “đường biên giới biển” hay “đường quy thuộc các đảo”.

(2) Lẫn lộn các yếu tố giữa “Vùng nước lịch sử”, “vùng nội thuỷ”,”vùng lãnh hải”. Nội bộ Trung Quốc còn nhiều ý kiến khác nhau về hàm nghĩa và tính pháp lý của “Đường lưỡi bò” và “vùng nước lịch sử” bên trong ranh giới đường này.

(3) Việc Trung Quốc thực sự thực thi quyền lực nhà nước thể hiện trên các tuyên bố, văn kiện pháp luật như Tuyên bố  chủ quyền lãnh hảI ngày 4/9/1958, Luật biển năm 1992 không hề đả động gì đến “Đường lưỡi bò” và cũng chỉ có cụm từ “ TQ có quyền lợi mang tính lịch sử”. Về phạm vi lãnh hải, “Tuyên bố năm 1958 và Luật biển 1992 chỉ đòi hỏi lãnh hảI 12 hải lý xung quanh vùng đảo mà TQ đưa ra yêu sách chủ quyền, cộng thêm 12 hải lý dành cho thuế quan và khác mục đích tương tự” (tàI liệu: Quan điểm yêu sách của Việt Nam và TQ… tr. 69).

 (4). Hành động thực sự thực thi chủ quyền đối với vùng biển này là những hoạt động thực tế chống lại TQ trong suốt một thời gian dài. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(5). TQ tự cho rằng “Đường lưỡi bò” và “vùng nước lịch sử” đã được công khai công bố từ năm 1947, đến nay đã có trên 50 năm, đã được các quốc gia khác thừa nhận. Trên thực tế, TQ không có được bằng chứng xác thực về sự thừa nhận của các nước khác và các tổ chức quốc tế về Biển đối với “Đường lưỡi bò” và “vùng nước lịch sử”. 

 

 

 

 

 

Để kết luận phần này, chúng tôi xin trích dẫn nhận định của  Văn phòng luật sư Covington & Burling trong tập tàI liệu: Quan điểm yêu sách của Việt Nam và TQ…(27/1/1995) viết rõ: “Yêu sách của TQ về chủ quyền “lịch sử” và quyền đối với hầu hết Biển Nam Trung Hoa và hoặc đối với đáy biển và lòng đất của nó là tráí với sự phát triển toàn diện của luật biển quốc tế hiện đại và không thể được coi là một vấn đề pháp lý nghiêm chỉnh” (Tr.73).

 

III. Một số kiến nghị  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Như phân tích ở trên, TQ lâu nay tuyên bố Chủ quyền của họ đối với “Đường lưỡi bò” là tuyên bố đơn phương, yếu về tính pháp lý và chưa có một quốc gia nào, tổ chức quốc tế nào về biển chính thức công khai công nhận. Nội bộ Trung Quốc và cả Đài Loan không có được lập trường thống nhất và bộc lộ sự lúng túng. Do vậy, một mặt ta cần tiếp tục nghiên cứu, thu thập thông tin, tài liệu và chứng cứ pháp lý, mặt khác trao đổi, phối hợp với các nước trong khu vực tham gia tranh chấp, tranh thủ cộng đồng quốc tế để tạo tiếng nói chung bác bỏ lập luận phi lý về chủ quyền của TQ đối với “Đường lưỡi bò” và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường của Việt Nam.

 

 

 

Đối với “Đường lưỡi bò của TQ, ta đã làm nhiều việc nhưng vẫn chưa đủ tài liệu, bằng chứng pháp lý vững chắc để bác bỏ yêu sách của TQ trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Do vậy, ta cần tiếp tục đầu tư công sức, kinh phí tìm kiếm tài liệu, tổ chức hội thảo khoa học, tích cực tham khảo ý kiến hoặc đặt hàng một số Văn phòng Luật sư nước ngoài chuyên về giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo của các nước Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và các nước trong khu vực nhằm xây dựng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh để đấu tranh với TQ, không để TQ tiếp tục dùng “Đường lưỡi bò” xâm hại lợi ích và chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. 

 

 

 

 

 

3. Chủ động thuyết thục, kêu gọi chính phủ các nước và các tập đoàn dầu khí lớn nước ngoài hợp tác liên doanh với Việt Nam thăm dò, khai thác dầu khí trên các vùng biển nằm trong thềm lục địa và vùng lãnh hải của Việt Nam. 

 

 

 

 

 

4. Cần sớm tổ chức một vài cuộc hội thảo riêng về “Đường lưỡi bò”  hội thảo nội bộ và hội thảo quốc tế để làm rõ nguyên nhân vì sao trong Luật biển 1992 của TQ không nói gì đến “Đường lưỡi bò”? Vì sao TQ chưa chính thức công khai khẳng định, giải thích tính pháp lý của “Đường lưỡi bò” và “ vùng nước lịch sử”? Phải chăng sự lúng túng và ý kiến khác nhau trong nội bộ TQ, kể cả Đài Loan là sự thiếu nhất quán về nội hàm, hàm nghĩa và tính pháp lý của “Đường lưỡi bò” và “vùng nước lịch sử” mà họ đơn phưong tuyên bố lâu nay ?

 
 

 

 

 

 

 

Hoàng Ngọc Bảo

 

 

 

 

 

                       Tài liệu tham khảo chính

 

 -Hàn Chấn Hoa (chủ biên): “Ngã quốc Nam hảI chư đảo sử liệu hội biên”. NXB Đông Phương, tháng 7/1988.  

 

-Ngô Sỹ Tồn: “Bàn về tranh chấp ở Nam Sa”, NXB HảI Nam, tháng 9/2005. (TàI liệu lưu hành nội bộ). 

 

 

 

 

 

-Ngô Sỹ Tồn: “Nguyên do và sự phát triển của tranh chấp Nam Sa”, NXB HảI dương, tháng9/1999 (TàI liệu lưu hành nội bộ). 

 

 

 

 

 

-Lý Kim Minh: “Nam hảI ba đào”. NXB Giang Tây cao hiệu, tháng5/2005 

 

 

 

 

 

-Du Khoan Tứ (học giả ĐàI Loan): “Tính pháp lý và vị trí của Đường ranh giới chữ U và vùng nước trong đường ranh giới ở biển Nam hảI nước ta”. Bài tham luận tại Hội thảo khoa học về biển do TQ tổ chức tại Tỉnh HảI Nam, năm 2006. 

 

 

 

 

 

-Văn phòng luật sư Covington & Burling (27/1/1995): “Quan điểm về những yêu sách của Việt Nam và Trung Quốc đối với khu vưc vực bãi Tư Chính và Thanh Long”.