Ngày 10/7/2012, Ngoại trưởng (NT) Mỹ Hillary Clinton phát biểu tại Hà Nội rằng Mỹ ủng hộ những việc làm của Việt Nam trong giải quyết vấn đề biển Đông nhưng cũng yêu cầu Việt Nam cần làm nhiều hơn để bảo vệ nhân quyền. NT Mỹ bảy tỏ quan ngại về việc giam giữ các nhà báo, luật sư và những người bất đồng chính vì những phát ngôn mang tính hòa bình.

Những phát biểu của NT Mỹ cũng đã vạch rõ hướng phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt – Mỹ. Quan hệ song phương giữa Hà Nội và Washington giống như là kết hôn vì lợi ích. Việt Nam phải từ bỏ con đường phát triển hòa bình nếu muốn tin vào sự ủng hộ của Mỹ.

Về chính trị, Việt Nam đi theo con đường của Trung Quốc, hiện thực hóa phát triển nhanh thông qua cải cách dần dần. Các giá trị của Phương Tây vẫn chưa thâm nhập sâu vào Việt Nam. Ảnh hưởng của phe chính trị đối lập ít hơn nhiều so với Trung Quốc. Về chính trị tầng lớp ưu tú liên minh với Phương Tây đã không được hình thành ở Việt Nam. Tuy nhiên, xu hướng này đã thực sự bắt đầu trước khi ảnh hưởng sâu tới bức tranh chính trị nội bộ của Việt Nam.

Những cuộc biểu tình chống chính quyền mạnh mẽ tại Việt Nam hiện là rất hiếm. Một vài vụ việc rải rác dường như đều là để chống chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, những cuộc biểu tình này có thể thay đổi mục đích trong tương lai.

Dòng chảy chính trong xã hội Việt Nam đều công nhận về mô hình phát triển của Trung Quốc. Nhiều người cảm thấy bất lực trước các tranh chấp lãnh thổ giữa Việt nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, tình cảm dân tộc đang đoàn kết xã hội Việt Nam và ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ chính trị giữa hai nước Trung – Việt. Việt Nam đang bị đẩy bởi tình cảm dân tộc ngày càng tăng và theo hướng ngả sang Mỹ, nước đã yêu cầu Việt Nam về chính trị để đổi lấy sự ủng hộ.

Hà Nội cũng đang hy vọng lấy Trung Quốc để bào chữa cho những lựa chọn chính trị của Việt Nam nhưng cũng muốn dựa vào Trung Quốc để cân bằng sức mạnh với Mỹ. Tuy nhiên, chiến lược này cần phải đạt được sự cân bằng tốt giữa Trung Quốc, Mỹ và các lực lượng chính trị trong nước và khó có thể duy trì chiến lược này về lâu dài. 

Con đường có thể tồn tại và đứng vững duy nhất đối với Việt Nam là hợp tác với Trung Quốc để hạn chế chiến lược quay trở lại châu Á của Mỹ. Tranh chấp lãnh thổ sẽ không biến hai nước có thái độ thù nghịch nhau. Thay vì tham gia như một mắt xích của Mỹ trong kiềm chế Trung Quốc, Việt Nam có thể là một tiền đồn chống sự can dự sâu của Mỹ tại châu Á.

Việt Nam đang tạo thuận lợi cho việc Mỹ quay trở lại châu Á trong vài năm gần đây. Rõ ràng áp lực mà Washington đang tạo ra với Trung Quốc sẽ chuyển thành tạo ra với Việt Nam. Việt Nam sẽ có thể trở thành một trong những nạn nhân đầu tiên nếu Đông Á bị bất ổn chính trị.

Trong bài phát biểu của NT Mỹ tại Mông Cổ vào ngày 9/7/2012, NT Clinton đã chỉ trích hệ thống chính trị Trung Quốc dù không nêu đích danh. Điều đó cho thấy chiến lược quay trở lại châu Á của Mỹ không chỉ có giá trị bề nổi ngoài các quan ngại kinh tế và quân sự.

Cả Trung Quốc và Việt Nam đều đang đạt nhiều tiến bộ về tạo sự thịnh vượng và tự do đối với người dân. Bà Clinton và các đồng nghiệp cần giữ lời và chứng tỏ với thế giới rằng họ có thể khiến nước Mỹ và Phương Tây thoát khỏi khủng hoảng tài chính./.

Theo “Thời báo Hoàn Cầu” (ngày 11/7/2012)

Lê Sơn (gt)