15/10/2014
Nhằm phục vụ độc giả có cái nhìn chân thực hơn về vấn đề Biển Đông, Nghiên cứu Biển Đông xin giới thiệu bộ sách gồm hai cuốn “Biển Đông: Địa chính trị, Lợi ích, Chính sách và Hành động của Các bên liên quan” và “Biển Đông: Quản lý tranh chấp và Định hướng giải pháp”.
Đây là bộ sách tập hợp tham luận của các học giả trong và ngoài nước tham gia tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ 4 về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh từ 19-21/11/2011.
Cuốn sách thứ nhất tập trung phân tích các vấn đề địa chính trị ở Biển Đông, những nhân tố chính trị nội bộ và lợi ích của từng nước cũng như tương tác chính sách giữa các bên liên quan ở Biển Đông. Các bài viết trong cuốn này được chia thành năm chương:
- Chương Một “Biển Đông và các vấn đề địa chính trị” đánh giá vai trò của Biển Đông dưới góc độ chiến lược và tính toán địa chính trị của các bên.
- Chương Hai “Chính trị nội bộ và chính sách của các bên ở Biển Đông” nghiên cứu các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quyết sách của các nước về vấn đề Biển Đông.
- Chương Ba “Quân sự hóa và hệ lụy đối với Biển Đông” đánh giá xu thế hiện đại hóa quân sự ở khu vực và tác động của nó đối với tranh chấp Biển Đông.
- Chương Bốn “Lợi ích và chính sách của các nước liên quan ngoài khu vực Biển Đông” tập trung nghiên cứu các chủ thể có lợi ích ngày càng lớn ở Biển Đông như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và Hàn Quốc.
- Chương Năm “Biển Đông trong quan hệ Mỹ-ASEAN-Trung Quốc” xem xét những tương tác chính sách giữa Mỹ, ASEAN và Trung Quốc, những chủ thể được xem là quan trọng nhất trong vấn đề Biển Đông.
Các bài viết trong cuốn sách này đều thống nhất về tầm quan trọng địa chính trị của Biển Đông và chỉ ra những tính toán phức tạp của các nước liên quan trong và ngoài khu vực. Chính những mâu thuẫn lợi ích và cạnh tranh chính sách này đang tác động trực tiếp đến những diễn biến hàng ngày trên Biển Đông và đặt ra nhu cầu bức thiết về việc quản lý xung đột, hướng tới giải quyết tranh chấp, nếu không sự xói mòn lòng tin chiến lược sẽ dẫn cả khu vực đến một kết cục thua thiệt cho tất cả các bên, thay vì cùng hợp tác phát triển thịnh vượng.
Cuốn sách thứ hai chủ yếu đánh giá các diễn biến tình hình Biển Đông trong những năm gần đây, xem xét các khía cạnh pháp lý của vấn đề và đề xuất các hướng giải pháp trong quản lý và giải quyết tranh chấp. Các bài viết trong cuốn này được chia ba chương:
- Chương Một “Những đánh giá về diễn biến tình hình Biển Đông” cung cấp những nhận định đa chiều của các học giả về những phát triển mới trong tranh chấp Biển Đông.
- Chương Hai “Các vấn đề pháp lý quốc tế ở Biển Đông” tập trung vào những vấn đề gây tranh cãi nhất hiện nay trên phương diện pháp lý.
- Chương Ba “Hợp tác, quản lý và giải quyết tranh chấp trên Biển Đông” đánh giá các điều kiện, thách thức, cơ hội cho việc hợp tác quản lý Biển Đông và thảo luận một số mô hình cụ thể.
Nhìn chung, các bài viết trong cuốn sách này đều chỉ ra được những nguồn gốc của căng thẳng Biển Đông thời gian gần đây, phân tích đa chiều các khía cạnh chính trị, pháp lý của vấn đề, đồng thời nỗ lực đề xuất những lĩnh vực mà các quốc gia liên quan cần nhanh chóng triển khai hợp tác để giảm thiểu khả năng mâu thuẫn lan ra thành xung đột, đối đầu. Phần lớn các tác giả đều thống nhất rằng vẫn tồn tại những lợi ích chung ở Biển Đông, vẫn còn không gian rộng mở cho hợp tác nhưng điều quan trọng là các quốc gia phải thể hiện ý chí chính trị hướng đến việc dàn xếp hòa bình tranh chấp, đạt được một kết quả cùng có lợi cho tất cả các bên thay vì bị chi phối bởi tình cảm dân tộc và những toan tính vị kỷ. Chỉ khi đó, Biển Đông mới có thể tiếp tục là không gian phát triển hòa bình, thịnh vượng – không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn các thế hệ tương lai.
Tải cuốn thứ nhất tại đây, cuốn thứ hai tại đây. Độc giả có thể tải các cuốn sách đã được Nghiên cứu Biển Đông giới thiệu tại đây.
Nghiên cứu Biển Đông
Nghiên cứu Biển Đông giới thiệu cuốn sách mới “Tìm kiếm Giải pháp vì Hòa bình và Công lý ở Biển Đông” do TS. Đặng Đình Quý chủ biên, một công trình tập hợp các nghiên cứu của học giả Việt Nam về Biển Đông nhằm góp phần đấu tranh và bảo vệ lợi ích chủ quyền biển đảo của đất nước.
“Lập luận chặt chẽ, bằng chứng thuyết phục - các tác giả đã cung cấp nhiều thông tin đa chiều trên các lĩnh vực chính trị, pháp lý, kinh tế, quân sự…liên quan đến Biển Đông” - trích lời nhận xét của TS. Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
This book is based on selected papers from the Second International Workshop entitled “South China Sea: Cooperation for Regional Security and Development”, co-organized by the Diplomatic Academy of Vietnam and the Vietnam Lawyers Association, 11-12 November, 2010, Ho Chi Minh City, Vietnam. Editor:...
Cuốn sách tập hợp tham luận của các học giả trong và ngoài nước tham gia tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ 4 về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh từ 19-21/11/2012. Các...
Cuốn sách tập hợp tham luận của các học giả trong và ngoài nước tham gia tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ 4 về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh từ 19-21/11/2012. Các bài...
Sách mới (do Nhà Xuất bản Thế giới ấn hành, chủ biên: Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao) tập hợp các bài viết cập nhật sau Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 2 về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực” tại Thành phố Hồ Chí Minh.