20120210184325_0.jpg

 

Một dự thảo sắc lệnh hành pháp của Chính quyền Trump đe dọa cắt giảm kinh phí đóng góp của Mỹ cho Liên Hợp Quốc đã được lưu hành từ cuối tháng 1. Nhiều ngày trước khi văn bản này xuất hiện, Nhân dân Nhật báo đã đăng một bài viết có tiêu đGiải pháp Trung Quốc”, ca ngợivinh quang giải pháp này mang lại đối với sự nghiệp hòa bình, phát triển và văn minh”, nhắc lại các cam kết của ông Tập Cận Bình trong việc Trung Quốc trở thành nhà tài trợ chính cho Liên hợp quốc.

Khi ông Trump tập trung vào việc làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, Trung Quốc nhận ra được quà tặng trời cho về địa chính trị: Cơ hội giành được vị thế cao về đạo đức trên toàn cầu và dẫn dắt sự phát triển của các lợi ích chung mới cũng như “các cộng đồng có mối quan tâm chung”. Ngày 1/7, tại lễ kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập tuyên bốLịch sử đã không bao giờ kết thúc cũng như không thể kết thúc… Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc hoàn toàn tin tưởng rằng họ có thể đưa ra Giải pháp Trung Quốc cho nhân loại trong việc tìm kiếm các định chế xã hội tốt đẹp hơn.” Bác bỏ luận điểmSự kết thúc của lịch sửnổi tiếng của Francis Fukuyama, đây là lần đầu tiên ông Tập đ cập đến thuật ngữGiải pháp Trung Quốc”. Hòa trộn củachủ nghĩa thực dụng, sự cởi mở và nguyên tắc cùng thắng” (theo ngôn từ của Nhân dân Nhật báo), “Giải pháp Trung Quốc” đã tràn ngập trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, bao gói lại nhiều sáng kiến đầy tham vọng như Một Vành đai Một Con đường, Hợp tác Năng lực và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á, những sáng kiến đem hàng hóa và vốn của Trung Quốc ra thế giới. Thông điệp chính của nó là: Vị thế cường quốc chủ chốt đang nằm trong tay, sớm hơn so với mong đợi và với các đặc trưng Trung Quốc nghiêm túc. Giải pháp Trung Quốc là một phần không thể tách rời của sự dịch chuyển khỏi học thuyếtdấu mình chờ thờicủa Đặng Tiểu Bình sang học thuyết nhảy vào những nơi Mỹ rút lui. Nó nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc trong việc định hình các tổ chức và sáng kiến quốc tế, khẳng địnhquyền được lắng nghecủa Trung Quốc trong các vấn đ quốc tế.

Giải pháp Trung Quốc được đưa ra cấp đ toàn cầu, vượt ra khỏi sự tập trung vào quốc gia - nhà nước của những khẩu hiệu tương tự trước đây như Mô hình Trung Quốc và Giấc mơ Trung Hoa. Trong bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới dự Hội nghị G20, ông Tập nói “Động lực mở cửa của Trung Quốc không phải là màn trình diễn một mình. Ngược lại, đây là lời mời gửi đến tất cả các nước. Trung Quốc ủng hộ sự phát triển chung của tất cả các nước, không chỉ là khu vực ảnh hưởng riêng của Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc không phải Trung Quốc xây dựng sân sau của mình mà là một khu vườn được tất cả các nước chia sẻ.” Điều mà Trung Quốc coi là những mối đe dọa toàn cầu gồm: Chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng, hố ngăn cách giầu nghèo, sự hủy hoại môi trường và an ninh mạng không được quản lý, Giải pháp Trung Quốc đ cao tuyên bố của Trung Quốc là một cường quốc hòa bình, chống đế quốc, không bá chủ, tự do thương mại. Trung Quốc, như học giả Ding Gang tuyên bố trênHoàn Cầu Thời báo”, tờ báo có tư tưởng dân tộc cực đoan, chưa bao giờ chệch hướng khỏi việc theo đuổi sự phát triển toàn cầu hòa bình. Thắng lợi của Trung Quốc đối với Nhật Bản là ví dụ sống động cho các dân tộc bị bóc lột châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh; sự trỗi dậy hòa bình gần đây của Trung Quốc đã mang lại cho các nước đang phát triển “động lực Trung Quốc”, tạo điều kiện cho họ được tham gia vào các vấn đ toàn cầu mà họ tìm kiếm bấy lâu.

Thiết lập lại các chuẩn mực đa phương thông quaviệc cho các nước kém phát triển hơn có tiếng nóivà các chuẩn mực công nghệ định hướng (ví dụ công nghệ di động 5G) phục vụ lợi ích quốc gia của Trung Quốc trong khi làm chệch hướng những lời chỉ trích; cũng như đóng vai trò hàng đầu trong việc khai thác các nguồn lực chưa bị tuyên bố chủ quyền (các vùng biển quốc tế, các khu vực cực, vũ trụ).

Cho đến nay, câu chuyện về sự trỗi dậy của Trung Quốc nhấn mạnh sự giương cao, hơn là thay thế, các chuẩn mực toàn cầu. Tuy nhiên, Giải pháp Trung Quốc trong khi định vị Trung Quốc như là người bảo vệ kiên định toàn cầu hóa, lại đe dọa một sự dịch chuyển cấp tiến, liên quan đến các câu chuyện mang tính quốc gia khác của Trung Quốc, ít quen thuộc hơn đối với thế giới bên ngoài mà Trung Quốc vẽ ra. Một câu chuyện vẽ Trung Quốc như một nước bị xỉ nhục, biện minh cho hành động khôi phục các mất mát của cải và quyền lực trong quá khứ. Câu chuyện khác giới thiệu Trung Quốc như khởi nguồn chân thực của văn minh thế giới. Tự tạo ra tuyên bố này một cách giả tạo đối với chính mình trong nhiều thế kỷ, Trung Quốc ngụ ý thời kỳ phương Tây đặt ra các luật chơi toàn cầu đã qua và Trung Quốc là người thay thế.

Tuy nhiên, Giải pháp Trung Quốc dựa trên vốn văn hóa vẽ ra sự so sánh với thời kỳ cực thịnh của hệ thống cống nạp tồn tại trước thế kỷ xỉ nhục (1840-1949). Mặc dù không bị tranh cãi công khai, Giải pháp Trung Quốc phụ thuộc vào việc đặt câu hỏi tinh tế trong cộng đồng chính sách. Các nhà tư vấn chính sách kỳ cựu như Shi Yinhong, Wang Yizhou và nhiều người khác đưa ra các cảnh báo tế nhị nhưng mạnh mẽ về sự với quá xa về mặt chiến lược và sự cô lập về ngoại giao sau sự rắc rối Biển Đông. Trong một cuộc phỏng vấn được lưu hành rộng rãi trong ấn phẩm tiếng Trung củaThời báo Tài chínhra ngày 23/12/2016, chuyên gia chính sách có trụ sở tại Mỹ Yang Dali viếtviệc mua bạn bè Mỹ La tinh và các nước châu Phi bằng nhiều tỷ đô la viện trợ đang trở nên ngày càng dễ doán trước và không đ.”

Nhà sử học Qin Hui của Đại học Thanh Hoa còn lo lắng hơn nữa. Tại một cuộc thảo luận bàn tròn vào tháng 9/2016, ông cảnh báo Trung Quốc phải lưu tâm không đ lặp lại sai lầm của chủ nghĩa xã hội dân tộc: “Thế giới ngày nay không giống như những năm 1930, khi phương Tây kiệt quệ và phải đối mặt với nhiều vấn đ, trong khi Đức dường như đang phát triển mạnh mẽ”.

Tác giả David Kelly là Giám đốc của China Policy, một công ty tư vấn và nghiên cứu có trụ sở tại Bắc Kinh, đồng thời là Giáo sư Thỉnh giảng Đại học Bắc Kinh. Bài viết đăng trên “Lowy interpreter.

Anh Thư (gt)