Hội nhập ASEAN đã vượt ra ngoài khuôn khổ hội nhập thương mại thông thường. Tự do thương mại ASEAN hoặc các thỏa thuận thương mại tự do (AFTA) chính là giai đoạn đầu tiên của hội nhập kinh tế, trong đó bao gồm việc xóa bỏ thuế quan nội khối. Tuy nhiên, ASEAN không nhằm mục đích trở thành một “liên minh thuế quan", Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thiết kế để hoạt động như một cơ sở sản xuất chung, tự do hàng hóa, dịch vụ, lao động lành nghề và vốn. Để hiện thực hóa quá trình hội nhập kinh tế ASEAN về thương mại hàng hóa, 99% dòng thuế đã được loại bỏ trong các nước ASEAN-6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) vào năm 2010 và sẽ tiếp tục được thực hiện ở 4 nước còn lại là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam vào năm 2018. Trong lĩnh vực đầu tư, ASEAN cũng đã thành lập Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) vào năm 2009 với việc thiết lập bốn trụ cột là tự do hóa, bảo hộ, tạo điều kiện và thúc đẩy thương mại trong các ngành chế biến, nông nghiệp, khai thác khoáng sản, thủy sản, lâm nghiệp, dịch vụ. Ngoài ra, ASEAN đã thúc đẩy các nội dung hội nhập kinh tế thông qua phát triển chế độ “một cửa” như cải thiện thủ tục hải quan, lập danh mục thuế quan ASEAN, xây dựng kho lưu trữ các biện pháp phi thuế quan và các biện pháp tạo thuận lợi thương mại khác. ASEAN cũng đã tích cực hội kết với khu vực Đông Á.

Số liệu thống kê cho thấy trong tổng thương mại thế giới trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ, ASEAN chiếm thị phần tương đối nhỏ và thấp hơn nhiều so các đối tác thương mại chính. Tuy nhiên, ASEAN đã thành công trong quá trình hội nhập kinh tế ở Đông Á vì hai lý do chính. Thứ nhất là về mặt chính trị, ASEAN đã có chiến lược khi ký các Hiệp định thương mại tự do ASEAN+1 với 6 đối tác thương mại chính của ASEAN. Hiện nay, ASEAN đang tích cực thúc đẩy thiết lập ASEAN+6 thông qua Hiệp định Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Thứ hai là về kinh tế, ASEAN bao gồm các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, các nước được hưởng lợi từ cái gọi là 3D (kinh tế vĩ mô ổn định, tiêu dùng trong nước cao, dân số trẻ). Indonesia và Thái Lan nằm trong 7 quốc gia trên thế giới (Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Ba Lan) đạt được thành công trong lĩnh vực sản xuất trong ba thập kỷ qua. 

Liệu các giá trị hội nhập ASEAN có thể được chia sẻ với các thành viên trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay không. Đầu tiên, chữ “W” là viết tắt của cách tiếp cận về thỏa thuận thương mại. Đối với một số lĩnh vực nằm trong các thỏa thuận thương mại, một số quốc gia có lợi ích nhất định cũng như các chính sách chung và WTO có thể xem xét cho phép thành lập các hiệp định thương mại đa phương tương tự như những gì đã thực hiện trong lĩnh vực công nghệ thông tin. WTO có thể xem xét đồng ý để các thành viên thiết lập thỏa thuận thương mại đa phương giữa các nước có cùng mối quan tâm chung trong các lĩnh vực nhưng các nước phải tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử và cách tiếp cận vấn đề theo hướng dựa trên các cam kết pháp lý thay vì đàm phán. Thứ hai, chữ “T” là viết tắt của hoạt động xúc tiến thương mại. Một trong những câu chuyện thành công của hội nhập ASEAN vượt ra khuôn khổ loại bỏ thuế quan. Nghiên cứu của ERIA cho rằng tạo điều kiện thuận lợi thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí và đem lại lợi ích lớn hơn cho thương mại, thậm chí lớn hơn cả loại bỏ thuế quan. ASEAN nhận ra rằng mức thuế chỉ là một phần của toàn bộ hệ thống thương mại phức tạp nên ASEAN đang tiến tới hội nhập bằng cách thúc đẩy cải thiện vấn đề tạo điều kiện thuận lợi thương mại. 

Cuối cùng, chữ “O” là viết tắt của định hướng. ASEAN đang tập trung phát triển mạng lưới sản xuất bằng cách cải thiện các thỏa thuận về hải quan và hậu cần để giảm chi phí dịch vụ liên kết. Nhập khẩu là đầu vào cho xuất khẩu, các dịch vụ cũng là đầu vào cho xuất khẩu nên có nhiều quốc gia đang tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm. Tỏa thuận thương mại đa phương là con đường thuận lợi để giảm chi phí dịch vụ liên kết bằng cách ủng hộ các thỏa thuận liên quan đến thủ tục hải quan, hậu cần và cải thiện tính minh bạch hệ thống pháp luật và các quy định hành chính.

Tác giả là Lili Yan Ing, chuyên gia kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA). Bài viết đăng trên  “Bưu điện Jakarta” (ngày 11/12).

Lê Sơn (gt)