ASEANCHINA.jpg

Sức mạnh được thể hiện qua việc một người có khả năng kiểm soát hoặc ảnh hưởng đến hành vi của người khác và để định hình các sự kiện diễn ra như thế nào. Trên cơ sở này, Trung Quốc bây giờ là một bá quyền toàn cầu, không chỉ đối với khu vực, và đã làm giảm đáng kể uy tín, sức mạnh của Mỹ trong thời gian qua. Và điều đó đem đến cả những thách thức cũng như cơ hội đối với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Chuyện đã xảy ra như thế nào?

Sự phát triển của Trung Quốc đã không xảy ra qua một đêm, nó đã diễn ra hàng thập kỷ, kể từ cuối những năm 1970 khi nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình chấp nhận toàn cầu hoá và mở cửa nền kinh tế cho các nhà đầu tư nước ngoài. Khi kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, nó cũng kéo theo sự phát triển về quân đội và điều đó khiến người ta phải đặt ra câu hỏi, liệu nó có dẫn đến một cuộc chiến toàn cầu hay ít nhất cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự quốc tế?

Ngoài ra, còn có những câu hỏi khác: Liệu Trung Quốc có thể kiểm soát nền kinh tế phát triển quá nóng của mình và liệu có thể tránh được vấn đề bong bóng kinh tế? Liệu sự bất ổn xã hội sẽ lan rộng do hậu quả của lao động không hiệu quả sẽ dẫn tới sự sụp đổ chế độ ở Trung Quốc…? Những câu hỏi này tiếp tục được đặt ra đối với các quốc gia có lợi ích liên quan đến Trung Quốc.

Trung Quốc đã triển khai sức mạnh tài chính độc đáo để đạt được lợi thế về chính trị toàn cầu và họ đã phải đối phó với những "cú sốc công nghệ và lao động" của nền kinh tế bằng cách tạo ra những công việc nhằm mục đích duy nhất để giảm bớt tình trạng bất ổn xã hội và không liên quan gì tới thị trường. Theo quan điểm rộng rãi, đến một ngày Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn còn nhiều việc phải làm nếu muốn trở thành quốc gia dẫn đầu về công nghệ vũ trụ và trí tuệ nhân tạo.

Nếu chiến tranh nổ ra giữa Mỹ và Trung Quốc, Mỹ sẽ chiếm ưu thế, nhưng Trung Quốc có thể gây ra thiệt hại to lớn đối với các lực lượng Mỹ, nghĩa là chi phí chiến thắng sẽ là không thể chấp nhận đối với người Mỹ. Quân đội Trung Quốc trước kia là một lực lượng cồng kềnh, bị ràng buộc về đất đai, tuy nhiên hiện nay đội quân này đã được tinh gọn, chuyên nghiệp hơn, nhiều công nghệ cao hơn và hướng đến các trận đánh trên không và trên biển.

Hơn nữa, trong trường hợp xảy ra chiến tranh trên Biển Đông, Biển Hoa Đông và bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc sẽ có lợi thế về địa lý rất lớn với quân số vượt trội. Mặt khác, sức mạnh của Mỹ hiện đã bị suy giảm do phải trải quân ở nhiều địa bàn khác nhau như ở Iraq và Afghanistan. Sự suy giảm này cũng là hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu năm 2008, đánh dấu năm mà phần còn lại của thế giới phương Tây bắt đầu biến mất dưới sự nở rộ của các thị trường mới nổi như các nước BRICS.

Trung Quốc trỗi dậy

Tại ASEAN, việc Mỹ rút khỏi TPP đã gây rắc rối cho nhiều quốc gia thành viên của Hiệp định này trong đó có Việt Nam và Singapore và đẩy sự tín nhiệm của Mỹ xuống mức thấp. Đồng thời nó cũng tạo ra một khoảng trống mà Trung Quốc sẵn sàng san lấp. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh các cuộc đàm phán nhằm cho ra đời Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) gồm 16 quốc gia. Hiệp định này sẽ bao gồm tất cả 10 nước ASEAN cộng với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Nếu RCEP ra đời sẽ đẩy Mỹ vào một bế tắc mới: Không có vai trò trong RCEP và TPP; bị mất lợi thế trong NAFTA. Và, thêm vào đó, không thể kiểm soát cũng như có vai trò gì đối với Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) cũng như chiến lược Vành đai, Con đường (OBOR) của Trung Quốc...

ASEAN nên làm gì?

Những gì ASEAN cần làm phải là khá rõ ràng đối với tình hình hiện nay. Trong khi cần đẩy mạnh hợp nhất kinh tế thông qua Cộng đồng Kinh tế ASEAN, tổ chức này cũng cần phải phát triển chính trị khi đối mặt với tình hình địa chính trị bị thay đổi khi chính sách Châu Á- Thái Bình Dương nay được đổi thành Ấn Độ dương- Thái Bình dương.

ASEAN phải đối mặt với thực tế của một bá quyền Trung Quốc. Và ASEAN phải tìm cách đền bù cho thực tế mà Mỹ - một nước từng xây dựng nền kinh tế thương mại châu Á thông qua chủ nghĩa tiêu thụ Mỹ và có tiềm năng cho khu vực - đã bị suy giảm vai trò. Do đó ASEAN phải chứng tỏ cho thế giới thấy được sự vững vàng trước lối hành xử quyết đoán của Trung Quốc, cả khối cần đoàn kết, thống nhất để vượt qua các thử thách. Điều này liên quan tới các cuộc đàm phán đang diễn ra hướng tới một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Nếu Trung Quốc ủng hộ việc ký kết COC, thì ASEAN phải đảm bảo các thỏa thuận cụ thể nhằm đảm bảo sự tuân thủ của Trung Quốc...

Trong thời gian gần đây, các quan chức cao cấp của ASEAN đã thừa nhận các mối quan ngại rằng các đối tác đối thoại thường đặt ra chương trình nghị sự trong các cuộc họp của các nước ASEAN. Điều này nên được dừng ngay lập tức và dứt khoát - bằng cách thay đổi thủ tục đề xuất, đánh giá và quyết định các vấn đề nội khối.

Việc ra quyết định của ASEAN hiện nay dựa trên sự đồng thuận của tất cả các quốc gia thành viên cần phải xem lại. Đây là một sự lỗi thời và là một công thức dẫn đến tình trạng tê liệt vào thời điểm khi khối này cần phải nhanh chóng chuyển sang các mối quan tâm và mối đe dọa đang nổi lên. Cần có những quyết định nhất định có thể được thực hiện nếu họ có sự ủng hộ của số đông.

Điều cần thiết tiếp theo là tăng cường vai trò cho Ban Thư ký ASEAN cũng như trao quyền cho Tổng Thư ký ASEAN trong việc hành động và phát biểu thay mặt cho khối này. Bổ sung cho điều này là một sự sắp xếp hợp lý thay vì phải tổ chức rất nhiều các cuộc họp khác nhau nhằm giảm bớt nhu cầu về các khoản đóng góp hành chánh và đóng góp của Ban Thư ký đối với các cuộc họp này. ASEAN nên dành thời gian để hợp lý hóa tất cả các hoạt động của nhiều cơ quan của ASEAN cũng như việc ban hành nhiều Hiệp định để các hiệp định này thực sự hiệu quả, đi vào thực chất thay vì phải chịu sự trùng lặp, tốn kém.

Theo “Jakarta Globe

Nhật Linh (gt)