Tình hình tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APR) sẽ tiếp tục phát triển dưới ảnh hưởng của hai xu hướng chính: cạnh tranh Trung-Mỹ gia tăng và tăng cường vị trí kinh tế và đối ngoại của Trung Quốc. Việc tăng cường sức mạnh của Trung Quốc đang làm cho hàng xóm lo sợ và thậm chí có thể đẩy họ vào một “liên minh bất mãn”, nhưng sẽ không đưa tới một cuộc xung đột toàn diện trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, điều mà không một ai, cả Trung Quốc, Mỹ và các đồng minh của họ mong muốn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hoàn thành nhanh hơn dự kiến việc củng cố và tập trung quyền lực, bao gồm các biện pháp cứng rắn, trấn áp nhóm lũng đoạn ảnh hưởng trong Bộ Chính trị và các tập đoàn lợi ích kinh tế. Sự xuất hiện của một nhà lãnh đạo quyết đoán, cũng như hệ tư tưởng quốc gia - “Giấc mơ Trung Quốc”, là nhằm mục tiêu cuối cùng biến Trung Quốc thành siêu cường. Để thực hiện, Trung Quốc cần huy động tối đa các nguồn lực và giảm các nguy cơ bất ổn.

Gần đây, đòi hỏi tự do hóa của tầng lớp trung lưu gia tăng và khoảng cách giàu và nghèo trong xã hội cũng tăng đang là một thách thức lớn đối với mô hình quản lý nhà nước Trung Quốc  và việc tăng cường vai trò của Đảng Cộng sản trong xã hội. Trong năm 2015, các chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ tiếp tục chậm lại (lên 7,1%), nhưng vai trò của các ngành công nghiệp dựa trên tri thức trong GDP sẽ tăng lên. Đối với các công ty nước ngoài, sẽ hoàn thành “thời đại thịnh vượng chung” và các cơ quan kiểm soát chống độc quyền của Trung Quốc sẽ gia tăng áp lực của đối với họ.

Bắc Kinh đã xây dựng một chiến lược đối ngoại toàn cầu “vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa “nhằm tạo mạng lưới giao thông rộng kết nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Qua đó, biến Trung Quốc thành siêu cường vận tải trong thế kỷ XXI. Dự án sẽ tạo đà và vào năm 2015 cùng với sự mở rộng việc cho các khoản vay “giá rẻ” và không kèm yêu sách chính trị, cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng ở Châu Á và Châu Âu. Cũng trong năm 2015, các công ty Trung Quốc bắt đầu thiết kế đường cao tốc Belgrade - Budapest và Bắc Kinh - Moscow.

Việc Mỹ bị cuốn vào việc giải quyết cuộc xung đột ở Ucraina và cuộc chiến chống lại nhà nước Hồi giáo đang kìm tốc độ chính sách “quay lại Châu Á” của Obama. Cộng thêm sự căng thẳng ngày càng tăng giữa đảng Dân chủ với đảng Cộng hòa. Kết quả là, thời kỳ của “lựa chọn chiến lược” đối với Trung Quốc không còn được kéo dài thêm nữa. Tăng cường sự lãnh đạo trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ phấn đấu xây dựng một trật tự an ninh khu vực mới và trật tự kinh tế - chủ yếu thông qua việc tạo ra các tổ chức tài chính và chính trị của chính họ. Đồng thời, Trung Quốc sẽ cố gắng vô hiệu hóa những ảnh hưởng tiêu cực của cạnh tranh chiến lược với Washington và đàm phán với Mỹ về các nguyên tắc chung sống hòa bình ở Châu Á.

Bắc Kinh sẽ đóng vai trò trung gian hòa giải, tích cực tham gia giải quyết cuộc xung đột Afghanistan, trở thành một nhân tố ổn định trong khu vực Trung Á. Nói chung, đối thoại với Mỹ sẽ suy giảm. Trung Quốc coi Barack Obama là “vịt què” và không mong đợi một bước đột phá trong quan hệ với Washington, Mỹ có khó khăn trong quan hệ kinh tế với khu vực: các cuộc đàm phán kéo về TTP hầu như không có cơ hội để hoàn thành để ký vào cuối năm 2015, và tổ chức này còn lâu mới thể trở thành một đối thủ cạnh tranh thực sự với việc bành trướng kinh tế của Trung Quốc trong khu vực.

Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Đài Loan gia tăng. Mỹ đã giúp cuộc biểu tình ở Hồng Công bùng nổ mùa thu năm ngoái và Trung Quốc theo dõi rất sát phản ứng của Đài Loan; sự thất bại của đảng cầm quyền, “Quốc Dân Đảng” trong cuộc bầu cử thành phố, trong đó được coi là một dấu hiệu của sự trở lại của giới chống đối xích lại gần với đại lục.

Nhật Bản sẽ tìm kiếm một cam kết an ninh của họ bên ngoài liên minh quân sự với Mỹ, cố gắng thiết lập quan hệ đối tác với các nước Châu Á - Thái Bình Dương khác. Ngoại giao Nhật Bản sẽ tập trung vào sự hình thành “liên minh không hài lòng” gồm các nước khác trong khu vực có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, thông qua việc tăng cường quan hệ quân sự và cung cấp vũ khí. Một liên minh như vậy sẽ không ngăn được sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng tác động vào việc hình thành những đường nét mới của an ninh khu vực. Sẽ còn rất sớm để nói về việc tái vũ trang Nhật Bản, mặc dù có sự gia tăng tốc độ chi tiêu quân sự. Đồng thời, các vấn đề kinh tế và tài chính (nợ quốc gia khổng lồ và sự trì trệ kinh tế) sẽ không cho phép Tokyo thực hiện các ưu tiên đối ngoại.

Nguy cơ tiềm năng lớn nhất đưa tới xung đột là các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, Hoa Đông và biển Hoàng Hải. Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì “lợi ích cốt lõi”, nhưng sẽ tránh để xung đột leo thang. Mỹ đã nhiều lần kêu gọi các đồng minh của họ không khiêu khích Bắc Kinh và đừng hy vọng Washington đứng bên họ khi tình hình trở nên trầm trọng. Trung Quốc cũng đang tìm cách trì hoãn giải quyết các tranh chấp lãnh thổ cho tới khi mà sự phụ thuộc kinh tế của khu vực sẽ loại bỏ hoàn toàn khả năng các nước đối đầu với Trung Quốc.

Theo đó, xác suất xung đột leo thang trong năm 2015 là khá thấp. Tuy nhiên, yếu tố làm xấu đi bầu không khí khu vực có thể là việc Mỹ viện trợ quân sự cho các bên liên quan đến cuộc xung đột với Trung Quốc (chủ yếu là Philippines). Sự kết hợp của cả hai yếu tố đó có thể dẫn đến xung đột quân sự mang tính cục bộ, nhưng không đủ quy mô để leo thang ra toàn khu vực.

 

Theo Lenta (Nga)

Thúy Bình (gt)