Mặt tích cực

Nhà nghiên cứu Gevorg Mirzayan thuộc Viện Mỹ-Canada cho rằng chiến dịch không kích của Nga không chỉ là cuộc chiến chống khủng bố và bảo vệ chính quyền Assad, mà thể hiện chính sách đối ngoại của Nga được nâng lên tầm cao mới.

Moscow hiểu rất rõ tại sao tham chiến vào lúc này.  Nguyên nhân thành công của chiến dịch của Nga ở Syria là sự kịp thời đúng lúc. Putin xuất hiện trước thế giới không phải là kẻ nô dịch chiến binh tự do Syria mà là người cứu khu vực khỏi thế giới điều ác khi mà Mỹ không thể hoặc không muốn đánh thắng.

 Việc Mỹ chỉ trích Nga về hoạt động tại Syria phần lớn liên quan vấn đề chính trị nội bộ trước sự khác biệt giữa Nhà Trắng và Quốc hội và vấn đề thể diện nước Mỹ. Phương Tây đang rất cần chiến thắng, và một thất bại quân sự ở Trung Đông có thể là một đòn nghiêm trọng đối với lãnh đạo của Mỹ và châu Âu do mục tiêu của họ là Assad phải ra đi. Tuy nhiên, Moscow và Tehran không cho phép phương Tây giành thắng lợi. Về lý thuyết,  Moscow không cần đàm phán kéo dài và khó khăn  với Hoa Kỳ, EU, Ả Rập Saudi và các nước khác. Nga có thể tham gia cuộc xung đột Syria mà không có sự chấp thuận của phương Tây,  bởi vì nó liên quan cuộc chiến chống "cái ác tuyệt đối" và do Nga nói chung giúp Mỹ giải quyết vấn đề của họ.

Điện Kremlin coi chiến dịch tại Syria không chỉ nhằm chống các mối đe dọa khủng bố ở Nga. Hoạt động Syria có thể được coi là bước chuyển chính sách của Nga lên một tầm cao mới: từ ngoại giao khu vực và thụ động sang ngoại giao toàn cầu và chủ động. Các hoạt động của Nga ở Syria là một thử nghiệm phù hợp với sức mạnh của một cường quốc. Nếu vượt qua, uy tín của Nga sẽ tăng mạnh và cho phép điện Kremlin khẳng định vai trò của mình là một trong những trụ cột quan trọng của thế giới đa cực. Việc Nga gắn kết với các liên minh đối phó với các vấn đề vượt quá khả năng của Mỹ sẽ tạo cho Moscow những cơ hội to lớn trong không gian từ châu Á đến châu Mỹ Latin.

Mặt rủi ro thách thức

Vasily Kuznetsov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hồi giáo Ả Rập, cho rằng  chính sách tại Syria và tham gia trực tiếp của Nga vào xung đột vũ trang ở nước này, không chỉ là cơ hội mà còn đem lại những rủi ro bên trong và bên ngoài đối với Nga.

Rủi ro rõ nhất là làm hại hình ảnh của Nga. Trong điều kiện nhất định, hoạt động Syria đóng vai trò tích cực trong quan hệ Nga -phương Tây. Tuy nhiên, trong lĩnh vực truyền thông, Nga bị coi là một quốc gia  bảo vệ chế độ độc tài và là kẻ thù của người Sunni. Song đây không phải là vấn đề chính, nghiêm trọng hơn nhiều là những rủi ro hiện hữu về chính trị nội bộ. Có 3 nguy cơ lớn trong nước Nga là (1) gia tăng nguy cơ  khủng bố từ lực lượng ủng hộ IS ở Nga coi chiến dịch tại Syria là cuộc chiến chống Hồi giáo và từ các chiến binh thánh chiến bỏ chạy khỏi  Syria trở về các nước xuất xứ.(2) sự phản ứng của xã hội Nga một khi hoạt động quân sự bị tổn thất.(3) hậu quả kinh tế của chiến dịch Syria. Bất kể thế nào sẽ là gánh nặng cho ngân sách và xã hội đang hiện đang trong  khó khăn về kinh tế,  người dân rất khó hiểu sao họ lại một lần nữa phải "thắt lưng buộc bụng".

Tất cả những rủi ro tiềm ẩn đó cho thấy chiến dịch ở Syria cần phải sớm vượt qua và cuộc xung đột phải được kết thúc bằng một giải pháp chính trị. Nga cần đảm bảo việc thành lập một chế độ liên hiệp tại Syria có khả năng bảo tồn sự hiện diện quân sự của các bên. Điều đó sẽ tạo cơ hội để Nga trở lại khu vực và nhằm triển khai hiệu quả các mục tiêu đối ngoại lớn hơn. Sự cần thiết giải quyết 3 yếu tố: chiến dịch nhanh gọn, cộng đồng thế giới thừa nhận giải pháp xung đột khu vực và lập một chế độ được tin cậy, là vấn đề của một giải pháp chính trị, trong đó kịch bản phải xác định được các nội dung cụ thể về quân sự.

Mặc dù phương Tây có vai trò quan trọng trong vấn đề Syria, tầm quan trọng của quan hệ phương Tây với Nga, song các nước khác trong khu vực  cũng là  những đối tác quan trọng.  Với sự hỗ trợ chính phủ Syria và  lập trung tâm thông tin ở Baghdad, trên thực tế, Nga đã hình thành liên minh người Shiite trong khu vực chủ yếu là người Sunni trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi. Bình thường hóa quan hệ với 2 nước này, trước hết, Nga cần  quan tâm các lợi ích của họcác quốc gia này. Về lý thuyết, tất cả các biện pháp trên cùng với hợp tác giữa Nga -Iran, và hợp tác lâu dài có hiệu quả với Israel có thể tạo điều kiện để giải quyết khủng hoảng Syria và xây dựng hệ thống quan hệ ổn định mới trong khu vực Trung Đông.

Theo Russian Council

Thúy Bình (gt)