Quá trình đi lên của ông từ một nhà sản xuất đồ nội thất có quy mô nhỏ ở địa phương thành tổng thống của quốc gia lớn thứ tư thế giới được biết đến chủ yếu bởi tính trung thực và dễ gần, những cam kết trong cải cách hành chính và tình yêu các lễ hội đường phố, nhưng thế giới và cả người Indonesia biết rất ít về quan điểm chính trị của ông. Chủ nghĩa dân tộc thể hiện từ những bước đầu tiên của tổng thống trong chính sách đối ngoại làm ngạc nhiên nhiều nhà quan sát. Hồi tháng 4, tổng thống đã biện minh cho việc hành quyết bảy người nước ngoài là một cách bảo vệ chủ quyền quốc gia, mặc những lời kêu gọi từ các chính phủ nước ngoài và Liên Hợp Quốc.

Sáng kiến ​​ngoại giao lớn đầu tiên của ông Widodo là tổ chức cuộc họp các nhà lãnh đạo quốc tế nhân kỷ niệm lần thứ 60 của Hội nghị Á - Phi, một cột mốc quan trọng trong sự trỗi dậy của Phong trào không liên kết và là thành tựu lớn nhất của Sukarno trên sân khấu thế giới. Trong bài phát biểu của ông tại hội nghị, Widodo làm giật mình các nhà lãnh đạo thế giới với việc tấn công mạnh mẽ vào phương Tây, tuyên bố rằng "quan điểm cho rằng các vấn đề kinh tế thế giới chỉ có thể được giải quyết bởi Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Phát triển Châu Á đã lỗi thời” và "việc quản lý nền kinh tế toàn cầu, không chỉ có thể được dành cho ba tổ chức tài chính quốc tế. Chúng ta phải xây dựng một trật tự kinh tế toàn cầu mới, đó là mở cửa cho các cường quốc kinh tế mới nổi”.

Trên thực tế chính sách đối ngoại tiếp tục theo hướng bài ngoại cho thấy có nhiều dấu ấn của Chủ nghĩa Sukarno hơn là tình thế chính trị. Quy định thị thực được thắt chặt trong tháng 6, đòi hỏi ngay cả người nước ngoài vào giảng dạy tại một trường đại học Indonesia và giám đốc nước ngoài tham dự các cuộc họp của công ty cũng phải có giấy phép lao động. Vào tháng 9, các công đoàn lao động tổ chức biểu tình tại 20 quận huyện chống lại người nước ngoài được nhận công việc tại địa phương. Bài ngoại của chính phủ đạt đến mức vô lý với sự ra đời của lệnh cấm từ "quốc tế" trong tên của các trường quốc tế tại Indonesia. Mục đích của quy định, theo các quan chức, là để ngăn chặn nhận thức của công chúng là các trường học quốc tế tốt hơn so với các trường địa phương. Nhưng sao không tính đến việc cải thiện chất lượng giáo dục trong 236.000 trường nhà nước sẽ nâng cao hình ảnh của các trường địa phương hơn là thay đổi tên của các tổ chức nước ngoài.

Gần đây hơn, Phó Tổng thống Jusuf Kalla đã phản ứng phẫn nộ với những lời chỉ trích từ Singapore về thất bại của chính phủ trong kiểm soát cháy rừng. Ông nói: “Singapore có thể đến và tự xem nếu họ muốn giúp đỡ. Đừng chỉ nói”. Trong thực tế, Singapore đã đề nghị hỗ trợ ba lần trong cùng một tháng, nhưng bị chính phủ Indonesia từ chối, nhấn mạnh rằng Indonesia có thể đối phó với cuộc khủng hoảng mà không cần sự giúp đỡ từ bên ngoài. Quan điểm của Phó Tổng thống Kalla đưa đến một sự khác biệt quan trọng giữa chính quyền Widodo và Yudhoyono. Trong khi Yudhoyono không thành công hơn các chính phủ trong việc ngăn chặn cháy rừng mùa khô, ông đã nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi chính thức tới Malaysia và Singapore, hai nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Chính sách "một triệu người bạn và không có kẻ thù" của Yudhoyono đã mở đường cho Indonesia để đảm đương một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế, bao gồm cả thành viên của nhóm G20, lãnh đạo trong Hiệp hội các quốc gia ĐNA, tổ chức hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc và chỉ đạo chương trình nghị sự phát triển của Liên Hợp Quốc hậu 2015. Cam kết của ông với ASEAN dẫn đến hạn chế về các vấn đề gây tranh cãi như câu cá bất hợp pháp, một nơi mà chính phủ Widodo bị cô lập với chính sách đánh chìm tàu ​​cá nước ngoài - chủ yếu từ Thái Lan và Việt Nam - nếu mạo hiểm xâm phạm bất hợp pháp vào vùng biển Indonesia.

Một số nhà quan sát cho rằng chủ nghĩa dân tộc của chính phủ là bằng chứng của một sự lãnh đạo yếu hơn là một sự thay đổi trong chính sách. Như một nhà ngoại giao phương Tây đã chỉ ra, chúng ta đang chứng kiến ​​"không phải là sự nổi lên của hệ tư tưởng mà là một sự thất bại của kỷ luật chính trị" khi những tranh đấu chính trị trong nước tràn vào các lĩnh vực chính sách đối ngoại. Trong trường hợp đó, có một cơ hội là ông Widodo sẽ giảm bớt chủ nghĩa dân tộc và chuyển động về phía chủ nghĩa đa phương của người tiền nhiệm của ông như việc củng cố vị trí của mình. Với tinh thần đó, hội nghị thượng đỉnh dự kiến ​​với Tổng thống Mỹ Barack Obama vào ngày 26/10 là một cơ hội cho ông để kiểm soát các chương trình nghị sự, chính sách đối ngoại của chính phủ và vượt lên đặc trưng chính trị của năm đầu tiên cầm quyền.

Theo “Nikkei

Vũ Hiền (gt)