Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã có bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore trong tuần vừa qua. Đây là hội nghị được tổ chức thường niên gồm những lãnh đạo cấp cao nhất đến từ các nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Năm ngoái hội nghị tập trung thảo luận thái độ hung hăng của Trung Quốc trong việc cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam gần các đảo thuộc Trường Sa và điểm nổi bật tại hội nghị là khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt mạnh mẽ bảo vệ cách hành xử của Bắc Kinh.

Tại đối thoại năm nay, Bộ trưởng Lương đã không tham dự, do đó tất cả sự chú ý tập trung vào Bộ trưởng Panetta khi ông đưa ra bản kế hoạch nhằm củng cố quan điểm “Xoay trục” đối với châu Á của chính quyền Obama mà Ngoại Trưởng Hillary Clinton đăng trên báo mạng Foreign Policy vào tháng 11 năm ngoái. Bộ Trưởng Panetta đã nhấn mạnh quyết tâm của Mỹ tại vùng biển Châu Á  bất chấp những khó khăn về ngân sách. Ông tuyên bố Washington sẽ “tái cân bằng” các lực lượng để giữ được lòng tin từ các đồng minh khu vực như là  Phi-líp-pin. Điều này giúp duy trì sự tự chỉ định (của Mỹ) là người bảo vệ những lợi ích chung trong khu vực – cụ thể hơn đó là vùng trời và vùng biển bên ngoài quyền tài phán của các quốc gia ven biển. Đây cũng là nơi mà những quốc gia tham gia đi biển tiến hành các hoạt động thương mại và các chương trình quân sự. Sau nhiều thập kỷ, việc quản lý những lợi ích chung này đã trở thành nền tảng trong chiến lược mà Mỹ đã xây dựng.

Trong thực tế, việc tái triển khai một cách chậm chạp lực lượng hải quân như ông Panetta dự báo tuy có vẻ là một việc bình thường nhưng điều này cũng đã gây xôn xao trong giới bình luận (một chuyên gia nổi tiếng đã nhấn mạnh sự thay đổi thuật ngữ từ “Trục xoay”  sang “ Tái cân bằng” trước khi đưa ra kết luận “cho dù nó là gì đi nữa thì việc tái triển khai này vẫn rất quan trọng).  Tuy nhiên, liệu sự tái triển khai chậm chạp đó có bắt kịp được với những sự thay đổi nhanh chóng trong khu vực Châu Á- TBD rộng lớn, đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc về phát triển hàng hải hay không?

Dựa trên bản thảo ngân sách của Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng tuyên bố “ưu tiên trong đó sẽ là là duy trì một chuỗi các hoạt động đầu tư và các quyết định chiến lược nhằm tăng cường khả năng quân sự tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”. Ông đã tham khảo những người tham dự cấp cao tại hội nghị để đánh giá “về biện pháp hiệu quả nhất cho sự hiện diện an ninh và các cam kết an ninh của Mỹ”, không đơn thuẩn chỉ bằng số lượng tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ mà còn bằng những máy bay chiến đấu và tầu chiến Mỹ dựa trên công nghệ hiện đại . Ông khẳng định  rằng mỗi thế hệ vũ khí mới cần phải có ưu thế vượt trội hơn thế hệ vũ khí trước đó.

Các nước trong khu vực cũng nên đánh giá cách giải quyết của Mỹ bằng sự hiện diện của nước này trong khu vực. Theo ông Panetta, cần phải đề cao sự hiện diện của Mỹ và ông hạ lệnh “trong những năm tới chúng ta sẽ tăng cường số lượng và quy mô các cuộc tập trận tại Thái Bình Dương”. Các chuyến thăm quân cảng của Hải quân Mỹ sẽ được đẩy mạnh không chỉ tại khu vực Thái Bình Dương mà còn cả Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên điều đáng chú ý trong các điểm mà Bộ Truởng Panetta nhấn mạnh trong tuyên bố của ông là cho tới năm 2020 “Hải quân Mỹ sẽ phân chia tỷ lệ các lực lượng giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương từ con số 50/50 hiện nay thành 60/40. Sự thay đổi này sẽ bao gồm việc bố trí lại 6 tàu sân bay… và hầu hết tuần dương hạm, tàu khu trục, tàu chiến ven biển (LCS) và tàu ngầm của Hải quân Mỹ”. Mục tiêu của Hải quân là đưa vào biên chế tổng cộng khoảng 300 tàu chiến đấu, nhỉnh hơn một chút so với 285 tàu chiến đang có. Kế hoạch này của ông Panetta tương đương với việc chuyển khoảng 30 tàu cho Hạm đội Thái Bình Dương trong vòng tám năm tới.

Và liệu như vậy đã đủ?

 

Theo chiến lược Hàng hải của Mỹ năm 2007- một chỉ thị từ thời Bush mà đến giờ chính quyền Obama vẫn còn duy trì, . Hải quân Mỹ, Thuỷ quân lục chiến và Cảnh sát biển đã tuyên bố đóng vai trò là “sức mạnh chiến đấu đáng tin cậy” ở Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cho một tương lai có thể dự đoán trước. Theo ý nghĩa bản thảo chiến lược này, Hải quân mỹ có khả năng “áp đặt  khả năng kiểm soát vùng biển trong khu vực tại bất cứ nơi nào nếu điều đó cần thiết”. Kể từ chiến tranh thế giới thứ II, Hải quân Mỹ vẫn duy trì Lực lượng hai đại dương. Tuy nhiên giờ đây đại dương thứ hai là Ấn Độ Dương chứ không phải Đại Tây Dương, Biển Địa Trung hải, hay một vùng quen thuộc nào khác. Washington có khả năng thực thi mệnh lệnh tại vùng Biển Châu Á tại địa điểm và thời điểm dựa trên quyết định của mình.

Điều này đặt ra hai câu hỏi. Liệu rằng một phần mười lực lượng Hải Quân sẽ chuyển sang Thái Bình Dương? Gần 60% hạm đội tàu ngầm đã coi các cảng biển Thái Bình Dương là bến đỗ, do đây như là một phần của kế hoạch tái triển khai được bắt đầu vào năm 2006. Trong đó một tàu sân bay sẽ được chuyển sang cho Hạm đội Thái Bình Dương. Đây chỉ là một con số nhỏ, do đó điều này hàm ý rằng các lực lượng chiến đấu trên mặt biển - như tuần dương hạm, tàu khu trục, tàu chiến ven bờ mà Panetta đã lên danh sách - sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong số lượng những gương mặt mới tới Hạm đội Thái Bình Dương. Một quân số lớn tàu tuần dương hạm và tàu khu trục  – đây là các tàu được trang bị rada Aegis hay hệ thống điều khiển hoả lực và dẫn đường tên lửa - sẽ tạo ra một sức tấn công mạnh mẽ hơn so với một một lực lượng được hình thành từ phần lớn các tàu chiến ven biển (LCS).

Tàu chiến ven biển LCS là một loại tàu hạng nhẹ và mang tải các vũ khí hạng nhẹ. Nó chỉ thực thi được một nhiệm vụ trong thời gian cụ thể như là chống tàu ngầm và rà phá bom mìn dưới biển. Lực luợng Hải quân hi vọng sẽ được biên chế 55 tàu LSC, chiếm một phần đáng kể trong 300 tàu chiến Hải quân. Bốn trong số các tàu nhỏ này sẽ được triển khải tại Singapore trong bất cứ thời gian nào theo yêu cầu, trong khi có tin rằng 8 tàu có thể được đóng tại vịnh Ba Tư. Tổng cộng đã lên tới con số hàng chục. Dựa theo một nguyên tắc cũ về sự luân phiên triển khai tàu chiến của một hạm đội, thì trong đó một tàu sẽ thực thi các hoạt động trên biển, một tàu sẵn sàng cho nhiệm vụ được triển khai và một tàu sẽ nằm tại xưởng và hoàn toàn chưa thể sử dụng. Điều này đảm bảo cho việc luôn duy trì một tàu hoạt động thường trực ngoài biển

Nếu gấp ba số này, tương đương với 30 đến 40 tàu chiến LCS sẽ tham gia Hạm đội Thái Bình Dương. Tuy nhiên sức chiến đấu của đội tàu này bao nhiêu là một vấn đề cần bàn. Tàu LCS được thiết kế không phải để chống lại những hạm đội hải quân của đối phương mà để đóng vai trò quan trọng trong các phương thức ngoại giao. Đô đốc Jonathan Grenert, chỉ huy các hoạt động tác chiến hải quân đồng thời là chỉ huy cao cấp Hải quân Mỹ khẳng định “đây không phải tàu chiến hạng nặng, việc tiến vào Biển Đông không phải để thách thức Quân đội Trung Quốc; Đấy không phải mục đích của việc chế tạo loại tàu này”

Như ông Panetta nhận thấy rằng (ở Singapore), sẽ là thiếu sót khi chỉ tính số lượng tàu mà bỏ qua vấn đề trang thiết bị được lắp ráp cho các con tàu này. Sức mạnh chiến đấu đáng tin cậy của các loại tàu có tốc độ cao dùng trong hoạt động chống cướp biển – loại nhiệm vụ được coi là lý tưởng dành cho LCS – khác xa so với sức mạnh chiến đấu đáng tin cậy dành cho cuộc đấu với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa. Trong ngắn hạn, một lực lượng vũ trang được trang bị vũ khí hạng nhẹ có thể phù hợp trong việc đối phó với các nhiệm vụ phi quân sự như chống lại cướp biển hoặc việc phổ biến vũ khí, nhưng sẽ không tác dụng nhiều trong các cuộc chiến trên biển. Những sự kết hợp của các tàu của lực lượng hải quân được dành riêng cho Hạm đội Thái Bình Dương sẽ giúp Mỹ biết được tính hiệu quả của việc tái triển khai của ông Panetta.

Câu hỏi thứ hai là: tại sao chỉ tập trung 60% lực lượng hải quân vào một khu vực rộng lớn như “Ấn Độ - Thái Bình Dương”, chứ lại không phải một con số lớn hơn 60%?  Trong khi dựa trên các chiến lược Hải quân cũng như những đánh giá của người đứng đầu các lực lượng Hải quân, thủy quân lục chiến và tuần duyên Mỹ coi khu vực Đại Tây Dương là một vùng an toàn?

Ngoài vấn đề cướp biển vẫn còn đang tồn tại dai dẳng tại Vịnh Guinea, ngoài khơi bờ Tây của châu Phi, thì thật khó để kể ra một mối đe dọa thực sự nào nằm trong phạm vi trách nhiệm của Hạm đội Đại Tây Dương của Mỹ. Tại sao không để cho hầu hết các đội tàu được trang bị hạng nhẹ của hạm đội LCS có nhiệm vụ hoạt động tại Đại Tây Dương, kết hợp cùng với một nhóm các lực lượng đổ bộ sẵn sàng chiến đấu thực hiện nhiệm vụ phản ứng lại khi có các thảm họa thiên nhiên hoặc khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp về nhân đạo? Một loạt các hoạt động hải quân như vậy sẽ phù hợp với “các trường hợp cho phép”, cũng như môi trường chiến lược không có nhiều mối đe dọa tại đây trong khi cũng giải phóng để cho các tàu hạng nặng hoạt động tại khu vực châu Á đang ngày càng gia tăng tính cạnh tranh.

Ông Panetta cho biết, đây chỉ là một cách thức thông thường để chia Hải quân Mỹ thành những hạm đội tương xứng với nhau. Cụ thể hơn, đó là chia thành các hạm đội tương đương với nhau về số lượng cũng như năng lực hoạt động. Cách thức truyền thống này hiện thời có vẻ đã không còn hữu dụng. Lực lượng hải quân ở hai đại dương không nhất thiết phải là hai hạm đội “giống hệt” nhau. Và nếu có một sự cố thật sự nghiêm trọng xảy ra tại Đại Tây Dương, các đơn vị thuộc Hạm đội Thái Bình Dương luôn luôn có thể “quay” trở lại thông qua kênh đào Panama.

Từ đó Lầu Năm Góc có thể tái cân bằng lực lượng Hải quân theo cách không duy trì 2 lực lượng có sức mạnh tương tự nhau tại 2 vùng đại dương lớn. Hạm đội Đại Tây Dương không nhất thiết phải là một bản sao nhỏ hơn của Hạm đội Thái Bình Dương. Cân bằng và quản lý rủi ro không phải là một điều gì mới mẻ. Thực vậy, cách sắp xếp không đối xứng như vậy sẽ giống như cách thức được thực hiện thời kỳ tiền Thế Chiến thứ II, trước khi các quốc gia chọn cách phát triển các lực lượng hải quân độc lập dành cho mỗi vùng biển.

Mãi tới năm 1914, ba chuyên gia về sức mạnh trên biển của Mỹ - cựu tổng thống Theodore Roosevelt, cựu hiệu trưởng của trường Đại học hải chiến Hoa Kỳ Alfred Thayer Mahan và trợ lý Ngoại trưởng Hải quân Franklin Roosevelt - bàn thảo về địa điểm để hợp nhất các hạm đội chiến đấu của Mỹ trong Thế Chiến thứ nhất. Họ kết luận rằng các hạm đội này phải thả neo tại vùng Thái Bình Dương. Bởi vì khi mà các lực lượng hải quân Châu Âu di chuyển khỏi các vùng biển này để tiến hành các cuộc chiến tại các quốc gia của họ, Nhật Bản có thể nắm bắt cơ hội đó để thực hiện những âm mưu của mình. Từ đó có thể thấy, một lực lượng mỏng có thể bảo vệ các lợi ích của Mỹ tại Đại Tây Dương trong khi các hạm đội chiến đấu sẽ di chuyển dọc Thái Binh Dương để thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn.

Các cuộc bàn luận như vậy được phổ biến trước thời kỳ hải quân 2 đại dương. Liệu có phải quá khứ của việc sử dụng lực lượng hải quân có thể sẽ lại là tương lai của vấn đề này. Điều này phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của hải quân Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh thực thi các biện pháp kiềm chế, thì  có thể sẽ làm dịu đi các mối quan ngại từ Mỹ, cũng như các quốc gia Châu Á. Do đó cần có một phản ứng nhanh chóng để ngăn chặn một mối đe dọa lớn đến từ Trung Quốc. Và theo nhìn nhận của Panetta thì cách thay đổi chậm, quyết liệt tới cân bằng chiến lược tại châu Á tỏ ra có rất nhiều ưu điểm. Cách làm này sẽ giúp Mỹ tránh cho các nước đồng minh, cũng như các nước xung quanh khu vực bị đe dọa quá mức, cũng như tránh việc phải đối mặt các đối thủ tiềm tàng trong tương lai.

Để đáp ứng đối với thay đổi mạnh mẽ này lãnh đạo hải quân Mỹ cần thực hiện một bước nhảy vọt tinh thần. Sau 7 thập kỷ, việc xây dựng chiến lược Hai đại dương đã được gắn vào trong chiến lược, các hoạt động, và các tổ chức hành chính của  Hải quân của Mỹ. Rất khó để loại bỏ những cách làm cũ, trừ phi bắt buộc phải làm điều đó.

Đặt vấn đề Hải quân sang một bên, chính sách “ưu tiên châu Âu” có một lịch sử lâu dài trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Trong tháng 5, học giả Leslie Gelb thuộc Hội đồng đối ngoại đã hân hoan có vẻ hơi sớm về thất bại của sự “xoay trục”. Để phân bổ lại lực lượng không đồng đều giữa các hạm đội Đại Tây Dương và Thái Bình Dương vượt quá con số 40/60  sẽ là một quyết định chính trị cực kì quan trọng cho bất kì tổng thống nào. Nó sẽ thổi bùng lên nguy cơ của sự thất bại giống như cách nghĩ của ông Gelb, và phóng đại nguy cơ này lên nhiều lần. Tại sao lại phải thay đổi trừ phi điều đó thật sự cần thiết?

Theo quan điểm chính trị, sẽ là dễ dàng hơn để điều chỉnh các mô hình triển khai của Mỹ một cách dần dần như một cách thể hiện sự thận trọng. Một sự thay đổi đột ngột hoặc có tính đe dọa lớn tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ cho chúng ta rõ hơn về điều này. Một sự thay đổi nhanh kiểu đó sẽ dẹp bỏ những chướng ngại để dọn đường cho các hành động kịch tính hơn. Đây là điều mà Trung Quốc sẽ phải lưu tâm.

Theo Foreign Policy

Tiến Tiệp (gt)