thediplomat_2015-11-20_20-03-45-386x257.jpg

Tuần qua, các nhà hoạch định chính sách của Ấn Độ đã chứng kiến sự dịch chuyển quyền lực khác thường của tam giác Mỹ - Nga - Trung Quốc, đây là cốt lõi của mô hình chiến lược của thế giới đương đại. Tam giác này vẫn là một biến số quan trọng trong việc tái cấu trúc quyền lực toàn cầu. Động thái này có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Ấn Độ trong an ninh khu vực. Cuộc sống luôn đơn giản hơn khi có các lựa chọn rõ ràng và có thể lựa chọn sắc nét. Nhưng điều làm cho tam giác hấp dẫn là không còn gán ghép một mô thức cuộc chơi có tổng bằng không như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Trong bối cảnh hiện tại, tam giác Mỹ - Nga - Trung tồn tại các mâu thuẫn và xung đột đi cùng với lợi ích chung. Một cách công bằng, toàn cầu hoá kinh tế và đa cực chính trị đã làm mất đi tính độc đáo của tam giác trước đây vốn có. Chiến lược gia Ấn Độ đang phải đối mặt với thách thức cân não nhằm khôi phục lại la bàn chính sách đối ngoại ở Mỹ để điều chỉnh lối đi mới cho quan hệ giữa các cường quốc. Mỗi quốc gia trong tam giác Mỹ - Nga - Trung đều dựa vào địa chính trị của nhau, vì thế thậm chí sự liên kết của hai thành viên trong tam giác để chống lại bên thứ ba sẽ không đem lại kết quả thắng lợi.

Sự tan rã của Nga - Pakistan, hợp tác chiến lược Nga - Iran, “sự trở lại” Afghanistan, đây là những dấu hiệu của những thách thức mới - và cả những cơ hội - mà các nhà chiến lược Ấn Độ đang gặp phải. Cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Florida (7-8/4) và chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tới Moscow (11-12/4) đã báo hiệu một quỹ đạo mới của tam giác Mỹ - Nga - Trung. Hội nghị thượng đỉnh ở Florida chủ yếu nhấn mạnh Mỹ và Trung Quốc có thể tham gia đối thoại thành công và nhấn mạnh về sự ổn định của mối quan hệ hai nước.

Một cơ chế đối thoại cấp cao gồm bốn nấc được thành lập như là sự thể hiện mối quan tâm chung theo “nguyên tắc không đối đầu, không mâu thuẫn, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi” như phía Trung Quốc đặt ra. Đối thoại toàn diện Mỹ - Trung được sự giám sát bởi hai nguyên thủ quốc gia (Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình), họ đã cũng đã thiết lập khuôn khổ cấp cao cho các cuộc đàm phán và quyết định dành 100 ngày để thảo luận về các vấn đề thương mại. Rõ ràng, con đường đang mở ra cho Trung - Mỹ về một sự hiểu biết chiến lược nghiêm chỉnh hơn. Có bằng chứng cho rằng Mỹ - Trung đã nỗ lực gây sức ép lên Bắc Triều Tiên chống lại các vụ thử hạt nhân. Tuần trước, Trump đã tuyên bố ông không còn đề nghị gắn nhãn Trung Quốc như là một “tay lái tiền tệ” và, thật thú vị, ông đã đẩy quyết định này sang vai trò hữu ích của Trung Quốc trong vấn đề Bắc Triều Tiên. China Daily bình luận rằng quyết định của Trump “củng cố thêm bằng chứng Trung Quốc và Mỹ đang nồng ấm”. Một lần nữa, Trump đã tán dương Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu tuần trước tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Syria thay vì tham gia cùng Nga phủ quyết dự thảo Nghị quyết của phương Tây.

Có thể đủ để nói rằng hai cường quốc thống trị của thế giới đã cảm nhận được rằng lợi ích lâu dài của họ là làm sâu sắc mối quan hệ với nhau. Điểm mấu chốt là không nước nào có thể lãnh đạo thế giới một cách đơn độc. Trung Quốc hiểu rằng mặc dù Mỹ có thể là một cường quốc có phần suy yếu, nhưng vẫn là cường quốc số một thế giới và vì lợi ích của Trung Quốc là không lựa chọ cách đối đầu với Mỹ. Tương tự đối với Mỹ, hợp tác với Trung Quốc sẽ tối đa hóa ảnh hưởng của Mỹ.

Nhà tư tưởng chiến lược nổi tiếng người Mỹ Zbigniew Brzezinski gần đây đã kết luận: “Trong những năm qua chúng ta đã cùng nhau làm việc (với Trung Quốc) và kể từ khi bình thường hoá quan hệ hai nước, nó không phải là mục đích xấu của chiến tranh hay sự xâm chiếm mà dựa trên lợi ích của mỗi nước, nên cần thiết việc hai nước phải tăng cường đảm bảo an ninh và sự ổn định... Để nói rõ hơn, nếu các thuật ngữ có vẽ nghịch lý, nếu Mỹ cố gắng đi một mình trên thế giới mà không có Trung Quốc thì sẽ không thể khẳng định chính mình”.

Ngược lại, các cuộc đàm phán của Tillerson ở Moscow cho thấy mối quan hệ Mỹ - Nga đang ở điểm thấp nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Hai bên cho biết họ không hài lòng với tình hình này. Nhưng bất kỳ sự cải thiện đáng kể trong mối quan hệ sẽ cần nhiều nỗ lực đáng kể và có thể mất thời gian, do tư tưởng thù ghét Nga có khắp nơi ở Washington. Các cuộc đàm phán ở Moscow đã không phủ nhận sự thật là có sự khác biệt rõ rệt về một số vấn đề khác nhau, từ sự hậu thuẫn của quân đội Nga cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad đến “cuộc cách mạng màu” ở Ucraina, từ tội phạm mạng, đánh cắp dữ liệu, can thiệp vào cuộc bầu cử. Trong khi Trump vẫn tiếp tục mang lại một hy vọng rằng mối quan hệ với Putin và Nga có thể ngày nào đó sẽ được cải thiện trước sự lạnh lùng của nước Nga.

Có liên quan gì trong tất cả những vấn đề này đối với Ấn Độ? Để bắt đầu, sẽ là tai hại đối với lợi ích của Ấn Độ nếu Trump tạo ra một chính sách thân Trung Quốc nhằm tìm kiếm sự ổn định khu vực và toàn cầu, ngay cả khi điều này để nhắm đến một nước Nga khó đoán định. Tất nhiên, khả năng Trung Quốc cho Mỹ mượn vai mình để cô lập Nga là thấp bởi vì Bắc Kinh và Moscow cũng đang cùng nhau chống lại sự quyền bá của Mỹ. Nhưng ẩn đằng sau là chủ nghĩa thực dụng, việc giới Lãnh đạo Trung Quốc khát khao muốn trở thành đối tác toàn cầu của Mỹ là không thể hạ thấp. Nói một cách khác, lợi ích của Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc nếu phân khúc quan trọng trong việc tiếp cận địa chính trị của Trung Quốc, mối quan hệ gần gũi với các quốc gia Trung Á - Afghanistan, Pakistan và Iran - cũng trở thành những mục tiêu của sự thỏa hiệp toàn cầu Mỹ-Trung. Điều không thể bỏ qua ở đây là giữa hai bên không có xung đột lợi ích nghiêm trọng. Đặc biệt, Mỹ có thể học cách sống chung với sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Afghanistan và Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC). Nói một cách đơn giản, Trung Quốc và Mỹ có thể cùng có lợi ích trong việc giải quyết vấn đề Afghanistan và trong việc ổn định Pakistan và điều đó cũng liên quan đến căng thẳng của Pakistan với Ấn Độ.

Ấn Độ cần có tư duy mới để dự đoán sự tiến triển của tam giác Mỹ - Nga - Trung. Tư duy này dường như chưa có, nếu xem cách mà chúng ta xử lý “các vấn đề liên quan đến Tây Tạng” gần đây mà Trung Quốc coi là ảnh hưởng đến lợi ích cốt lõi và cũng tương tự như vậy, cái gọi là “chính sách cơ bắp” của chúng ta đối với Pakistan, một cường quốc hạt nhân với nhiều lựa chọn mở ra trong bối cảnh tập hợp lực lượng địa chính trị hiện nay.

Tác giả là Nguyên cựu Đại sứ M.K. Bhadrakumar. Bài viết đăng trên tờ “The Tribune”.

Mỹ Anh (gt)