04/03/2020
Con đường tơ lụa kỹ thuật số cho thấy nỗ lực của Trung Quốc với mục tiêu trở thành một siêu cường công nghệ và thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi hơn các tiêu chuẩn và quy định của mình trong lĩnh vực mạng.
Vào một buổi tối tháng 11/2019, tàu Ile de Bréhat trọng tải 9.800 tấn đã rời bến cảng tại Honiara, thủ đô của Quốc đảo Solomon, và biến mất khỏi vùng biển Iron Bottom Sound. Người dân nơi đây đã quen với hình ảnh con tàu nhiều tuần trước khi nó hoàn thành công việc lắp đặt tuyến cáp quang dài 4.700 km từ Sydney tới Honiara trên đảo Guadalcanal, một tuyến dài 730 km giữa các đảo chính nằm ở xa và một tuyến khác hướng về Port Moresby, thủ đô nước láng giềng Papua New Guinea. Chưa đến 1/5 số dân trên quần đảo Solomon có cơ hội truy cập Internet. Tàu Ile de Bréhat sắp thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây hơn bất kỳ con tàu nào khác kể từ khi tàu Los Reyes của châu Âu khám phá ra quần đảo này vào năm 1567.
2/3 khoản chi phí 93 triệu USD để xây dựng hệ thống cáp quang biển này được Chính phủ Úc chi trả. Có tin Trung Quốc, dẫn đầu là gã khổng lồ viễn thông Huawei, là bên đề xuất thực hiện dự án này. Giới tình báo Úc coi Huawei là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Úc cũng là nhà tài trợ lớn nhất của các đảo quốc ở Thái Bình Dương và đã quen với vị trí dẫn đầu ở khu vực sân sau của mình. Úc nói với các nhà lãnh đạo ở Honiara và Port Moresby rằng Huawei sẽ không được xem xét.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Úc đã không để mắt đến Thái Bình Dương vì Trung Quốc đã bí mật giành được lợi thế. Thương mại 2 chiều với Thái Bình Dương đã tăng gấp 10 lần, từ 1 tỷ USD vào năm 2005 lên hơn 8 tỷ USD vào năm 2018. Số lượng khách du lịch Trung Quốc đến khu vực tăng vọt từ 4.000 khách/năm cách đây 10 năm lên hơn 140.000 khách vào năm 2017. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc ca ngợi tiềm năng hợp tác với các nước Thái Bình Dương trong khuôn khổ sáng kiến “Vành đai và Con đường “(BRI). Chính sách ngoại giao Thái Bình Dương mới đã được thúc đẩy mạnh mẽ sau chuyến công du đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến khu vực này cuối năm 2014. Lãnh đạo các đảo quốc ở Thái Bình Dương thường xuyên tới thăm Trung Quốc.
Khi giới an ninh Úc nhận ra sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc, họ đã hoảng sợ. Úc đã có cách thức riêng để đối phó với Huawei. Nhưng chỉ vài tuần trước khi tàu Ile de Bréhat rời đi (và vài ngày trước lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa), chính phủ mới của đảo quốc Solomon đã có sự thay đổi trên mặt trận ngoại giao: từ chỗ trung thành với Đài Loan chuyển sang trung thành với Trung Quốc. Quốc đảo Kiribati cũng vậy. Theo Graeme Smith thuộc Đại học quốc gia Úc, để có được sự thay đổi này, Trung Quốc đã hối lộ các nghị sĩ thuộc hai đảo quốc này và một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã trình lên Thủ tướng đề xuất cung cấp gói cho vay và trợ cấp trị giá 500 triệu USD.
Nói cách khác, thất bại của Huawei chỉ là thất bại ở một cuộc chiến trong một cuộc cạnh tranh lớn hơn. Con đường tơ lụa kỹ thuật số, mà Tập Cận Bình tuyên bố tại diễn đàn BRI thứ hai năm 2019 là vấn đề được ưu tiên trong hợp tác, đang được chú ý. Ông cho rằng Trung Quốc phải trở thành một “siêu cường quốc trong lĩnh vực mạng”. Điều đó cũng nhanh chóng trở thành khía cạnh gây tranh cãi nhất của BRI khi phương Tây ngày càng quan ngại về vấn đề an ninh trước việc Huawei cung cấp các tuyến cáp quang và mạng 5G.
Việc chi tiêu về mặt kỹ thuật số cho các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng cứng khác trong khuôn khổ BRI vẫn chậm trễ. Tuy nhiên, theo Viện nghiên cứu Trung Quốc Mercator ở Berlin, mức chi tiêu đang gia tăng nhanh chóng. Mercator nhận thấy Trung Quốc đã cho vay và đầu tư ít nhất 7 tỷ USD cho các tuyến cáp quang và mạng viễn thông, hơn 10 tỷ USD cho các hệ thống thương mại điện tử và thanh toán di động, và nhiều hơn nữa là cho các trung tâm nghiên cứu và quản lý dữ liệu. Mảng kỹ thuật số đã được mở rộng đáng kể, ban đầu chỉ tập trung vào các tuyến cáp quang sau lấn sang lĩnh vực điện toán đám mây, dữ liệu lớn và các dự án “thành phố thông minh”.
Cách tiếp cận này, với sự chỉ đạo từ trên xuống dưới và hoạt động táo bạo từ dưới lên trên, tương tự như phần còn lại của BRI (nhất là khi xét tới sự mập mờ về thuật ngữ “Con đường tơ lụa” đã sử dụng). Hầu hết các gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc, như Huawei, Alibaba và Tencent, là các công ty tư nhân và táo bạo hơn các doanh nghiệp nhà nước lớn. Tuy nhiên, mối quan hệ thân thiết với đảng Cộng sản và những sự khích lệ mạnh mẽ bằng tài chính giúp họ duy trì hoạt động phù hợp với các ưu tiên của nhà nước - và giúp họ giữ được vị trí hàng đầu trên quy mô toàn cầu. Các ngân hàng Trung Quốc cung cấp tài chính, như họ vẫn làm với các công ty cơ sở hạ tầng truyền thống hơn. Đó là khoản vay ưu đãi cho phép Huawei lắp đặt tuyến cáp quang dài 6.000 km xuyên Đại Tây Dương, nối Brazil và Cameroon.
Đối với Trung Quốc, đây không chỉ là vấn đề thúc đẩy các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ cao. Nước này cũng muốn khuyến khích việc áp dụng rộng rãi hơn các tiêu chuẩn và quy định của họ trong lĩnh vực mạng. Chẳng hạn, các thương hiệu công nghệ tài chính như WeChat Pay và Alipay có thể giúp quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và thiết lập cơ sở hạ tầng thanh toán xuyên biên giới để cạnh tranh với SWIFT, hệ thống thanh toán do Mỹ dẫn đầu hiện đang chiếm ưu thế. Các tuyến cáp quang dưới biển và điện toán đám mây có thể cung cấp dữ liệu về người dùng trên khắp thế giới, thúc đẩy Trung Quốc nỗ lực vượt qua Mỹ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
Trong khi viễn thông giá rẻ và các cách thức thanh toán dễ dàng hơn được chào đón, các sáng kiến kỹ thuật số của Trung Quốc lại gây lo lắng cho những người quan tâm đến các xã hội cởi mở. Thứ nhất, bên cạnh các tiêu chuẩn của Trung Quốc, một số nước cũng áp dụng chế độ theo dõi trong lĩnh vực kỹ thuật số giống như nước này. Thứ hai, chỉ có một số ít công ty lớn chiếm ưu thế. Con số 4 tỷ người dùng Internet tiếp theo là một phần thưởng lớn mà Trung Quốc cho rằng họ có cơ hội giành được.
Lý do cuối cùng là lĩnh vực kỹ thuật số mang tính lưỡng dụng. Chẳng hạn, Hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu, sự đáp trả của Trung Quốc đối với Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ, sẽ được triển khai trong năm 2020, và sẽ làm gia tăng khả năng giám sát của Trung Quốc cũng như năng lực và chỉ huy và kiểm soát quân sự của nước này. Bắc Đẩu đòi hỏi phải có một mạng lưới các trạm mặt đất trên khắp thế giới, vì vậy mà Trung Quốc cần tới các quốc gia thân thiện. Theo Julian Gewirtz thuộc Đại học Harvard, đối với một người theo chủ nghĩa Mác như Tập Cận Bình, công nghệ trên thực tế là “sức mạnh mang lại sự thay đổi lịch sử ở dạng vật chất. Nhiều người tin Trung Quốc dự định đưa Con đường tơ lụa kỹ thuật số trở thành lĩnh vực chính mà BRI sẽ đẩy mạnh trong tương lai. Câu hỏi là liệu phương Tây có để cho họ làm vậy hay không.
Câu trả lời phần nào sẽ đến từ cách châu Âu xử lý thách thức này. Những nơi Trung Quốc thúc đẩy khía cạnh kỹ thuật số không khác gì mấy so với những nơi khác. Chẳng hạn, việc Huawei đề xuất xây dựng mạng 5G cho Hy Lạp được cho là phần nào giúp thúc đẩy giai đoạn tiếp theo của quá trình biến đổi logistics đang được thực hiện tại cảng Piraeus, mà Tập Cận Bình gọi là “đầu rồng” trong hoạt động đầu tư của Trung Quốc ở châu Âu.
Năm 2019, Hy Lạp trở thành nước châu Âu đầu tiên tham gia 16+1 (nay là 17+1), một nhóm các nước Trung Âu và Đông Âu vui vẻ hợp tác với Trung Quốc. Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nhóm này là nguồn gốc của mối quan ngại ngày càng tăng ở Brussels vì ranh giới cho sự can dự của Huawei vào mạng 5G trong tương lai trở nên rõ ràng. Các nước lớn nhất châu Âu đang tranh luận về việc nên để Huawei phát triển mạng 5G hay cấm tập đoàn này và đối mặt với cơn thịnh nộ của Trung Quốc. Mỹ có thể khẳng định rằng mọi thỏa hiệp, mà trong đó Huawei bị loại khỏi danh sách những phần cốt lõi của hệ thống 5G, đều không thể thực hiện được. Khó có thể hình dùng việc EU và Mỹ bị chia rẽ vì một vấn đề sâu sắc như vậy - và Chính phủ Hy Lạp dưới thời Kyriakos Mitsotakis thân thiện với phương Tây hơn là dưới thời người tiền nhiệm. Tuy nhiên, điều này là rõ ràng. Ranh giới trong cuộc chiến kỹ thuật số sắp được vạch ra.
Bài viết được đăng trên The Economist
Minh Anh (gt)
Mọi thứ cuối cùng cũng phải kết thúc. Nhưng bây giờ chúng ta đang ở giai đoạn khởi đầu của kết thúc, hay chỉ là kết thúc của bắt đầu? Không ai thực sự biết. Trong lịch sử, đại dịch đã gây ra những hệ lụy đáng kể về kinh tế, chính trị và địa chính trị.
Hội nghị Ngoại trưởng đặc biệt ASEAN-Trung Quốc về dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) có thể đánh dấu bước khởi đầu của Trung Quốc trong việc hỗ trợ chuyên môn cho các quốc gia khác chống lại dịch bệnh này.
Con đường tơ lụa kỹ thuật số cho thấy nỗ lực của Trung Quốc với mục tiêu trở thành một siêu cường công nghệ và thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi hơn các tiêu chuẩn và quy định của mình trong lĩnh vực mạng.
Khi căng thẳng giữa Mỹ và Iran trở nên sâu sắc hơn, các nước nhập khẩu dầu hàng đầu ở châu Á quan sát một cách thận trọng.
Bài viết tập hợp quan điểm của các học giả thuộc 3 trung tâm nghiên cứu khác nhau nhằm xem xét một số vấn đề cấp bách nhất xung quanh BRI. Mục đích là làm sáng tỏ những quan điểm khác nhau và xác định các lĩnh vực đồng thuận và bất đồng về các vấn đề chính xung quanh BRI.
Bài viết dưới đây sẽ rà soát lại những cơ chế hợp tác song phương và đa phương hiện nay trong khu vực mà Việt Nam đang tham gia trong lĩnh vực phòng chống tội phạm trên biển như chống cướp biển, chống buôn lậu, khủng bố; đồng thời nêu ra những thách thức mà các nước trong khu vực phải đối mặt khi thúc...