Theo “Luật vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước CHND Trung Hoa”, Trung Quốc chủ trương Trung Quốc được hưởng chủ quyền mang tính lịch sử đại bộ phận Biển Đông.

“Đường 9 đoạn” là sự thể hiện chủ trương này. Dựa trên chủ trương này, Trung Quốc được hưởng chủ quyền ở tất cả các đảo, bãi đá, bãi ngầm, bãi đất bồi trong đường 9 đoạn, còn được hưởng quyền chủ quyền đối với nguồn tài nguyên sinh vật, nguồn tài nguyên phi sinh vật và môi trường biển.Về mức độ cùng chia sẻ phạm vi, nguồn tài nguyên và chi tiết về cơ chế liên quan của chủ trương này, có thể thông qua đàm phán để quyết định.

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 không chỉ rõ định nghĩa quyền lợi có tính lịch sử hoặc vùng biển có tính lịch sử. Quyền lợi có tính lịch sử mà Trung Quốc chủ trương không giống với vùng biển có tính lịch sử, bởi vì mọi người hầu hết cho rằng, vùng biển có tính lịch sử hàm chứa khái niệm nội thủy, mà trong vùng nước nội thủy, các nước khác không có quyền tự do hàng hải và bay lại. Trung Quốc trước đây chưa từng, về sau cũng không thể gây trở ngại việc tự do hàng hải vì mục đích thương mại và mục đích hòa bình.

Dựa trên “Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982”, Trung Quốc bảo lưu quyền lợi lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế mà Trung Quốc chủ trương dựa trên lãnh thổ trong “đường 9 đoạn”.

Do việc phân định biển trong “đường 9 đoạn” chưa được các bên nhất trí tán đồng, bất cứ một bên nào đều không được áp dụng hành động đơn phương khai thác nguồn tài nguyên dầu khí. Bên yêu sách phải xây dựng kiểu chế độ có tính thiết thực, tạm thời, ví dụ như cùng khai thác nguồn tài nguyên tại vùng biển tranh chấp.

Chủ trương nhất quán của Trung Quốc là thông qua đàm phán giải quyết vấn đề. Trung Quốc có thành ý triển khai đàm phán, có thành ý tuân thủ thỏa thuận quản lý xung đột. Thành ý của Trung Quốc đã được chứng minh trong tình huống tương tự, ví dụ, đàm phán vấn đề Vịnh Bắc Bộ Trung - Việt, đàm phán Hoa Đông  giữa Trung Quốc – Nhật Bản và đàm phán vấn đề nghề cá ở biển Hoàng Hải giữa Trung Quốc – Hàn Quốc. Trung Quốc còn chủ động đề ra dưới tiền đề không làm tổn hại yêu sách chủ quyền của bất cứ nước nào đối với Biển Đông, ủng hộ hoạt động hợp tác tại vùng biển này.

Trung Quốc cho rằng, mặc dù Mỹ tuyên bố giữ lập trường trung lập trong vấn đề Biển Đông, trên thực tế lại không như vậy. Tuy Mỹ không ký “Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982”, nhưng Mỹ luôn cho rằng, chủ trương của Trung Quốc nhất định phải dựa trên cở sở của công ước này. Mỹ luôn cho rằng, tuyên bố quyền quản hạt đối với Biển Đông nhất định phải lấy đất liền làm cơ sở, điều này có nghĩa yêu sách về quyền lợi mang tính lịch sử đối với vùng biển trong đường 9 đoạn là vô hiệu. Ngoài ra, Mỹ luôn cho rằng, Trung Quốc phải cùng với các bên yêu sách và không có yêu sách tổ chức đàm phán đa phương để giải quyết vấn đề này. Trung Quốc cho rằng, phải dựa trên DOC và do các “quốc gia chủ quyền có liên quan trực tiếp” thông qua đàm phán giải quyết tranh chấp, các nước ngoài khu vực không nên tham gia vào.

Về việc thành lập, diễn biến và lý giải luật quốc tế, trong thông báo thềm lục địa của Truman năm 1945 đã đơn phương nêu ra khái niệm “mở rộng quyền quản hạt biển”. Lý do hợp lý mà nó đưa ra là “nhu cầu lâu dài đối với nguồn tài nguyên như: dầu khí và khoáng sản trong phạm vi thế giới”, đồng thời nêu ra “cần khích lệ phát triển và sử dụng nguồn tài nguyên mới”. “Trong khi tiến hành khai thác, để sử dụng thận trọng, cần có quyền quản hạt được công nhận đối với những nguồn tài nguyên này”.

Trung Quốc cho rằng, các bên yêu sách khác hoạt động trong vùng biển tranh chấp ví dụ như: các hành vi chiếm đảo, bãi tranh chấp, tu sửa công sự trên đảo, bãi tranh chấp, đơn phương khai thác dầu khí, thúc đẩy quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và diễn tập quân sự với nước lớn ngoài khu vực, xâm phạm luật nghề cá của Trung Quốc.vv.. làm tình hình xấu đi, không phù hợp với DOC.

Trung Quốc hy vọng cùng với ASEAN triển khai đàm phán, cùng lập ra COC. COC phải bao hàm nguyên tắc chỉ đạo hành vi hợp tác hòa bình, phải trở thành cơ chế quản lý nguy cơ, chứ không phải cơ chế giải quyết tranh chấp. Trung Quốc mong đợi giải quyết hòa bình tranh chấp và sử dụng mang tính hợp tác biển Biển Đông.

Dựa trên tuyên bố chính thức về mấy điểm này, sẽ có thể làm rõ lập trường Trung Quốc dựa trên tiền đề không hy sinh chủ trương hoặc lợi ích căn bản của Trung Quốc. Quan trọng hơn, sẽ đưa tranh chấp vào phạm trù lịch thiệp quốc tế và ngữ cảnh quốc tế. Ngoài ra, còn giúp cho việc làm dịu lại sự lo lắng về vấn đề “tự do hàng hải” của các quốc gia có hải quân mạnh.

Đương nhiên, đối với những người chủ nghĩa thuần túy cho rằng pháp luật là tuyệt đối, không đổi, cố sức duy trì hiện trạng thì sẽ phê phán lập trường nêu trên, tình hình này là có lợi cho phương Tây. Nhưng tình hình thực tế là “luật pháp quốc tế là vũ khí địa chính trị”, diễn biến và sự lý giải của nó sẽ chịu ảnh hưởng của nước lớn trỗi dậy, giống như hôm nay chịu ảnh hưởng của “người lãnh đạo toàn cầu”. Đối với Trung Quốc mà nói, tuyên bố này sẽ nói rõ Trung Quốc đã “trỗi dậy”, hơn nữa, để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc, khi cần thiết Trung Quốc sẵn sàng thách thức hệ thống thế giới hiện có và sự giải thích của đương đại đối với luật pháp quốc tế.

Bài của giáo sư Mark Valencia, chuyên gia về Biển Đông nổi tiếng của Mỹ, giáo sư thỉnh giảng của Viện nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc, đăng trên Tin tức Tham khảo ngày 20/5, dẫn nguồn trang mạng The U.S. Nautilus Institute.

Văn Cường (gt)