23/07/2021
Thông cáo báo chí: Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Robert Ben Lobban Wallace thăm và thảo luận tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, ngày 22/7/2021)
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Robert Ben Lobban Wallace
thăm và thảo luận tại Học viện Ngoại giao Việt Nam
(Hà Nội, ngày 22/7/2021)
Ngày 22/7/2021, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Robert Ben Lobban Wallace đã thăm và thảo luận tại Học viện Ngoại giao Việt Nam. Đây là chuyến thăm Việt Nam chính thức đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Anh tới Việt Nam và diễn ra sau khi 2 nước kỷ niệm 10 năm thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – Vương quốc Anh (2010 – 2020). Tháp tùng Bộ trưởng có Đô đốc Hải quân Hoàng gia Anh, Ngài Antony David Radakin, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh phụ trách quan hệ với Châu Á Nigel Adams và nhiều quan chức cấp cao của Chính phủ Anh.
Trong bài phát biểu với các học giả Việt Nam và sinh viên Học viện Ngoại giao, Bộ trưởng Wallace nhấn mạnh, qua chiến lược “Ngả về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” công bố tháng 3/2021, Anh khẳng định cam kết lâu dài với hoà bình, ổn định của một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương “tự do và rộng mở”. Bộ trưởng Wallace khẳng định các thách thức an ninh biển khu vực là quan tâm chung của cộng đồng quốc tế vì có tác động đến hoà bình, ổn đinh khu vực và tính thượng tôn của luật pháp quốc tế. Trong bối cảnh đó, Anh mong muốn tăng cường hợp tác với các nước ASEAN, theo “phương cách ASEAN” nhằm thúc đẩy đối thoại, hòa bình, ổn định chung. Bộ trưởng Wallace cũng nhấn mạnh, là một nước P5, Anh có nghĩa vụ bảo vệ trật tự thế giới dựa trên luật lệ.
Đánh giá cao vai trò ngày càng tăng của Việt Nam không chỉ ở khu vực mà trong các vấn đề toàn cầu, như qua đóng góp vào các hoạt động gìn giữ hoà bình LHQ, Bộ trưởng Wallace khẳng định Anh và Việt Nam chia sẻ nhiền tầm nhìn và lợi ích chiến lược, như quan điểm về tự do thương mại và về tầm quan trọng của luật quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển Liên hợp quốc 1982. Anh sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ Đối tác chiến lược Việt - Anh.
Bộ trưởng Wallace và Quốc vụ khanh Adams cũng đã tham gia trao đổi với các học giả Việt Nam về tình hình khu vực, về vai trò và đóng góp của Anh với khu vực và phương hướng thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Anh – Việt.
Vương quốc Anh có lịch sử hiện diện lâu đời tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và có quan hệ gần gũi trong khối Thịnh vượng chung với nhiều quốc gia ASEAN. Để triển khai chiến lược “Ngả về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, Anh gần đây đã đăng ký làm Đối tác đối thoại của ASEAN, thúc đẩy đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CP-TPP), triển khai việc ký kết FTA với nhiều quốc gia khu vực, trong đó có Việt Nam. Hai nước tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ thương mại (tăng hơn 25% 6 tháng đầu 2021), khoa học – công nghệ, giáo dục (74 chương trình giáo dục với 23 Đại học của Anh)...
Trong hai ngày 16-17/11/2022, Học viện Ngoại giao đã tổ chức các Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 về chủ đề “Biển hoà bình – Phục hồi bền vững”.
Sáng ngày 16/11/2022, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 do Học viện Ngoại giao, phối hợp tổ chức cùng các đối tác đồng bảo trợ trong và ngoài nước, đã khai mạc tại Đà Nẵng với chủ đề “Biển Hòa Bình – Phục hồi bền vững”.
Ngày 12-13/9/2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã phối hợp với Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tổ chức Khóa học Nâng cao Năng lực Biển lần thứ hai thuộc khuôn khổ Trung tâm Ngoại giao Biển (MDC).
Ngày 23/9, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến An ninh biển và Luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Ngày 19/8/2021, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Anh và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS), Đức tại Hà Nội tổ chức Đối thoại Biển lần thứ 7 (trực tuyến) với chủ đề “Đánh giá các vấn đề biển đang nổi lên từ góc độ luật pháp quốc tế”.
Sáng ngày 16/11/2020, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 với chủ đề “Duy trì Hoà bình và Hợp tác trong bối cảnh có nhiều biến động” do Học viện Ngoại giao (DAV), Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) đồng tổ chức đã khai mạc.