taiwan_president(2).jpg 

Sáng kiến Hòa bình Biển Đông kêu gọi tất cả các bên liên quan gác tranh chấp chủ quyền, kiềm chế, và nhất trí giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, thành lập một bộ quy tắc ứng xử, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) và Công ước về Luật Biển, cùng nhau khai thác các nguồn tài nguyên. Sáng kiến cũng thúc giục các bên hợp tác với nhau trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống như cứu nạn trên biển, chống cướp biển, hỗ trợ nhân đạo.

Ông Mã Anh Cửu đã lựa chọn đầy khôn ngoan về thời điểm đưa ra Sáng kiến Hòa bình Biển Đông. Thế giới đang chờ đợi xem liệu có thêm hành động nào được thực hiện và các bên liên quan phản ứng như thế nào trước đề xuất này. Trước hết là những câu hỏi về lập trường và thái độ.

Trong việc xem xét chủ quyền trên Biển Đông, trong thời gian 1946-1947, chính phủ Trung Quốc tại Nam Kinh cử một hạm đội hải quân đến vùng biển này cắm cột mốc, tuyên bố chủ quyền và công bố nó với thế giới. Sau đó, Trung Quốc đã phát hành bản đồ với những tuyên bố lãnh thổ và giới thiệu cái gọi là “đường 11 đoạn” hay còn được gọi là đường "chữ U". Trung Quốc đã bày tỏ sẽ sẵn sàng gạt những tranh chấp chủ quyền sang một bên và tham gia đối thoại để giải quyết tranh chấp và cùng nhau phát triển các nguồn tài nguyên trong khu vực, song với điều kiện tiên quyết là phải được công nhận chủ quyền đối với khu vực này. Điều này cho thấy Đài Loan cũng đang chuẩn bị hành động một cách hợp lý, kiềm chế và cởi mở hơn.

Trong khi đó, căng thẳng tiếp tục leo thang tại Biển Đông, nơi các quốc gia liên quan đã ra sức mở rộng các cơ sở của họ. Bất hòa giữa Trung Quốc và Mỹ đã chuyển từ ngôn từ ngoại giao sang cọ xát trên thực tế. Mỹ đã gửi máy bay và tàu quân sự qua khu vực này để tái khẳng định quan điểm về tự do hàng hải.

Mặc dù xung đột được dự đoán chưa xảy ra trong tương lai gần nhưng sự căng thẳng trong khu vực có chiều hướng tăng lên với sự leo thang có kiểm soát. Tình trạng này phải được giải quyết một cách cẩn trọng. Do đó, Sáng kiến Hòa bình Biển Đông là một đề xuất kịp thời của Tổng thống Mã Anh Cửu. Sau khi được công bố, Sáng kiến Hòa bình Biển Đông đã được Mỹ và Nhật Bản hoan ngênh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhật Bản đã ký với Đài Loan một thỏa thuận về đánh bắt thủy sản. Mỹ đã phản ứng kịp thời đối với sáng kiến khi Bộ Ngoại giao nước này bày tỏ sự đánh giá cao. Điều này ít nhất phản ánh thực tế rằng miễn là Đài Loan chọn con đường trung lập, hành động hợp lý, thực dụng, và sẵn sàng giao tiếp thông qua đối thoại và giải quyết hòa bình các tranh chấp, những nỗ lực của hòn đảo này sẽ được công nhận.

Có thể dự đoán rằng chính sách và hành động hợp lý của Đài Loan sẽ nhận được sự hỗ trợ và đánh giá cao của nhiều quốc gia. Đài Loan có thể giúp thiết lập một quy tắc ứng xử chấp nhận được cho tất cả các bên, chấm dứt vòng luẩn quẩn không lối thoát và đóng góp cho hòa bình khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Bài viết của Giáo sư George W. Tsai, Đại học Văn hóa Trung Quốc (Đài Loan) đăng trên “Jakarta Toàn cầu.”

Nhật Linh (gt)