1.    Khác bit rõ rt trong thái đ v Bin Đông

Về sự khác biệt này, bài báo cho biết Việt Nam một lần nữa đề xuất chủ trương quốc tế hóa nhưng tỏ ý hoan nghênh Bản hướng dẫn thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông”.  Hãng AFP ngày 28/7 dẫn lời phó Tư lệnh hải quân Philíppin Palmer nói đây là lần đầu tiên Tư lệnh hải quân 10 nước ASEAN “hội đàm chính thức”, “một ASEAN vững chắc sẽ hết sức quan trọng đối với việc giải quyết vấn đề Biển Đông”. Thông tin từ Hội nghị cho biết các đại biểu Việt Nam và Philíppin đề cập vấn đề Biển Đông, muốn ASEAN can thiệp nhiều hơn nhưng các quan chức hải quân Xinh-ga-po và Mianma lại không nhiệt tình lắm vối với vấn đề này, họ kêu gọi giải quyết vấn đề trên cơ sở tự nguyện và nhận thức chung”. 

Với tư cách là nước chủ nhà tổ chức hội nghị, thái độ của phía quân đội Việt Nam là đáng quan tâm. Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam Đỗ Bá Tỵ phát biểu tại phiên khai mạc rằng Việt Nam ủng hộ hải quân các nước ASEAN tiến hành hợp tác song phương hoặc đa phương, cũng ủng hộ hải quân ASEAN hợp tác với nước đối thoại của ASEAN. Tư lệnh hải quân kiêm Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Văn Hiến cho biết “chúng tôi bày tỏ hoan nghênh Bản hướng dẫn thực hiện ‘Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông’, nhưng các bên vẫn cần phải tạo ra được mặt bằng nhận thức chung ở các cấp, các ngành, thậm chí là trong toàn thể nhân dân, đảm bảo cho lời nói và việc làm thống nhất”. Đối với hải quân các nước ASEAN, tình hình hiện nay vừa là cơ hội mới cũng vừa là thách thức mới. Tư lệnh Nguyễn Văn Hiến kêu gọi ASEAN “đoàn kết lại, tập trung trí tuệ và sức mạnh tập thể để đối phó”. Bài viết trên tờ “Thanh niên” của Việt Nam ngày 28/7 viện dẫn quan điểm của ông Hiến về việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Phó Tư lệnh hải quân Philíppin Palmer cho biết, hy vọng các nước ASEAN ủng hộ thông qua các kênh song phương và đa phương giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông. 

Tuy nhiên, các quan chức hải quân 10 nước ASEAN tại hội nghị tỏ thái độ cho thấy lập trường của các bên có nhiều khác biệt đối với ý định quốc tế hóa vấn đề Biển Đông của Việt Nam và Philíppin. Tư lệnh hải quân Malaixia Admiral Aziz – Farr cho rằng hợp tác an ninh trên biển và xử lý hài hòa lợi ích liên quan là nguyện vọng chung của các dân tộc yêu chuộng hòa bình.

2.    Xu thế hợp tác hải quân trong nội bộ ASEAN sâu sắc thêm 

Một biểu hiện về xu thế này là Brunây đề nghị mở rộng cơ chế hội nghị Tư lệnh hải quân ASEAN, mời Trung Quốc và Mỹ tham gia. 

Thành quả đạt được tại Hội nghị này chủ yếu không phải là đề cập vấn đề Biển Đông, mà chủ yếu thể hiện chủ trương đẩy nhanh bước đi phối hợp của hải quân các nước ASEAN, điều này phù hợp với xu thế đi sâu hợp tác đã xuất hiện trong nội bộ các nước ASEAN hiện nay. Tư lệnh hải quân các nước đã nghiên cứu thảo luận vai trò quan trọng và biện pháp cụ thể trong hợp tác hải quân đối phó với thách thức của các nước ASEAN trong thời gian tới. Hội nghị đã đạt nhận thức chung trong việc mở rộng cứu trợ nhân đạo, thành lập đường dây nóng và cùng chia sẻ tình báo trên biển giữa hải quân các nước ASEAN. Hội nghị còn thông qua các văn kiện như “Phương hướng hợp tác hải quân các nước ASEAN”, “Kế hoạch hành động của hải quân các nước ASEAN từ năm 2011 – 2013” và “Kế hoạch giao lưu các sĩ quan hải quân trẻ giữa các nước ASEAN”. 

Tư lệnh hải quân Brunây còn đề nghị mở rộng quy mô Hội nghị Tư lệnh hải quân ASEAN, tham khảo kinh nghiệm cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng đã được thành lập, mời các nước Trung Quốc và Mỹ tham gia, xây dựng cơ chế Hội nghị hải quân các nước ASEAN mở rộng.

3.    Hai xu hướng đáng quan tâm trong phát triển hải quân của ASEAN 

Hai xu hướng đó là: Một số nước thành viên lôi kéo Mỹ và 6/10 nước thành viên sẽ có tàu ngầm trong 10 năm tới. Có nhà phân tích cho rằng đó là các xu hướng đáng quan tâm. Xu hướng thứ nhất được thể hiện qua việc một số nước thành viên ASEAN đã không ngừng tăng cường hợp tác hải quân với Mỹ. Báo “Nation” của Thái Lan ngày 28/7 cho biết rất nhiều nhà quan sát cho rằng mặc dù trước đây không lâu, Philiíppin, Việt Nam và Mỹ tổ chức diễn tập quân sự hỗn hợp là có kế hoạch từ trước nhưng hiển nhiên đây là việc làm của Mỹ nhằm nâng cao thực lực quân sự của các nước trong khu vực nhằm đối trọng với Trung Quốc. 

Xu hướng thứ hai thể hiện ra bằng việc một số nước ASEAN đẩy nhanh tốc độ tăng cường sức mạnh quân sự, tới tấp mua sắm tàu ngầm. Năm 2009, Việt Nam đã mua 6 chiếc tàu ngầm lớp KILO do Nga sản xuất, tổng giá trị giao dịch lên đến 1,8 tỉ USD, kế hoạch giao hàng vào năm 2014. Theo tiết lộ của hải quân Philíppin, nước này đang có kế hoạch mua chiếc tàu ngầm đầu tiên trong lịch sử vào trước năm 2020 để tăng cường lực lượng tuần tra trên biển. Cách đây không lâu Philíppin đã mua chiếc tàu tuần tra cũ của Mỹ có tên “ Hamilton ”, dự kiến sẽ được đưa về Philíppin vào tháng tới. Cũng cách đây không lâu hải quân Thái Lan đã quyết định chi 257 triệu USD mua 6 chiếc tàu ngầm cũ của Đức. 

In-đô-nê-xi-a là nước ASEAN có tàu ngầm sớm nhất. Nước này đã mua tàu ngầm từ những năm 60 và 80 thế kỷ trước. Tiếp theo đó là Xinh-ga-po, nước này đã mua tàu ngầm vào giữa những năm 1990. Năm 2002, Malaixia đã mua hai chiếc tàu ngầm do Pháp chế tạo. Nếu cộng thêm cả Thái Lan, Philíppin và Việt Nam thì dự tính trong 10 năm tới, 6/10 nước ASEAN sẽ có tàu ngầm. Một nhà bình luận nói rằng thực tế này sẽ khiến cho khu vực biển cạnh Trung Quốc trở nên “náo nhiệt” hơn. 

Chuyên gia quân sự cho rằng tàu ngầm mà các nước nói trên mua sắm đều chạy bằng động cơ thông thường, chức năng chủ yếu là thực hiện tiến công trên biển. Tàu ngầm khác với tàu trên mặt nước. Hiện nay tàu mặt nước của các nước ASEAN có thêm một nhiệm vụ quan trọng khác là chống cướp biển, cứu viện trên biển và bảo vệ hòa bình, tàu ngầm hiển nhiên không có các chức năng này. Tuy nhiên, nếu tàu ngầm của nước nào đó được phát hiện “lặn phục” ở vùng biển tranh chấp sẽ rất có thể dẫn đến xung đột. 

Cho dù một số nước thành viên ASEAN lợi dụng vấn đề Biển Đông để tranh thủ vốn nhiều hơn cho phát triển quân bị, nhưng cũng cần phải thấy rằng các nước thành viên ASEAN tăng cường lực lượng hải quân không phải tất cả đều liên quan đến Trung Quốc. Có không ít nước nhắm mục tiêu vào nước khác ở bên cạnh. Trên thực tế, vấn đề an ninh và chủ quyền giữa các nước ASEAN và giữa các nước láng giềng với nhau vẫn chưa được giải quyết. Về việc mua tàu ngầm, hải quân Thái Lan đã cho biết rõ, một là để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của nước này ở biển Andaman và Vịnh Thái Lan; thứ hai là để đồng bộ với tiến độ hiện đại hóa hải quân của nước láng giềng./. 

Theo “Nhân dân nhật báo” (Trung Quốc)

 Vũ Hiền (gt)