Tháng 8/2012, Nga đã giao hàng chiếc đầu tiên và sẽ giao toàn bộ 6 chiếc trước năm 2016. Loại tàu ngầm lớp Kilo với chức năng ẩn náu tương đối tốt này sẽ hình thành một lực lượng kiềm chế xâm nhập. Hải quân Trung Quốc cũng có tàu ngầm lớp “Kilo”, nhưng rõ ràng thiếu thiết bị và kỹ thuật cần thiết để chống tàu ngầm. Cho dù quân đội Trung Quốc có ưu thế tuyệt đối so với quân đội Việt Nam, nhưng đối với quan chức chỉ huy của quân đội Trung Quốc, vùng nước Biển Đông hầu như trong tương lai vẫn sẽ không thể nhìn thấu được.

Việt Nam và Trung Quốc giống như Hàn Quốc và Triều Tiên, láng giềng có những lợi ích quan trong ở cùng một vùng nước. Lợi ích đó như trong vấn đề lãnh thổ thường dẫn tới cảm xúc mạnh mẽ. Việt Nam và Trung Quốc đều đưa ra đòi hỏi chủ quyền của mình đối với Biển Đông. Hai nước đều chuẩn bị để đưa ra các nỗ lực to lớn và lâu dài, nỗ lực này tương ứng với năng lực vật tư cần thiết để triển khai cạnh tranh. Hai nước đều khó có thể thoả hiệp, cho dù giá thành và rủi ro của việc hy vọng phía bên kia hạn chế áp dụng hành động tại các vùng nước ngày càng cao. Kết quả là đã xuất hiện một cục diện rất dễ bùng phát.

Lực lượng chống xâm nhập của Việt Nam không đối xứng với đối thủ của họ. Nhưng khác với lực lượng tương đối cân bằng của Iran và Triều Tiên, lực lượng kiềm chế xâm nhập của Việt Nam hầu như là đơn lẻ. Thực sự là không tồi nếu Việt Nam chỉ lựa chọn một phương diện để thực hiện chiến lược đó. Tàu ngầm có thể phát huy vai trò to lớn và có khả năng tự bảo vệ tương đối mạnh. Nhưng, điều này cũng có nghĩa là, sự xâm nhập của lực lượng chống tàu ngầm của Trung Quốc có thể khiến cho nỗ lực ngăn cản hải quân Trung Quốc xâm nhập của Việt Nam đổ xuống sông xuống biển. Chiến lược kiềm chế xâm nhập của Việt Nam có thể là mang tính tấn công, cũng có thể là mang tính phòng ngự. Ví dụ như, tàu ngầm lớp “Kilo” của Việt Nam có thể xuất hiện một cách thần không biết quỷ không hay tại vùng nước gần căn cứ hải quân Tam Á, Hải Nam của Trung Quốc, thì mọi động tác nhỏ ra vào cảng của tàu ngầm Trung Quốc đều có thể sẽ ở vào tình thế nguy hiểm.

Hạm đội dưới đáy biển của Việt Nam khi hình thành sẽ khiến cho Biển Đông vốn đã chật chội càng thêm chật chội, việc phân biệt bạn, thù và kẻ bàng quan sẽ trở nên phức tạp hơn. Trung Quốc sử dụng tàu ngầm lớp “Kilo”, Việt Nam cũng thế, thậm chí ngay cả Ấn Độ cũng có thể phái tàu ngầm lớp “Kilo” đến khu vực này. Điều này sẽ hình thành so sánh rõ rệt với tàu ngầm khác của Singapore, Malaysia và các nước ven biển khác trong khu vực. Cùng với sự khởi động chiến lược kiềm chế xâm nhập của các nước, tỷ lệ phán đoán sai lầm và các sự kiện không may xảy ra sẽ không ngừng tăng lên. Trước đây không lâu, chuyên gia quân sự Robert Kaplan đã rất đúng khi nói, Biển Đông sẽ là một khu vực “xảy ra xung đột trong tương lai”.

Tác giả James Holmes là Phó Giáo sư Học viện Quân sự Hải quân Mỹ. Bài viết đăng lần đầu tiên trên trang The Diplomat.

Hương Trà (gt)