+ BBC - 6/12: Việt Nam “quan tâm” tới căng thẳng vì ADIZ. Ngày 5/12, VN đã có phản ứng đầu tiên về việc TQ lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông. Phó NFN/BNG Lê Hải Bình nói: "VN theo dõi với sự quan tâm sâu sắc các diễn biến ở biển Hoa Đông cũng như những mối quan ngại của các bên liên quan. VN mong muốn các bên liên quan giải quyết ổn thỏa những bất đồng trên cơ sở luật pháp quốc tế và bằng các biện pháp hòa bình để đảm bảo an ninh an toàn của các chuyến bay quốc tế đi qua khu vực này và đóng góp cho hòa bình ổn định và phát triển ở khu vực."

Trước khả năng TQ có thể thiết lập một ADIZ mới trên Biển Đông, đại diện Bộ Ngoại giao nói: "Mọi hoạt động của các bên ở Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia liên quan, tuân thủ luật pháp quốc tế, phù hợp với tinh thần của tuyên bố chung về Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông - DOC, đóng góp cho hòa bình, ổn định ở khu vực, không gây căng thẳng cũng như không làm phức tạp thêm tình hình”.

Theo ông Lê Hải Bình, các chuyến bay của các hãng hàng không VN bay qua ADIZ mà TQ tuyên bố thiết lập trên biển Hoa Đông "vẫn diễn ra bình thường". "Các chuyến bay đều được thông báo cho nhà chức trách các quốc gia liên quan theo đúng quy định và thông lệ quốc tế từ trước đến nay."

+ VOA - 6/12: ASEAN - Nhật kêu gọi Trung Quốc tôn trọng quyền tự do hàng không. Nhật và 10 nước ĐNÁ sẽ ra thông cáo chung kêu gọi cho quyền tự do hàng không trên các vùng biển tại một cuộc họp thượng đỉnh ở Tokyo diễn ra trong 3 ngày từ 13/12 tới. Đây là động thái có liên quan tới vùng nhận dạng phòng không của TQ ở các vùng biển có tranh chấp trong khu vực.

Kyodo News ngày 6/12 cho hay bản thảo của tuyên bố chung này cũng thể hiện quyết tâm của Nhật và ASEAN trong việc gia tăng hợp tác về an ninh hàng hải. Kyodo trích dẫn một nguồn tin ngoại giao Nhật cho rằng, vùng nhận dạng phòng không của TQ đã trở thành một vấn đề quốc tế và thượng đỉnh sắp tới giữa Nhật với ASEAN sẽ thiếu sót nếu không đưa ra được một thông điệp mạnh mẽ về việc này.

+ Tin từ Mỹ, Australia, BBC, RFI, VOA - 6/12: Liên quan đến vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông. Trước việc Hạ viện Nhật thông qua nghị quyết đòi hỏi Bắc Kinh hủy bỏ vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, ngày 6/12, tại buổi họp báo thường kỳ, NFN/BNG/TQ Hồng Lỗi tuyên bố, Bắc Kinh có mọi quyền để thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không Biển Hoa Đông vì đó là hành động hợp pháp và hợp lý, “Nhật không được quyền nói càn. TQ cực lực phản đối điều đó”.

Về phía HQ, trong một động thái được đánh giá là ăn miếng trả miếng , ngày 8/12, HQ đã loan báo mở rộng khu vực phòng không của mình trong khu vực. Điểm đặc biệt là vùng phòng không HQ bao gồm cả khu vực bãi ngầm Socotra ngoài khơi phía Nam bờ biển HQ, hiện do Seoul tuyên bố có chủ quyền và kiểm soát dưới tên gọi Ieodo, nhưng bị Bắc Kinh tranh giành, đặt tên là Tô Nham (Suyan). Chính phủ HQ cho biết sẽ “phối hợp với các quốc gia có liên quan để tránh xảy ra các vụ đụng độ quân sự bất ngờ và đảm bảo an toàn cho các máy bay”. Theo Bộ Quốc phòng HQ, đây là lần đầu tiên từ 62 năm nay, nước này sửa đổi vùng nhận dạng phòng không của mình. Với quyết định sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2013, vùng phòng không HQ sẽ rộng thêm 66.480 km2 về hướng nam.

Về phía Mỹ, ngày 8/12, BNG Mỹ đã ra thông cáo xác nhận HQ đã  tham khảo Mỹ” trước khi mở rộng vùng phòng không của họ trên Biển Hoa Đông  theo đúng thông lệ quốc tế”. NFN/BNG/Mỹ Jen Psaki cho biết Washington “ đánh giá cao ” nỗ lực của HQ khi xúc tiến việc này “ một cách có trách nhiệm ” bằng cách tham khảo trước Mỹ và các láng giềng, trong đó có NB và TQ. Theo bà Paski, cách tiếp cận của HQ cho phép các hãng hàng không dân sự tránh được sự nhầm lẫn hoặc lâm vào tình thế nguy hiểm, Mỹ sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ đồng minh và đối tác trong khu vực để đảm bảo sao cho hành động của họ góp phần tăng cường sự ổn định, khả năng dự báo rủi ro, trên tinh thần phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trước đó ngày 5/12, các Thượng nghị sĩ trong Ủy ban đối ngoại thượng viện Mỹ đã có thư gửi Đại sứ TQ Thôi Thiên Khải, trong đó bày tỏ lo ngại sâu sắc về tuyên bố đơn phương của TQ thành lập ADIZ, cho rằng hành động đơn phương này là nỗ lực thay đổi nguyên trạng, làm gia tăng nguy cơ hiểu lầm và tính toán sai lầm, cho thấy TQ muốn sử dụng các biện pháp cưỡng ép thay vì các cơ chế pháp luật để giải quyết tranh chấp. Việc này diễn ra trong xu hướng TQ ngày càng có các hoạt động hàng hải thù địch, đe dọa tự do hàng không và hàng hải, là lợi ích quốc gia quan trọng của Mỹ. Các TNS Mỹ thúc giục TQ không thực hiện ADIZ, tránh có những hành động khiêu khích khác; khuyến khích TQ đối thoại ngoại giao để giải quyết các vấn đề tranh chấp ở biển Hoa Đông và biển Đông.

Trong một tin khác liên quan ngày 6/12, tại phiên khai mạc Đối thoại Chiến lược giữa hai BTNG TQ và Australia, NT TQ Vương Nghị cho rằng Australia đã sai khi chỉ trích Vùng nhận dạng phòng không do TQ thành lập bao trùm quần đảo Điếu Ngư, cảnh báo quan điểm của Australia có thể hủy hoại sự tin cậy lẫn nhau và quan hệ giữa hai nước. Về phần mình, NT Bishop đã làm dư luận ngạc nhiên khi lập tức phủ nhận chỉ trích và bảo vệ lập trường của Australia, cho biết Ausralia “chủ trương không có các hành động đơn phương hoặc áp bức, các bên cần hành động phù hợp với luật pháp quốc tế”. NT Bishop nêu rõ: “Chúng tôi tôn trọng quyền phát biểu của TQ về các vấn đề ảnh hưởng đến TQ và hy vọng TQ sẽ tôn trọng quyền phát biểu của chúng tôi về các hành động ảnh hưởng đến khu vực có tầm quan trọng an ninh đặc biệt đối với Australia”; khẳng định Australia không nghiêng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Điếu Ngư tại Biển Hoa Đông, song Australia có lập trường đối với các lợi ích quốc gia của mình.

Bình luận về vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, nhiều nhà phân tích cho rằng, sự việc lần này cũng nhằm thách thức Mỹ vì Mỹ là nước đầu tiên đưa ra khái niệm “vùng nhận dạng phòng không” ngay sau Chiến tranh TG II. Mạng thông tin Foresight của Nhật cho rằng, vụ việc lần này còn có một phần trách nhiệm của Washington vì Mỹ “là quốc gia đầu tiên đơn phương thiết lập vùng phòng không tại khu vực này sau năm 1945. Nhưng vì do việc vạch định ranh giới không rõ ràng, nên mới phát sinh căng thẳng”. Xuất phát từ điểm này mà giới truyền thông tại TQ có cùng một lập luận. Tờ Á Châu Tuần san ấn bản tại Hồng Kông nêu rõ “Khái niệm vùng nhận dạng phòng không là do chính Mỹ sáng chế ra. Lúc ban đầu, nó liên quan khoảng không gian bao gồm Bắc Mỹ và nhất là nhằm vào Liên Xô. Từ những năm 1950, Mỹ luôn trong vị thế ngự trị tại các khu vực Tây Thái Bình Dương, HQ, NB và ĐL. Và mỗi quốc gia này đã tự tạo vùng phòng không riêng cho mình dưới sự kiểm soát của Mỹ”. Trong một bài phân tích đề tựa “TQ tung ra một thách thức với Mỹ”, được tờ Nihon Keizai Shimbun tại Tokyo trích dịch lại, nhật báo Anh Financial Times đã đưa ra “một lối diễn giải đáng ngại nhưng có thể chấp nhận được: Bắc Kinh quyết định trả thù Mỹ tại khu vực Tây Thái Bình Dương”. Tờ báo đánh giá, TQ “đang thử nghiệm thái độ của Mỹ. Họ đang tìm hiểu xem ông Obama sẵn sàng đi đến được đâu…Hành động khiêu khích trên của Bắc Kinh xảy ra vào giai đoạn mà Mỹ đã bắt đầu kiệt quệ do các cuộc chiến (tại Irak và Afghanistan) và vào lúc mà TTh Mỹ đang bước vào một trong những thời điểm rối ren nhất trong nhiệm kỳ của mình”. Cuối cùng, nhật báo kinh tế này kết luận: “Việc TQ thành lập vùng phòng không đánh dấu một bước ngoặt quan trọng nhằm cân đối tương quan lực lượng tại khu vực này”.

Tổng hợp