Theo vị đô đốc này, tàu sân bay Varyag mà Trung Quốc mua của Ucraina năm 1998, có thể được đưa vào hoạt động trong năm 2012, và sẽ được sử dụng để phát triển các kỹ năng cơ bản của tàu sân bay. Nhiều nhà phân tích quân sự cho biết tàu Varyag đã rời ụ tàu ở Đại Liên, hé lộ những công trình đã được xây dựng trên tàu này. Tàu cũng được khử từ để tránh thủy lôi. Theo các chuyên gia, tàu Varyag sẽ được sử dụng ở ven biển Trung Quốc nhằm huấn luyện phi công và thủy thủ cho tới khi chiếc tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc sản xuất hoàn thành, dự báo vào năm 2015.

Ông Willard cho rằng cần có sự can dự sâu hơn nữa với Bắc Kinh trong bối cảnh nghi ngại quốc tế ngày càng tăng trước việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Theo ông, Mỹ và Trung Quốc cần có các cuộc thảo luận thẳng thắn, đòi hỏi hai bên có mối quan hệ quân sự “ổn định và tin cậy”, mối quan hệ hiện chưa có được với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Ông cho rằng trong những năm qua, Trung Quốc đã bắt đầu một giai đoạn phát triển quân sự mới qua việc triển khai sứ mệnh ngoài phạm vi lãnh thổ của họ, tuy nhiên, điều này đã làm cộng đồng quốc tế nghi ngờ về động cơ và mục tiêu của các học thuyết và khả năng của PLA.
Việc đưa tàu Varyag vào hoạt động là một bước tiến quan trọng trong chiến lược tăng cường khả năng tác chiến ở biển sâu của Trung Quốc. Mặc dù tàu Varyag sẽ được đưa vào hoạt động trong vòng hai năm nữa, các chuyên gia vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc có thể tìm được loại máy bay hoạt động được ở trên boong tàu này hay không. Trong khi phi công Trung Quốc đang được tập huấn với các chuyên gia của Ucraina, Bắc Kinh vẫn chưa ký được một thỏa thuận với Mátxcơva trong việc mua máy bay Su-33 hoạt động trên tàu sân bay. Các cuộc thảo luận giữa hai bên đã được tiến hành trong vòng 4 năm qua, nhưng phía Mátxcơva do lo ngại công nghệ quân sự của mình bị đánh cắp nên đã yêu cầu phía Trung Quốc phải mua ít nhất 50 chiếc máy bay loại này, trong khi Trung Quốc chỉ muốn mua một lượng rất nhỏ so với con số trên.

PLA cũng cần phải hoàn thiện hệ thống rađa, cáp điện và thông tin viễn thông của tàu Varyag, vốn rất phức tạp. Ngoài ra, họ cũng phải học cách điều khiển tàu sân bay khi phối hợp với các tàu hỗ trợ và tàu ngầm bảo vệ. Ông Andrew Erickson, học giả về Trung Quốc tại trường Đại học Hải quân Mỹ ở Hawaii, cho rằng việc đưa tàu Varyag vào hoạt động thực chất chỉ mới là giai đoạn bắt đầu, giai đoạn một trong kế hoạch hai giai đoạn của Trung Quốc, đi từ việc hoàn thiện một con tàu mua của nước ngoài để tập luyện, rồi tiến tới chuẩn bị tự đóng một con tàu nhằm phục vụ hoạt động quân sự ở mức cao hơn. Cho tới năm 2015, những người được tập huấn trên tàu Varyag sẽ được chuyển sang con tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự đóng. Cho tới nay, thiết kế của con tàu do Trung Quốc tự đóng có giống tàu Varyag hay không vẫn là ẩn số. Các nhà phân tích cho rằng bờ dốc thoai thoải của tàu Varyag sẽ hạn chế loại máy bay và trọng lượng của máy bay sử dụng trên boong tàu này, trong khi boong tàu phẳng sử dụng bệ phóng máy bay hơi nước sẽ tiện lợi hơn nhiều, như tàu của Mỹ và Pháp sử dụng.

div.Section1 {page:Section1;} (Hồng Công 2/4) Báo “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” dẫn lời Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, cho rằng Trung Quốc có thể đưa vào hoạt động chiếc tàu sân bay đầu tiên vào năm 2012. Theo vị đô đốc này, tàu sân bay Varyag mà Trung Quốc mua của Ucraina năm 1998, có thể được đưa vào hoạt động trong năm 2012, và sẽ được sử dụng để phát triển các kỹ năng cơ bản của tàu sân bay. Nhiều nhà phân tích quân sự cho biết tàu Varyag đã rời ụ tàu ở Đại Liên, hé lộ những công trình đã được xây dựng trên tàu này. Tàu cũng được khử từ để tránh thủy lôi. Theo các chuyên gia, tàu Varyag sẽ được sử dụng ở ven biển Trung Quốc nhằm huấn luyện phi công và thủy thủ cho tới khi chiếc tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc sản xuất hoàn thành, dự báo vào năm 2015. Ông Willard cho rằng cần có sự can dự sâu hơn nữa với Bắc Kinh trong bối cảnh nghi ngại quốc tế ngày càng tăng trước việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Theo ông, Mỹ và Trung Quốc cần có các cuộc thảo luận thẳng thắn, đòi hỏi hai bên có mối quan hệ quân sự “ổn định và tin cậy”, mối quan hệ hiện chưa có được với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Ông cho rằng trong những năm qua, Trung Quốc đã bắt đầu một giai đoạn phát triển quân sự mới qua việc triển khai sứ mệnh ngoài phạm vi lãnh thổ của họ, tuy nhiên, điều này đã làm cộng đồng quốc tế nghi ngờ về động cơ và mục tiêu của các học thuyết và khả năng của PLA. Việc đưa tàu Varyag vào hoạt động là một bước tiến quan trọng trong chiến lược tăng cường khả năng tác chiến ở biển sâu của Trung Quốc. Mặc dù tàu Varyag sẽ được đưa vào hoạt động trong vòng hai năm nữa, các chuyên gia vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc có thể tìm được loại máy bay hoạt động được ở trên boong tàu này hay không. Trong khi phi công Trung Quốc đang được tập huấn với các chuyên gia của Ucraina, Bắc Kinh vẫn chưa ký được một thỏa thuận với Mátxcơva trong việc mua máy bay Su-33 hoạt động trên tàu sân bay. Các cuộc thảo luận giữa hai bên đã được tiến hành trong vòng 4 năm qua, nhưng phía Mátxcơva do lo ngại công nghệ quân sự của mình bị đánh cắp nên đã yêu cầu phía Trung Quốc phải mua ít nhất 50 chiếc máy bay loại này, trong khi Trung Quốc chỉ muốn mua một lượng rất nhỏ so với con số trên. PLA cũng cần phải hoàn thiện hệ thống rađa, cáp điện và thông tin viễn thông của tàu Varyag, vốn rất phức tạp. Ngoài ra, họ cũng phải học cách điều khiển tàu sân bay khi phối hợp với các tàu hỗ trợ và tàu ngầm bảo vệ. Ông Andrew Erickson, học giả về Trung Quốc tại trường Đại học Hải quân Mỹ ở Hawaii, cho rằng việc đưa tàu Varyag vào hoạt động thực chất chỉ mới là giai đoạn bắt đầu, giai đoạn một trong kế hoạch hai giai đoạn của Trung Quốc, đi từ việc hoàn thiện một con tàu mua của nước ngoài để tập luyện, rồi tiến tới chuẩn bị tự đóng một con tàu nhằm phục vụ hoạt động quân sự ở mức cao hơn. Cho tới năm 2015, những người được tập huấn trên tàu Varyag sẽ được chuyển sang con tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự đóng. Cho tới nay, thiết kế của con tàu do Trung Quốc tự đóng có giống tàu Varyag hay không vẫn là ẩn số. Các nhà phân tích cho rằng bờ dốc thoai thoải của tàu Varyag sẽ hạn chế loại máy bay và trọng lượng của máy bay sử dụng trên boong tàu này, trong khi boong tàu phẳng sử dụng bệ phóng máy bay hơi nước sẽ tiện lợi hơn nhiều, như tàu của Mỹ và Pháp sử dụng.