20100803_ASEAN.jpg

Ngày 4/8, Hội nghị thường niên của ASEAN đã được tổ chức tại Kuala Lumpur (Malaysia), tiếp sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN là các hội nghị như Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN +3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Hội nghị cấp cao Đông Á (10+8) và Diễn đàn khu vực ASEAN. Hàng loạt hội nghị cấp bộ trưởng ngoại giao này là một phần quan trọng trong khuôn khổ đối thoại và hợp tác đa phương khu vực do ASEAN làm trung tâm, các chủ đề được đề cập ngoài sự phát triển của ASEAN còn bao gồm các vấn đề như chính trị, an ninh, kinh tế và xã hội mà các bên có liên quan cùng quan tâm.

Trong số những chủ đề này, đúng như lời Ngoại trưởng Singapore, K. Shanmugam, mặc dù Biển Đông không phải là vấn đề mang tính chủ đạo, nhưng do liên quan đến an ninh khu vực và mối quan hệ giữa nhiều quốc gia, và cũng là chủ đề được các bên có liên quan “làm nóng lên”, nên tự nhiên nó đã trở thành chủ đề được hàng loạt hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN coi trọng.

ASEAN đóng một vai trò không thể xem nhẹ

Mặc dù ASEAN không phải là bên có tranh chấp trong vấn đề Biển Đông, nhưng rõ ràng đến nay đã là bên có lợi ích liên quan, đồng thời đóng vai trò không thể xem nhẹ trong sự phát triển của vấn đề này và sự thay đổi của tình hình khu vực Biển Đông.

Mối quan tâm của ASEAN đối với vấn đề Biển Đông được bắt đầu từ một tuyên bố chung năm 1992 - “Tuyên bố ASEAN về Biển Đông”. Mùa Hè 1992, do tình hình căng thẳng ở Biển Đông leo thang, ASEAN (đặc biệt là dưới sự hối thúc của Philippines) đã ra Tuyên bố chính thức đầu tiên về vấn đề Biển Đông. Với khởi điểm là tuyên bố này, ASEAN ngày càng hết sức quan tâm tới vấn đề Biển Đông, và dần dần có ảnh hưởng lớn tới vấn đề này thông qua các kênh sau.

Thứ nhất, vấn đề Biển Đông trở thành chủ đề trọng tâm khi ASEAN thảo luận về vấn đề an ninh khu vực, và sau khi đề xuất thành lập “Cộng đồng an ninh ASEAN”, mối quan hệ chặt chẽ giữa vấn đề Biển Đông và các nghị trình quan trọng được ASEAN nhấn mạnh như xây dựng lại quan niệm giá trị và chuẩn mực, an ninh trên biển, hợp tác quốc phòng và ngăn ngừa xung đột ngày càng nổi rõ. Thứ hai, Biển Đông cũng là chủ đề nóng được ASEAN triển khai đối thoại về vấn đề an ninh khu vực với các nước như Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ, và những từ then chốt như “an ninh trên biển” và “Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển” đã xuất hiện nhiều lần trong các tuyên bố chung có liên quan. Thứ ba, mặc dù chủ đề Biển Đông không phải là toàn bộ nhưng lại là một phần quan trọng trong các cuộc đối thoại và tham vấn giữa ASEAN và Trung Quốc. Cùng với các cuộc đối thoại và hợp tác liên quan dần được triển khai và đi vào chiều sâu, sau hơn 20 năm, ảnh hưởng và vai trò của ASEAN trong vấn đề Biển Đông khiến các bên đều không thể xem nhẹ.

Vì vậy, các cuộc thảo luận liên quan đến việc “ASEAN hóa” vấn đề Biển Đông thực sự là một mệnh đề không thực tế. ASEAN khác với các nước ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản, là một tổ chức mang tính khu vực, nhờ những nỗ lực trong “vấn đề Campuchia” thời kỳ Chiến tranh Lạnh mà đã có uy tín đáng kể trong vấn đề an ninh khu vực, và sau khi kết thúc “vấn đề Campuchia”, việc tổ chức này lại tập trung vào vấn đề Biển Đông là không bình thường.

Quan sát các văn bản chính thức của ASEAN trong hơn 20 năm qua, mặc dù các văn bản trực tiếp đề cập tới vấn đề Biển Đông không nhiều, sau Tuyên bố năm 1992, chỉ có tuyên bố sau sự kiện đảo Vành Khăn giữa Trung Quốc và Philippines năm 1995 và Nguyên tắc 6 điểm của các ngoại trưởng ASEAN về vấn đề Biển Đông mùa Hè 2012, nhưng xem xét tỉ mỉ các tuyên bố chung, tuyên bố chủ tịch và một loạt văn kiện của ASEAN về quy hoạch tổ chức này (đặc biệt là liên quan đến cộng đồng chính trị - an ninh) của các cơ chế đa phương như hội nghị, diễn đàn, hội nghị thượng đỉnh do ASEAN giữ vai trò chủ đạo, rõ ràng có thể nhận thấy một loạt chủ trương của ASEAN trong vấn đề Biển Đông, ví dụ, kiên trì giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình, tôn trọng “Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á” và “Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển”… Chỉ cần dựa vào “ma lực” thông thường của “nhà ảo thuật” này, ASEAN và một loạt sân chơi đối thoại đa phương do tổ chức này giữ chủ đạo đã trở thành kênh quan trọng để các bên có tranh chấp liên quan như Trung Quốc, Philippines, Việt Nam tăng thêm sự hiểu biết và lòng tin lẫn nhau.

Vai trò hòa giải đã khiến ASEAN vừa có thể hối thúc các bên có tranh chấp triển khai và duy trì đối thoại, vừa có thể làm hạ nhiệt tình hình Biển Đông. Về mặt thực chất, đây cũng là mối quan tâm của ASEAN trong vấn đề Biển Đông - kiểm soát các tranh chấp ở Biển Đông nhằm đảm bảo sự ổn định của khu vực này. Sau khi Trung Quốc đưa ra “chính sách hai mặt” với hình thức khởi xướng, vai trò này của ASEAN cũng đã được xác nhận.

Lịch sử ASEAN và vấn đề Biển Đông đương đại có chiều dài gần như bằng nhau, tuy nhiên trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Biển Đông không phải là trọng tâm của vấn đề an ninh khu vực, sau khi thành lập trọng tâm của ASEAN cũng không phải là chủ đề này.

Được coi là vấn đề lớn hàng đầu liên quan đến sự tồn tại của ASEAN, mối quan hệ giữa các nước thành viên trong tổ chức là nghị trình hàng đầu của ASEAN; sau khi đảm bảo được sự sống còn của tổ chức, vấn đề quan tâm của ASEAN mới là sự phát triển của tổ chức và toàn bộ bên ngoài, sự liên kết phát triển kinh tế giữa các nước thành viên và vấn đề an ninh của bán đảo bán đảo Đông Dương là trọng tâm của ASEAN trong thời kỳ này.

Trong quá trình điều phối mối quan hệ giữa các nước thành viên và xử lý, tham gia các vấn đề kinh tế và an ninh khu vực, ASEAN đã hình thành nguyên tắc làm việc được giới học thuật gọi là “phương thức ASEAN” và nguyên tắc ASEAN.

Sau Chiến tranh Lạnh, những thay đổi của môi trường an ninh khu vực đã làm cho khu vực xuất hiện cái gọi là “khoảng trống quyền lực”, vì lý do đó các nước ASEAN buộc phải tăng cường sự độc lập về quốc phòng, và vì vậy ASEAN đã giành được cơ hội hiếm có tích cực chủ động tham gia các vấn đề khu vực và dần trở thành “người điều khiển” của khung đối thoại và hợp tác đa phương về các vấn đề trong khu vực. Cùng với việc ASEAN chuyển hướng tập trung vào vấn đề Biển Đông, “phương thức ASEAN” và các nguyên tắc liên quan khó tránh được sẽ bị suy diễn trong vấn đề Biển Đông, và trong cơ chế đối thoại đa phương dưới sự chủ đạo của ASEAN, vấn đề Biển Đông đã trở thành một đề tài thảo luận quan trọng không chính thức.

Nghị trình quyết sách của ASEAN phản ánh 6 phương diện

Theo quan sát, phương thức, nguyên tắc quyết sách và chương trình nghị sự của ASEAN trong vấn đề Biển Đông được thể hiện trên 6 lĩnh vực: một là, “bàn bạc nhất trí” để giải quyết vấn đề Biển Đông; hai là, nhấn mạnh sự bình đẳng tuyệt đối giữa các nước thành viên; ba là, mang đậm sắc thái không chính thức, coi trọng quá trình hơn là kết quả; bốn là, hợp tác và đối thoại an ninh tuân theo nguyên tắc tuần tự tiến dần; năm là, áp dụng hành động đa phương theo tinh thần đa phương; sáu là, duy trì tính mở cửa và áp dụng sách lược “cân bằng nước lớn” trong vấn đề Biển Đông. Sự thể hiện của nguyên tắc ASEAN trong vấn đề Biển Đông cũng phần nhiều là lặp đi lặp lại lập trường một số nguyên tắc mà Trung Quốc và một số bên liên quan vẫn bàn bạc.

Với yêu cầu của những phương thức và nguyên tắc này, ASEAN đương nhiên không mong đợi có thể tìm ra phương pháp, con đường sớm giải quyết vấn đề Biển Đông bằng phương thức hòa bình, mà mới chỉ tạo ra môi trường lành mạnh để các bên tăng cường sự hiểu biết, lòng tin lẫn nhau, và hạ nhiệt tình hình Biển Đông nhằm đảm bảo an ninh, ổn định và hòa bình ở khu vực này. Cách mô tả như vậy có lẽ cũng được áp dụng khi phân tích việc ASEAN tham gia “vấn đề Campuchia”, nhưng thời gian qua đi, ASEAN đã phát triển lớn mạnh, môi trường an ninh khu vực cũng thay đổi khôn lường.

Lôgích hành động của ASEAN trong vấn đề Biển Đông, do sự bất đồng giữa các nước thành viên về vấn đề này nên đã có ảnh hưởng hai mặt đối với việc xây dựng “cộng đồng”; và do yếu thế về quyền chủ đạo chiến lược quốc tế ở khu vực và mối quan hệ cạnh tranh nước lớn phức tạp trong khu vực, đã tạo ra các nhân tố khó đánh giá nhằm giải quyết vấn đề Biển Đông trong thời gian sớm nhất có thể cũng như sự ổn định của khu vực này.

Như một kết quả theo mong muốn của ASEAN, “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) đã được ký kết vào năm 2002, đến nay cũng là bản hướng dẫn quan trọng để ASEAN và Trung Quốc tăng cường đối thoại và hợp tác về vấn đề Biển Đông, đương nhiên cũng là một nội dung cấu thành quan trọng của nguyên tắc ASEAN. Mục tiêu tiếp theo của Tuyên bố này là “Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông” (COC), và hiện nay COC được coi là ưu tiên hàng đầu trong các cuộc đối thoại và tham vấn giữa ASEAN và Trung Quốc, được ASEAN hết sức chờ đợi.

Xem xét vai trò và lôgích hành động của ASEAN trong vấn đề Biển Đông, thực tế không khó phát hiện lý do COC được chờ đợi. Tuy nhiên, điều này cũng cho các bên thấy trong quá trình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, ngoài sự “hâm nóng” của ASEAN, các bên cần bỏ thời gian để ngồi lại với nhau, đối thoại bình đẳng và bàn bạc về các tranh chấp./.

Theo “80sd.org

Lê Sơn (gt)