Phán quyết ngày 29/10/2015 của Tòa Trọng tài vụ kiện “Nam Hải” (Biển Đông) (dưới đây gọi tắt là Tòa Trọng tài) được thành lập theo yêu cầu đơn phương của nước Cộng hòa Philippines về vấn đề quyền tài phán và quyền thụ lý là vô hiệu, không có hiệu lực bắt buộc đối với phía Trung Quốc. 

Một là, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo “Nam Sa” (Trường Sa) và vùng biển phụ cận. Chủ quyền và quyền lợi liên quan của Trung Quốc ở “Nam Hải” (Biển Đông) được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, được các đời Chính phủ Trung Quốc gìn giữ, được nội luật của Trung Quốc nhiều lần khẳng định, được sự bảo vệ của luật pháp quốc tế trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (dưới đây gọi tắt là Công ước). Đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ và quyền, lợi ích biển, Trung Quốc không chấp nhận bất cứ phương án áp đặt nào đối với Trung Quốc, không chấp nhận biện pháp đơn phương đưa ra bên thứ ba để giải quyết tranh chấp.

Hai là, Philippines lạm dụng “Công ước” cưỡng chế cơ chế giải quyết tranh chấp, đơn phương đưa ra và khăng khăng thúc đẩy vụ kiện “Nam Hải” (Biển Đông) là sự khiêu khích chính trị đội lốt pháp lý, thực chất không phải là để giải quyết tranh chấp mà là mưu toan phủ định chủ quyền lãnh thổ và quyền, lợi ích biển của Trung Quốc tại “Nam Hải” (Biển Đông). Trong “Văn kiện lập trường của Chính phủ nước CHND Trung Hoa ngày 7/12/2014 về vấn đề quyền tài phán vụ kiện “Nam Hải” (Biển Đông) mà nước Cộng hòa Philippines đưa ra” do Bộ Ngoại giao Trung Quốc được ủy quyền công bố, Chính phủ Trung Quốc đã chỉ ra Tòa Trọng tài rõ ràng không có thẩm quyền đối với vụ kiện Philippines đưa ra, đồng thời trình bày rõ chứng cứ pháp lý về việc Trung Quốc không chấp nhận, không tham gia vụ kiện. Lập trường này là rõ ràng, sáng tỏ, không thể thay đổi.

Ba là, với tư cách là quốc gia có chủ quyền và là nước thành viên của Công ước”, Trung Quốc được hưởng quyền lợi lựa chọn phương thức và trình tự giải quyết tranh chấp. Trung Quốc trước nay kiên trì thông qua đàm phán và hiệp thương giải quyết tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp quyền quản hạt hải dương với các nước láng giềng. Từ những năm 90 của thế kỷ trước đến nay, Trung Quốc và Philippines đã nhiều lần thừa nhận thông qua đàm phán và hiệp thương giải quyết tranh chấp liên quan giữa hai bên. DOC đã quy định rõ, do quốc gia chủ quyền có liên quan trực tiếp thông qua tham vấn và đàm phán hữu nghị, dùng phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán của các nước. Một loạt văn kiện này cho thấy rõ, Trung Quốc và Philippines sớm đã lựa chọn thông qua đàm phán và hiệp thương giải quyết tranh chấp song phương tại “Nam Hải” (Biển Đông). Philippines đã đi ngược lại nhận thức chung này, làm tổn hại đến nền tảng tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia.    

Bốn là, Philippines và Tòa trọng tài bất chấp bản chất của vụ kiện là vấn đề chủ quyền lãnh thổ và phân định biển và các vấn đề liên quan, né tránh với dụng ý xấu Tuyên bố mang tính loại trừ mà Trung Quốc đưa ra vào năm 2006 căn theo quy định liên quan trong điều 298 của “Công ước”, phủ định nhận thức chung của hai bên Trung – Phi về việc thông qua đàm phán và hiệp thương giải quyết tranh chấp, lạm dụng trình tự, cưỡng ép thúc đẩy trọng tài, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi hợp pháp mà Trung Quốc được hưởng với tư cách là nước thành viên, đã hoàn toàn đi ngược lại tôn chỉ và mục đích của “Công ước”, đã làm tổn hại sự toàn vẹn và uy tín của “Công ước”. Với tư cách là nước thành viên của “Công ước”, Trung Quốc kiên quyết phản đối hành động lạm dụng cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của “Công ước”, kêu gọi các bên cùng nhau nỗ lực, bảo vệ sự toàn vẹn và uy tín của “Công ước”.

Năm là, Philippines mưu đồ thông qua vụ kiện phủ định chủ quyền lãnh thổ và quyền, lợi ích biển của Trung Quốc ở “Nam Hải” (Biển Đông), không thể có bất cứ hiệu quả nào. Trung Quốc thúc giục Philippines tuân thủ cam kết của mình, tôn trọng quyền lợi mà Trung Quốc được hưởng dựa trên luật pháp quốc tế, thay đổi thái độ, quay trở lại con đường đúng đắn thông qua đàm phán và hiệp thương giải quyết tranh chấp liên quan ở “Nam Hải” (Biển Đông).

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Văn Cường (gt)