Chế độ pháp trị là nền tảng của hòa bình, trật tự và công bằng trong xã hội hiện đại. Sự xuất hiện của một hệ thống quốc tế dựa trên luật pháp đã tạo nên thế cân bằng quan trọng trong các vấn đề toàn cầu.  Việc tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế đã giúp gìn giữ hòa bình và giải quyết xung đột. Luật pháp quốc tế đã cho các quốc gia, không phân biệt địa vị chính trị, kinh tế hay quân sự, có tiếng nói bình đẳng, loại bỏ việc sử dụng một cách bất hợp pháp vũ lực.

Không có vấn đề nào mà việc theo đuổi phát huy một hệ thống quốc tế dựa trên luật pháp lại phù hợp hơn so với việc định nghĩa bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Một lãnh thổ trên đất liền hoặc trên biển được thành lập và xác định rõ ràng là một điều kiện thiết yếu cho sự tồn tại của bất kỳ quốc gia dân tộc nào. Trong một cộng đồng thế giới nơi có tồn tại các lợi ích mang tính bổ sung cạnh tranh, một hệ thống quốc tế dựa trên luật pháp sẽ mang lại sự rõ ràng, dứt khoát và tính hợp pháp cho các yêu sách về lãnh thổ.

Ở đâu có tranh chấp, luật pháp sẽ là một công cụ hiệu quả giúp đạt được giải pháp hoà bình và công bằng.

Không phải đợi đến sự kiện Panganiban (Vành Khăn) năm 1995 thì Phi-lip-pin mới phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng biển Tây Phi-lip-pin, hay còn gọi là biển Nam Trung Hoa (SCS). Ví dụ như quyền sở hữu của chúng ta đối với Nhóm đảo Kalayaan (KIG) quyền tài phán hợp pháp của chúng ta trên biển đã bị một số nước tranh chấp, ngay cả khi chủ quyền và quyền tài phán của Phi-lip-pin đối với KIG có cơ sở vững chắc theo luật pháp quốc tế.

Do đó, cách tiếp cận dựa trên luật pháp sẽ cho chúng ta chìa khóa để đảm bảo yêu sách của chúng ta để thúc đẩy giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông đối với tất cả các bên.

Chắc chắn rằng đối với Phi-lip-pin, việc trước tiên phải dựa vào luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), hòn đá tảng chúng ta dựa vào để xác định bảo vệ lãnh thổ và các quyền liên quan đến biển ở Biển Đông. Chính nguyên tắc này những đòi hỏi của UNCLOS là các nguyên tắc điều tiết việc thông qua Luật Đường cơ sở Quần đảo của Phi-lip-pin (RA 9522) trong năm 2009.

Những nguyên tắc này cũng là cơ sở cho hai dự luật cốt lõi về xác định các vùng biển và tuyến đường hàng hải của chúng ta. Hai dự luật này được Tổng thống Benigno S. Aquino III coi là nhiệm vụ khẩn cẩn.

Luật pháp quốc tế cũng kim chỉ nam theo đó Phi-lip-pin quan hệ với các bên -  có yêu sách trực tiếp cũng như không yêu sách – nhằm hướng tới một giải pháp  hòa bình và công bằng cho các tranh chấp đồng thời bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông.

Cũng chính việc theo đuổi một hệ thống dựa trên luật pháp này là động cơ của việc thông qua Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về qui tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002.

Đoạn 5 của DOC quy định rằng “các Bên cam kết kiềm chế và không thực hiện những hành vi có thể làm phức tạp thêm hoặc làm tranh chấp leo thang và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định, bao gồm, trong số nhiều hành vi, các hành vi: kiềm chế đối với những hành vi chiếm đóng mới đối với những đá, bãi, đảo cạn, và những kết cấu khác và giải quyết bất đồng một cách xây dựng.” Cần lưu ý rằng chính quy định này đang bị vi phạm một cách trắng trợn.

Theo DOC, các Bên cũng khẳng định sự cần thiết phải có một Bộ Quy tắc ng xử mang tính ràng buộc (COC) nhất trí cùng hướng tới việc đạt được Bộ Quy tắc này. COC sẽ thể hiện một cách cụ thể mục tiêu chung của chúng ta đối với những hành động dựa trên luật pháp của tất cả các bên liên quan.

Để nhấn mạnh mục tiêu này, chúng tôi đề xuất một cơ chế nhằm giúp biến Biển Đông từ một khu vực tranh chấp thành một Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị, và Hợp tác (ZoPFF/C) bằng cách tách những điểm đảo có tranh chấp ra khỏi những vùng nước không có tranh chấp ở Biển Đông theo quy định của UNCLOS. Theo lời Tổng thống Aquino, ZoPFF/C là một phương thức để đảm bảo rằng "những gì của chúng ta của chúng ta, với những gì đang bị tranh chấp, chúng ta có thể cố gắng để tiến tới khai thác chung."

Ví dụ, Recto Bank (Reed Bank  - Bãi Cỏ rong) là một phần của thềm lục địa của bờ biển phía Tây Palawan của Phi-lip-pin. Nó cách bờ biển gần nhất của Palawan khoảng 85 hải lý và do đó hoàn toàn nằm gọn trong thềm lục địa 200 hải lý của quần đảo Phi-lip-pin theo UNCLOS. Ngược lại, cách bờ biển gần nhất của Trung Quốc khoảng 595 hải lý. Điều này có nghĩa rằng Phi-lip-pin có quyền chủ quyền rõ ràng đối với Recto Bank.

Vì Recto Bank của chúng ta, nên chỉ có thể được độc quyền khai thác bởi Phi-lip-pin. Tuy nhiên, Phi-lip-pin cũng có thể mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào để trợ giúp khai thác khu vực này theo quy định của pháp luật Phi-lip-pin.

Trái lại, những điểm đảo bị tranh chấp có thể được chuyển đổi thành một Khu vực Hợp tác Chung để cùng khai thác và thiết lập một khu bảo tồn biển nhằm bảo tồn đa dạng sinh học trong phạm vi ZoPFF/C.

Chúng tôi tin tưởng rằng ZoPFF/C là một đóng góp quan trọng để đảm bảo hòa bình, ổn định tiến bộ ở Biển Đông trong khuôn khổ pháp trị, rằng ý tưởng này đáng được các quốc gia có lợi ích ở Biển Đông xem xét một cách nghiêm túc thuận lợi.

Chính sách của Phi-lip-pin ở Biển Đông, cả trong việc bảo vệ lãnh thổ biển và đất liền của mình cũng như trong việc thúc đẩy giải quyết tranh chấp và cùng hợp tác ở những nơi có thể, được đặt trên nền tảng tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp quốc tế. Bởi luật pháp quốc tế cần phải được tôn trọng, nên Phi-lip-pin cần phải thực hiện đầy đủ nhất đòi hỏi này.

Chúng tôi cũng trông đợi không ít hơn như vậy từ các đối tác quốc tế của mình.

ZoPFF/C: Khái niệm cơ bản

Theo khái niệm về một Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác (ZoPFF/C), các quốc gia tuyên bố chủ quyền có thể gác sang bên các tranh chấp lãnh thổ bằng cách tách biệt các khu vực tranh chấp với những khu vực không bị tranh chấp hoặc không nên bị tranh chấp. Điều này có thể đạt được bằng cách: (1) thừa nhận sự khác biệt giữa bản chất và yêu sách chủ quyền đối với các vùng đất (đảo, đảo nhỏ) và đối với vùng biển (bao gồm cả các thềm lục đia); và (2) áp dụng những luật lệ và nguyên tắc cho từng khu vực theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS. Sau khi những đảo thuộc khu vực tranh chấp (bao gồm cả những vùng nước phụ cận) được tách khỏi các vùng biển còn lại ở Biển Đông, thì các hoạt động hợp tác phù hợp với từng khu vực có thể được triển khai.

Sau đó, các đảo tranh chấp có thể được khoanh lại bằng việc tách các đảo tranh chấp nêu trên (và các vùng nước phụ cận) ra khỏi những vùng nước còn lại của Biển Đông.

Từ đó, khu vực đã được khoanh vùng đó có thể được coi là Khu vực Hợp tác Chung để triển khai những hoạt động chung trong khuôn khổ DOC. Có thể quy định rằng khu vực được khoanh vùng là khu vực phi quân sự, và có thể thành lập một Ủy ban Hỗn hợp để cùng quản lý. Các hoạt động hợp tác cùng phát triển có thể bao gồm nghiên cứu khoa học biển, các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu và các dự án bảo tồn biển. Một Công viên Biển Hòa bình cũng có thể được thiết lập trong khu vực đã được khoanh lại.

Albert F. Del Rosario, Bộ trưởng Ngoại giao Philippin

Đọc bản gốc tiếng Anh "A RULES-BASED REGIME IN THE SOUTH CHINA SEA"

 

Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập NCBĐ.