24/01/2017
Tương lai thị trường năng lượng châu Á-Thái Bình Dương dựa vào việc hợp tác và hội nhập tốt hơn ở khu vực và các sáng kiến mới được đưa ra nhằm thúc đẩy chuyển đổi sang một loại năng lượng bền vững hơn.
Quỹ đạo năng lượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang có sự thay đổi mang tính bước ngoặt. Các giải pháp năng lượng vốn thúc đẩy tăng trưởng khu vực trong vài thập kỷ qua không còn phù hợp với nguyện vọng phát triển bền vững của các quốc gia. Trong quá trình chuyển sang kỷ nguyên mới của năng lượng bền vững, các nhà hoạch định chính sách trong khu vực sẽ phải đối mặt với các quyết định phức tạp như: cung ứng phải được đảm bảo, giá cả phải chăng và phải lấp đầy khoảng trống thiếu hụt năng lượng khiến nửa tỷ người ở khu vực vẫn chưa có điện... Đồng thời, việc giảm thiểu các tác động vận hành năng lượng và sử dụng ở địa phương sẽ rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề như ô nhiễm không khí ở khu vực đô thị và những hậu quả toàn cầu của khí thải nhà kính gây biến đổi khí hậu. Do đó, chỉ có thể thông qua hợp tác và hội nhập mới giúp khu vực châu Á-Thái Bình Dương chuyển đổi thành công sang năng lượng bền vững và đáp ứng tham vọng và mục tiêu của "Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030".
Thông qua chương trình nghị sự trên và Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, các quốc gia đã cam kết hướng tới một hỗn hợp năng lượng carbon thấp và đa dạng hơn. Mặc dù vậy, nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần quan trọng trong hỗn hợp năng lượng khu vực khi chiếm 3/4 trong sản xuất điện. Trừ khi các nước khu vực làm việc với nhau để thúc đẩy các chiến lược năng lượng bền vững, những phương pháp tiếp cận thông thường sẽ dẫn đến việc tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch và các tác động liên quan. Trong khi một số quốc gia thiếu hụt năng lượng làm hạn chế khả năng phát triển kinh tế-xã hội, thì những nước khác lại dư thừa năng lượng, chẳng hạn như thủy điện và khí đốt tự nhiên. Việc buôn bán các nguồn tài nguyên này thông qua mạng lưới điện xuyên biên giới, thu hút năng lượng tái tạo khi có thể, cũng như cơ sở hạ tầng đường ống dẫn khí, có thể giúp mở ra những cơ hội to lớn cho tăng trưởng kinh tế và loại bỏ carbon.
Trong khi đó, việc phục hưng công nghệ năng lượng được tiến hành ở một số nước đang đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi. Công nghệ mới đã góp phần giảm chi phí của năng lượng sạch và năng lượng tái tạo. Các mạng lưới điện thông minh và xe điện đang nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần. Kể từ năm 2010, chi phí sản xuất năng lượng mặt trời đã giảm đến 58%, còn chi phí của năng lượng gió giảm 1/3. Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IREA) dự kiến cắt giảm chi phí 59% năng lượng mặt trời và 12% năng lượng điện gió trong vòng 10 năm tới, thấp hơn chi phí điện nhiên liệu hóa thạch ở hầu hết các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài ra, những tiến bộ trong công nghệ truyền tải điện cho phép kết nối các khu vực giàu tài nguyên năng lượng tái tạo như Sa mạc Gobi ở Mông Cổ, Trung Á và vùng Viễn Đông của Nga. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã nổi lên như một phòng vận hành năng lượng sạch, một trung tâm sản xuất công nghệ năng lượng tái tạo và là khu vực hàng đầu cho việc triển khai công nghệ này, với khoản đầu tư 160 tỷ USD vào năng lượng tái tạo trong năm 2015.
Công nghệ năng lượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Hiệu quả năng lượng tốt hơn sẽ là thước đo chính trong việc đánh giá sử dụng năng lượng và tăng trưởng GDP ở nhiều nền kinh tế. Với 15% điện của thế giới được tiêu thụ bởi ánh sáng, công nghệ chiếu sáng đèn LED sẽ giúp tiết kiệm đáng kể. Các công nghệ lưu trữ năng lượng cho các phương tiện và các ứng dụng năng lượng cũng đã có bước nhảy vọt, tạo sự linh hoạt trong việc sử dụng năng lượng và cân bằng nguồn điện từ năng lượng tái tạo. Ở đây một lần nữa, hợp tác khu vực, chuyển giao công nghệ và hợp tác Nam-Nam sẽ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi này.
Mặc dù có những tiến triển đáng khích lệ, nhưng sự thành công của quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ đòi hỏi cam kết bền vững ở cấp quốc gia và khu vực thông qua các chính sách tốt hơn, các ưu đãi và phân bổ nguồn đầu tư. Sức ì của ngành năng lượng hiện tại là đáng kể với các tài sản cũ kỹ và các thỏa thuận thể chế không còn phù hợp. Hợp tác khu vực, thông qua chia sẻ kinh nghiệm về chính sách, xây dựng năng lực và huy động tài chính có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nước thực hiện cải cách ngành năng lượng của mình và nắm bắt nhiều lợi ích.
Tầm quan trọng của hợp tác năng lượng khu vực là điều hiển nhiên trong bối cảnh có nhiều thách thức như cải thiện an ninh năng lượng khu vực, quản lý ô nhiễm không khí và thiết lập cơ sở hạ tầng năng lượng xuyên biên giới. Các nước ASEAN, Nam Á và Trung Á cũng như Trung Quốc, Nga và Mông Cổ đã ủng hộ kết nối năng lượng xuyên biên giới. Các sáng kiến như Dự án Thương mại và Truyền tải điện Trung-Nam Á (CASA 1000) và Lưới điện ASEAN sẽ cho phép năng lượng carbon thấp từ khí đốt, thủy điện, năng lượng mặt trời và năng lượng gió được buôn bán qua biên giới. Đối thoại khu vực dài hạn là cần thiết để thúc đẩy hơn nữa các sáng kiến nhạy cảm và phức tạp này.
Hợp tác năng lượng khu vực và sự hỗ trợ của các quốc gia thành viên là rất cần thiết. Đây cũng là lý do dẫn đến việc thành lập một Ủy bản liên chính phủ về năng lượng lần đầu tiên của khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngay trong tháng 1/2017. Thông qua Ủy ban này, các nước sẽ giúp đưa ra những giải pháp năng lượng quan trọng cho khu vực như thúc đẩy sự hấp dẫn của năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng, thiết lập kết nối năng lượng xuyên biên giới, tăng cường các biện pháp an ninh năng lượng và cung cấp tiếp cận năng lượng hiện đại trong khu vực để đảm bảo một tương lai năng lượng bền vững cho tất cả các nước.
Tác giả Shamshad Akhtar là Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc đồng thời là Thư ký điều hành Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP). Bài viết đăng trên “Ipsnews” (ngày 20/1).
Mỹ Anh (gt)
Mọi thứ cuối cùng cũng phải kết thúc. Nhưng bây giờ chúng ta đang ở giai đoạn khởi đầu của kết thúc, hay chỉ là kết thúc của bắt đầu? Không ai thực sự biết. Trong lịch sử, đại dịch đã gây ra những hệ lụy đáng kể về kinh tế, chính trị và địa chính trị.
Hội nghị Ngoại trưởng đặc biệt ASEAN-Trung Quốc về dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) có thể đánh dấu bước khởi đầu của Trung Quốc trong việc hỗ trợ chuyên môn cho các quốc gia khác chống lại dịch bệnh này.
Con đường tơ lụa kỹ thuật số cho thấy nỗ lực của Trung Quốc với mục tiêu trở thành một siêu cường công nghệ và thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi hơn các tiêu chuẩn và quy định của mình trong lĩnh vực mạng.
Con đường tơ lụa kỹ thuật số cho thấy nỗ lực của Trung Quốc với mục tiêu trở thành một siêu cường công nghệ và thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi hơn các tiêu chuẩn và quy định của mình trong lĩnh vực mạng.
Khi căng thẳng giữa Mỹ và Iran trở nên sâu sắc hơn, các nước nhập khẩu dầu hàng đầu ở châu Á quan sát một cách thận trọng.
Bài viết tập hợp quan điểm của các học giả thuộc 3 trung tâm nghiên cứu khác nhau nhằm xem xét một số vấn đề cấp bách nhất xung quanh BRI. Mục đích là làm sáng tỏ những quan điểm khác nhau và xác định các lĩnh vực đồng thuận và bất đồng về các vấn đề chính xung quanh BRI.