Một loạt các cuộc họp cấp bộ trưởng của ASEAN trong diễn đàn ARF tại Bali, In-đô-nê-xia đã diễn ra từ 16-23/7 nhằm thảo luận về sự phát triển tương lai của cơ chế ARF, khuôn khổ hợp tác khu vực và các vấn đề khu vực, quốc tế có liên quan.

 

Khi xem xét những phát biểu của NT Mỹ Hillary Clinton tại Thượng đỉnh ASEAN 2010 tại Hà Nội, theo đó Biển Nam Trung Hoa thuộc lợi ích quốc gia của Mỹ, các phương tiện truyền thông quốc tế đều dự đoán những cuộc họp vừa qua tại ARF sẽ là “cuộc chiến ngôn ngữ”, TQ sẽ bị bao vây và cuộc gặp thậm chí sẽ làm xấu hơn quan hệ Trung – Mỹ. Diễn đàn này được xem như lăng kính để quan sát thực trạng quan hệ Mỹ - Trung và bối cảnh địa chính trị tương lai Đông Á.

 

Với những nỗ lực của TQ và hầu hết các nước ASEAN, TQ và ASEAN đã đạt được thỏa thuận về định hướng thực hiện DOC mặc cho nỗ lực của một số nước nhằm làm chệch hướng mục tiêu này và thổi phồng những tranh chấp song phương tại ARF. Thỏa thuận này có lẽ đã không thể đạt được nếu không có những nỗ lực ngoại giao của TQ và niềm tin của ngày càng nhiều nước Đông Nam Á về một châu Á đang nổi lên cần sự hợp tác để duy trì hòa bình và ổn định.

ARF là khuôn khổ để các nước có liên quan củng cố niềm tin và tăng cường hợp tác. Vì vậy, bảo đảm các thảo luận phù hợp với mục tiêu và ngăn chặn những vấn đề không liên quan thống trị hoặc bất ngờ bị đưa vào chương trình nghị sự là phù hợp với lợi ích của tất cả các bên. TQ đã tỏ rõ thiện chí và sự chân thành nhất trong việc thúc đẩy tin tưởng lẫn nhau và hợp tác khu vực và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của diễn đàn.

Thành công của các cuộc họp phản ánh 3 thực tế:

(1) Đối với ASEAN, TQ là đối tác chứ không phải là mối đe dọa. Việc đem lại hòa bình, ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân là trách nhiệm của 27 thành viên ARF. Trong hơn 3 thập kỷ qua, TQ luôn đóng góp quan trọng vào hòa bình, ổn định và phát triển khu vực. TQ sẽ kiên định đi theo con đường phát triển hòa bình và chiến lược mở cửa để cùng thắng, đồng thời sẽ kiên trì chính sách láng giềng tốt, hợp tác với tất cả các nước châu Á – TBD nhằm xây dựng môi trường khu vực hài hòa, hòa bình lâu dài và thịnh vượng chung.

(2) Việc tích cực thúc đẩy và bồi đắp quan hệ Mỹ - Trung vì lợi ích hai bên và sự kỳ vọng của cộng đồng quốc tế và cạnh tranh chiến lược lành mạnh Mỹ - Trung là đúng hướng. Tháng 1/2011, Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào đã thăm chính thức Mỹ thành công, đạt được đồng thuận lớn với Tổng thống Mỹ Obama trong việc đề xuất những định hướng chính cho quan hệ song phương hai nước.

Trong suốt ARF, NT Mỹ Hillary Clinton đã ca ngợi TQ và ASEAN vì sự hợp tác chặt chẽ và cho biết Mỹ hoàn toàn hiểu những phức tạp trong tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa và không có quan điểm về vấn đề này. Điều đó đã cho thấy cả Bắc Kinh và Washington có thể tránh hiểu lầm tại khu vực.

 

(3) TQ và ASEAN có nhiều lợi ích chung hơn khác biệt. Hợp tác giữa TQ và ASEAN vẫn phát triển lành mạnh. Năm nay đánh dấu 20 năm thiết lập cơ chế đối thoại giữa TQ và ASEAN. Trong 5 tháng đầu năm 2011, thương mại song phương đã tăng 26% đạt 140,8 tỷ USD. Năm 2010, TQ đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN và đến tháng 4/2011, ASEAN đã thay thế NB trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của TQ.

 

Theo nguyên tắc hợp tác và phát triển chung, tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa cần được giải quyết hòa bình thông qua đàm phán hữu nghị giữa các bên có liên quan.

 

Trong nhiều thập kỷ qua, khu vực châu Á – TBD đã duy trì hòa bình, ổn định và sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, trở thành động lực quan trọng  đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Hợp tác khu vực đã phát triển mạnh mẽ, với các cơ chế khu vực như ASEAN, 10+1, 10+3, Thượng đỉnh Đông Á, ARF và APEC đang ngày càng có nhiều tiến bộ vững chắc và ngày càng được phát triển. Mặc dù vẫn còn nhiều nhân tố bất ổn như tranh chấp lãnh thổ, các đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, nhưng để giải quyết các khác biệt thông qua đối thoại, đàm phán và ứng phó với các thách thức chung thông qua hợp tác cần có sự đồng thuận giữa các quốc gia trong khu vực. Nền hòa bình và ổn định mà phải rất khó khăn mới đạt được của khu vực là kết quả của nỗ lực chân thành của tất cả các bên liên quan./.

 


Vân Anh (gt)