Việt Nam ở chỗ nào: một giải đất hình chữ S bên bờ Biển Đông

Nói tới Việt Nam đã có ngưòi miêu tả: đó là phong cảnh sông Mêkong dưới  ngòi bút của Durack, hay là anh đạp xe ba bánh ồn ào trong bộ phim của Trần Anh Hùng? Hay là những chiến sĩ ẩn nấp trong rừng sâu của một bộ phim Mỹ, hay là một nước cộng sản chủ nghĩa đóng cửa. Dường như đều  như vậy, nhưng dưòng như đều không phải như vậy.

Một nước nhỏ ở vùng á nhiệt đới, một sợi chỉ trên bờ Biển Đông. Việt Nam ở vào phần đông bán đảo Trung Nam, sông Hồng và sông Mêkong chảy qua Việt Nam rồi ra biển, lưu vực của hai con sông lớn đó hình thành vung đồng bằng phì nhiêu sông Hồng và sông Mêkong. Việt Nam có điều kiện sinh tồn lục địa ưu việt, văn minh lúa nước tương đối phát triển trong lịch sử. Đồng thời do mặt đông nam của Việt Nam giáp với biển, phía tây nam có nhiều vịnh, bờ biển dài tới 3260 km, cho nên trong lịch sử phát triển của mình đã có tiếp xúc và nhận thức về biển tưong đối sớm, nên đã từng buớc phát triển văn minh biển ở trình độ nhất định. Vùng ven biển đã dần hình thành vùng phát triển nhanh nhất và giầu có nhất của Việt Nam. Hiện nay Việt Nam có 26 tỉnh và 61 thành phố lớn và vừa nằm trong vùng ven biển. Dân số vùng ven biển chiếm tới hơn một nửa dân số cả nước. Chử Hạo cho rằng, chính là do hoàn cảnh địa lý đặc biệt đó, đã làm cho tính cách ngưòi Việt không chỉ có đặc trưng cần lao, có tài của văn minh lúa nước mà còn có cả nhân tố cởi mở, hướng ngoại, và giầu tính mạo hiểm v.v. của văn minh hải dương, và chính hoàn cảnh địa lý đó đã ban cho Việt Nam ý thức nguy cơ sâu xa. Đất nước Việt Nam dài và hẹp hình chữ S, từ huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang vùng phía bắc nhất của Việt Nam đến mũi Cà Mâu vùng phía nam nhất, dài khoảng 1640 km, từ Móng Cái tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Lai Châu rộng khoảng 600 km, vùng hẹp nhất Việt Nam là từ thành phố Đồng Hới Quảng Bình tới biên giới Lào Việt chỉ rộng có 48 km, đặc điểm địa lý này khiến Việt Nam một khi có chiến tranh rất dễ bi chém ngang lưng.

Chử Hạo nhấn mạnh chính vì thế mà trong tính cách người Việt Nam có ý thức nguy cơ sâu xa và sự nhạy cảm cực độ đối với an ninh của quốc gia. Phản ứng vào trong chính sách nhà nước, Việt Nam không chỉ coi trọng hướng ra biển, đề xuất yêu cầu chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa mà còn ra sức mở rộng tung thâm (chiều sâu – BBT) chiến lược của  nước mình trên lục địa, Việc Việt Nam đưa quân vào Cămpuchia những năm 70 thế kỷ truớc và hiện nay vẫn không ngừng mở rộng ảnh hưỏng tại Lào và Cămpuchia là một chứng minh.

Văn hoá Hán bắt rễ sâu vào xã hội Việt Nam.

Mặc dù đã có lúc có khi chiụ ảnh hưởng của một số nền văn hoá khác nhưng Trung Quốc là nước có ảnh hưỏng lớn nhất tới xã hội Việt Nam, có ngưòi nói là cắt không đứt, vò không rối.

Việt Nam có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 89% trong số hơn 86 triệu dân số. Do bị điều kiện vật chất và phưong thức sinh hoạt kiềm chế, cho nên trong lịch sử dân tộc Kinh chưa hình thành được hệ thống tư tuởng lý luận của mình. Bắt đầu từ thời Tần, Hán văn hoá nhà Nho và chữ Hán bắt đầu truyền vào Việt Nam. Sau đó, văn hoá Hán  được truyền bá rộng rãi tại Việt Nam và có ảnh hưỏng tuơng đối lớn với dân tộc Kinh. Sau khi Pháp xâm lựoc Việt Nam đạo Thiên chúa và văn hoá phưong tây truyền vào Việt Nam, ảnh  hưởng của  văn hoá Hán bị suy yếu nhất định, tuy vậy văn hoá nhà Nho đã bắt rễ sâu vào đời sống xã hội Việt Nam.

Đến nay Việt Nam vẫn bảo lưu đựoc các đặc trưng văn hoá Hán một cách rõ ràng. Việt Nam vẫn co tết âm lịch, tết trung thu v.v.. là các ngày lễ truyền thống, vô cùng kính trọng Khổng Tử.. trong ngôn ngữ Việt Nam có nhiều từ phát âm giống như tiếng Quảng Đông Trung Quốc…

Tuy nhiên ảnh hưỏng của Trung Quốc có một số mặt đang bị suy yếu, ngưòi Việt Nam chê hàng Trung Quốc hình thức đẹp nhưng không bền, coi hàng giả Trung Quốc là một nguy cơ, đặc biệt là địa vị chữ Hán ở Việt Nam đang bị hạ thấp…

Mặc dù vậy, bất kỳ một ngưòi Việt Nam nào cho dù họ phản đối văn hoá nhà Nho đến đâu, nhưng họ đều không thoát khỏi ảnh hưỏng của nền văn hoá đó(ý của một nhà văn hoá Việt)

Sinh tồn giữa  kìm kẹp của một số nước lớn

Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Nhật đều lúc ẩn lúc hiện có mặt ở Việt Nam. Việt Nam là mặt trận đầu cầu của cả chiến tranh lạnh và chiến tranh nóng.

Chử Hạo cho rằng lịch sử trưỏng thành của Việt Nam cận đại là một bộ sử chiến tranh. Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của Việt Nam là giành độc lập, là chống xâm lược, nên một là nghèo hai là không có gì.

Hiện nay Việt Nam đối với Trung Quốc: mâu thuẫn giữa yêu và ghét đan xen

Việt Nam nằm trong bản đồ Trung Quốc hơn 1000 năm mãi đến năm 968 sau công nguyên Việt Nam mới độc lập nhưng vẫn là nước phiên thuộc của Trung Quốc. Năm 1885 Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp và đến lúc đó mới kết thúc lịch sử gần 1000 năm là nước phiên thuộc của Trung Quốc. Chử Hạo cho rằng chính 1000 năm “phụ thuộc” đó đã tạo nên tâm lý phức tạp đối với Trung Quốc của ngưòi Việt Nam; vừa có sự đồng thuận và khâm phục ngưòi láng giềng hùng mạnh Trung Quốc; vừa có sự tự ti và không biết làm thế nào giữa khoảng cách phát triển Trung Việt; vừa có khát vọng học tập kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc; vừa bảo vệ nền độc lập quốc gia và tạo dựng tinh thần dân tộc, chống đối và cảnh giác với mọi tiềm ẩn Trung Quốc.

Tâm lý mâu thuẫn với Trung Quốc đã trở thành một đặc trưng nổi bật của người Việt Nam và mặc nhiên trở thành một phần tích cách của quốc gia này. Cuộc chiến tranh năm 1979 càng làm gay gắt hơn sự bất tín nhiệm của Việt Nam đối với Trung Quốc . “Sợ” và “Ghét” hiện chiếm thượng phong trong tâm lý dân tộc Việt Nam đối với Trung Quốc.

Bản gốc tiếng Trung “专家看越南:从越南国家性格看中越南海争

                                                   Dương Danh Dy(gt)