Trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc năm 2011, vấn đề Trường Sa đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế. Trong số các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, Việt Nam là một quốc gia có phản ứng nổi bật nhất. Rõ ràng, tranh chấp Trường Sa đã đưa tới những vấn đề khó khăn cho việc duy trì ổn định quan hệ Trung-Việt. Khi quan hệ Trung-Việt đứng trước những vấn đề khó khăn, đảng và chính phủ Trung Quốc luôn tích cực tìm kiếm ổn định quan hệ Trung-Việt. Trong bối cảnh này, nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 11-15/10/2011. Kết quả của chuyến thăm lần này đã được tập trung thể hiện trong “Tuyên bố chung Trung-Việt” được lãnh đạo hai nước ký kết ngày 15/11. 

Tuyên bố chung đã phản ánh ý chí chính trị mạnh mẽ của hai nước trong việc duy trì ổn định tổng thể quan hệ Trung-Việt, đồng thời đã đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm ổn định và thúc đẩy quan hệ hai nước, trong đó hai bên đạt được sự nhất trí quan trọng trong vấn đề trên biển. Hai bên nhấn mạnh thông qua nguyện vọng và quyết tâm chính trị tiến hành hiệp thương và đàm phán hữu nghị giải quyết tranh chấp, duy trì hoà bình và ổn định Biển Đông. Lãnh đạo hai đảng, hai nước sẽ duy trì khai thông và đối thoại mang tính thường xuyên vấn đề trên biển, kịp thời chỉ đạo xử lý và giải quyết ổn thoả các vấn đề trên biển từ tầm cao chính trị và chiến lược. Hai bên đồng ý trước khi giải quyết triệt để vấn đề tranh chấp trên biển, cùng nhau bảo vệ hoà bình, ổn định Biển Đông, giữ bình tĩnh và kiềm chế, không áp dụng các hành động làm phức tạp hoá, mở rộng hoá tranh chấp. Không để bất cứ thế lực thù địch nào phá hoại quan hệ hai đảng, hai nước, đồng thời căn cứ thái độ mang tính xây dựng để xử lý các vấn đề xuất hiện, không làm ảnh hưởng đến quan hệ hai đảng, hai nước và hoà bình, ổn định tại Biển Đông. Mấu chốt của nhận thức chung này có hai điểm: một là đàm phán giải quyết vấn đề, hai là tránh bên thứ ba can dự. 

Chính phủ Trung Quốc, các phương tiện truyền thông chủ lưu và một bộ phận dư luận quốc tế đã không nghi ngờ về “Tuyên bố chung Trung-Việt”, Nhưng ngay ngày hôm sau ra Tuyên bố chung, Việt Nam lại ký với Ấn Độ hiệp định cùng khai thác dầu mỏ tại Biển Đông, sự thật này đã cho thấy tính chất phức tạp của quan hệ quốc tế châu Á, chính sách ngoại giao của Việt Nam, quan hệ Trung-Việt và tương lai vấn đề Biển Đông. Trung Quốc có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý đối với chủ quyền quần đảo Nam Sa. Trường Sa, trong một thời gian dài sau chiến tranh hoàn toàn không tồn tại “vấn đề Biển Đông”. Khi đó, thực thi chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa không chỉ nhận được sự thừa nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế, các quốc gia xung quanh cũng không đưa ra bất cứ kháng nghị nào. Năm 1968, Cơ quan tài nguyên của Liên Hiệp Quốc công bố một bản báo cáo cho rằng khu vực Biển Đông có nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú, được coi là “Vịnh Péc-xích thứ hai” của thế giới. Năm 1969, một đoàn khảo sát do các nhà khoa học Mỹ hợp thành đã tiến hành chứng thực báo cáo trên. Sau những thông tin như vậy, các quốc gia xung quanh Biển Đông lần lượt đưa ra đòi hỏi chủ quyền đối với các hòn đảo tại Biển Đông, đồng thời áp dụng các hành động chiếm đóng thực tế các đảo và khai thác tài nguyên, từ đó tạo ra tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Vì vậy, tranh chấp Biển Đông là một vấn đề mới xuất hiện trong thập niên 60, 70 thế kỷ 20. Trải qua mấy chục năm phát triển, tính chất vấn đề Biển Đông diễn biến ngày càng phức tạp, trở thành một vấn đề tập trung các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, tài nguyên biển, tự do hàng hải và chiến lược đối ngoại. 

Đứng trước cục diện khó khăn của vấn đề Biển Đông, Đặng Tiểu Bình đề xuất ý tưởng “chủ quyền thuộc về ta, gác tranh chấp, cùng khai thác”, đã trở thành phương châm nhất quán của Trung Quốc trong việc xử lý vấn đề Biển Đông. Trên cơ sở đó, Chính phủ Trung Quốc chủ trương thông qua phương thức đàm phán và hiệp thương hoà bình giải quyết tranh chấp lãnh thổ tại khu vực Biển Đông. Trong thực tiễn ngoại giao, những năm gần đây, Trung Quốc đã tiến hành đàm phán nhiều lần với các nước liên quan xung quanh vấn đề Biển Đông, các cơ chế đàm phán song phương Trung Quốc-Philíppin, Trung Quốc-Việt Nam đã được hình thành; trong đối thoại Trung Quốc-ASEAN, vấn đề Biển Đôngcũng trở thành chương trình nghị sự quan trọng trong thảo luận song phương. 

Nhìn chung, hiệu quả chủ trương chính sách và thực tiễn ngoại giao của Trung Quốc không rõ ràng, vấn đề Biển Đông không có xu hướng được giải quyết mà từng bước leo thang. Gần đây, các quốc gia xung quanh mạnh mẽ tuyên bố có chủ quyền tại Biển Đông, đồng thời tích cực lôi kéo các thế lực quốc tế như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… can dự vào vấn đề này. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc ngày càng lún sâu vào cục diện bị động về chiến lược. Trung Quốc cần phải làm gì để phá vỡ cục diện khó khăn hiện nay trong vấn đề Biển Đông? Tác giả cho rằng Trung Quốc cần một lần nữa nắm chắc đại cục chiến lược với cân bằng lợi ích cụ thể. Bên cạnh việc duy trì phương hướng chiến lược phát triển hoà bình, Trung Quốc cần phải chủ động hơn, kiên quyết hơn trong việc bảo vệ lợi ích cụ thể. 

  Theo Mạng “Bình luận Hòa Tấn” (ngày 13/11)

Vũ Hiền (gt)