Theo Phóng viên quan sát thấy, tối ngày 7/4, có 2 tầu cá nước ngoài đang lái tiến về hướng tầu 311 chỉ cách 2 hải lý. Để bảo đảm an toàn, thuyền viên trên tầu đã phải bật đèn cảnh cáo để tầu nước ngoài rời đi; ngày 8/4, xung quanh đội tầu tuần tra xuất hiện khoảng 20 tầu cá nước ngoài đang tác nghiệp và có xu hướng dần tập trung lại với nhau, tiến rất gần tầu 202, khoảng cách chỉ khoảng 200m. Để tránh sự cố va chạm do khoảng cách quá gần, tầu 202 đã phải kéo còi và bật đèn cảnh cáo, sau đó chủ động tránh đi. Sau khi đội tầu tuần tra bảo vệ tầu cá đi vào ngư trường khu vực Tây Nam Nam Sa (Trường Sa), các tầu cá của TQ bắt đầu tách rời ra xa tiến hành tác nghiệp. Thuyền trưởng tầu cá (Bắc Ngư 60009) Trần Cường cho biết, trước đây do lo ngại nước ngoài bắt giữ vô lý phải co cụm lại đánh bắt theo nhóm nên thu hoạch giảm đi. Sau khi có đội tầu tuần tra bảo vệ tầu cá, họ mới bắt đầu đến vùng biển xa hơn, có nhiều tài nguyên hơn để tự do đánh bắt, các tầu cá TQ bám xung quanh đội tầu tuần tra ngày càng ít đi.

Theo Thuyền trưởng tầu 311 Lâm Cát cho biết, tầu cá thường thấy nơi nào có nhiều cá thì đi nơi đó, xung quanh các tầu lớn thường không có nhiều cá. Việc xuất hiện nhiều tầu cá xung quanh đội tầu tuần tra là không bình thường. Hiện tầu 311 vẫn neo đậu trên biển nên sẽ không ảnh hưởng đến vấn đề an toàn. Tuy nhiên, nếu tiến quá gần sẽ cảnh báo đối phương phải cẩn thận, nhất là buổi tối.

Tổng chỉ huy đội tầu tuần tra bảo vệ tầu cá Ngư chính TQ Lưu Thiêm Vinh cho rằng, TQ chủ trương gác tranh chấp, cùng khai thác ở vùng biển Nam Sa (Trường Sa), cho phép các nước xung quanh cùng khai thác tài nguyên cá ở vùng biển Nam Sa (Trường Sa). Nhiệm vụ chính của đội tầu tuần tra lần này là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngư dân TQ khi tiến hành sản xuất bình thường tại khu vực Nam Sa (Trường Sa). Đội tầu tuần tra sẽ không ngăn cản tầu cá nước ngoài tiến hành sản xuất bình thường ở đây, nhưng việc tầu cá nước ngoài tăng nhiều bất thường buộc Ban chỉ huy đội tầu tiến hành họp để nghiên cứu tình hình.