Trong tranh chấp tại đảo Hoàng Nham, đâu là giới hạn cuối cùng của Trung Quốc và điều này trước hết phụ thuộc vào bản chất của tranh chấp? Các học giả đều ghi nhận rằng chủ quyền của Trung Quốc tại đảo Hoàng Nham có cả căn cứ lịch sử và pháp lý vững chắc. Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, chiếm đóng và thực hiện quyền tài phán đối với hòn đảo này. Chủ quyền của Trung Quốc đối với đảo này đã được công nhận bởi hệ thống Yalta, vốn được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Ngược lại, tuyên bố chủ quyền của Philippines đối với đảo Hoàng Nham là hoàn toàn không vững chắc. Philippines tuyên bố chủ quyền đối với một số hòn đảo tại Biển Đông chỉ dựa vào một phần trong Công ước Luật Biển Quốc tế của Liên Hiệp Quốc trong đó xác định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa.

Tuy nhiên, một số học giả đã lưu ý mặc dầu vùng đặc quyền kinh tế EEZ mở rộng trong khoảng cách 200 hải lý so với đường cơ sở biển theo luật biển ngoại lệ nếu luật này diễn ra khi EEZ xâm lấn hoặc chồng lấn vào lãnh thổ nước khác. Hơn nữa, đáng chú ý là luật biển cũng có hiệu lực pháp lý thấp hơn so với quyền lịch sử và nguyên tắc của luật hiện hành. Không giống như việc mở rộng sức mạnh, bảo vệ quyền chủ quyền liên quan tới nguyên tắc và lợi ích sống còn của một quốc gia và điều này hoàn toàn là tự nhiên khi một quốc gia có chủ quyền bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Một số chuyên gia lo ngại rằng quan điểm cứng rắn của Trung Quốc trên biển Đông có thể ảnh hưởng tới sự trỗi dậy hòa bình và phá hoại nền hòa bình tại vùng biển này. Những lo lắng như vậy hoàn toàn không cần thiết bởi hòa bình có thể đạt được bất chấp tính phức tạp của tranh chấp. Câu hỏi duy nhất là: chúng ta muốn loại hòa bình nào? Nếu các nước láng giềng không chơi theo luật hoặc không tỏ đủ sự tôn trọng cần thiết đối với quyền chủ quyền của Trung Quốc thì hòa bình đạt được chỉ là sự hy sinh lợi ích đơn phương của Trung Quốc và hòa bình không công bằng như vậy sẽ không tồn tại lâu. Ngạn ngữ cổ có câu “Hàng rào tốt tạo láng giềng tốt”. Chỉ bằng các biện pháp cứng rắn sẽ dạy cho những kẻ xâm chiếm, xâm phạm quyền chủ quyền Trung Quốc chơi theo luật và khiến Biển Đông thực sự thành vùng biển hòa bình.

Theo Peopledaily (ngày 2/5)

Lê Sơn (gt)