Nhật báo The Philippines Star ngày 13/5 trích dẫn AFP đưa tin Trung Quốc hiện đang diễn tập quân sự và huấn luyện trực thăng của nước này tại hải phận quốc tế tiếp giáp với đảo Luzon và Đài Loan.

Đại tá Arnulfo Marcelo Burgos, NFN quân đội PLP, cho biết “Diễn tập hải quân trong các vùng biển quốc tế là quyền của quân đội bất cứ quốc gia nào. Không có ảnh hưởng gì đến chúng tôi miễn là TQ không tập trận trong lãnh hải của chúng tôi. Chúng tôi không thấy có vấn đề gì cả”. Theo lời ông Burgos, cũng giống như quân đội PLP, quân đội TQ cũng phải thường xuyên rèn luyện và cải thiện khả năng phối hợp tác chiến và đó là hoạt động bình thường của bất kỳ quân đội nào trên thế giới.

Tuy nhiên, các quan chức an ninh của PLP cũng như của Nhật Bản và ĐL đang theo dõi chặt chẽ việc dàn quân của hạm đội TQ.

Mặc dù cuộc tập trận này của hải quân TQ không đe dọa trực tiếp đến an ninh ĐL, nhưng nó được cho là có vai trò quan trọng trong các chiến dịch quân sự của TQ tấn công PLP và Việt Nam trên Biển Đông vào bất cứ lúc nào.

CCTV (TQ) đưa tin ngày 11/5, PLP kích động tinh thần người dân, khuyến khích người dân trong nước và kiều dân ở nước ngoài tổ chức biểu tình chống TQ. Theo CCTV, mỗi người dân PLP đi biểu tình phản đối TQ được chính phủ PLP phát cho 300 peso. Còn Phó NFN của TTh PLP Walter ngày 10/5 cho biết hoạt động biểu tình là do người dân PLP tự phát triển khai, chính phủ PLP không xúi giục người dân.

Ngày 12/5 đã diễn ra biểu tình của kiều dân PLP tại Mỹ, Hongkong, Canada, Australia, Thailand, Nam Phi, Đức và Arab để phản đối hành động của TQ. Ngày 12/5, NT/PLP thông báo với giới truyền thông rằng TQ và PLP đã bắt đầu nối lại đối thoại ngoại giao về vấn đề Scarborough, tuy nhiên cho dù đối thoại có đạt kết quả gì thì cũng chỉ là một thỏa thuận mang tính chất tạm thời chứ không phải là cách giải quyết tranh chấp cuối cùng, PLP vẫn muốn tìm kiếm một biện pháp giải quyết toàn diện.

Tại Bắc Kinh, NFN/BNG/TQ Hồng Lỗi cho biết PLP kích động dân chúng tiến hành biểu tình nhằm vào TQ là hành động sai lầm làm phức tạp và mở rộng vụ việc, mong PLP áp dụng hành động thực tế, thiết thực tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của TQ, không áp dụng bất cứ hành động nào làm leo thang tình hình. TQ quan tâm môi trường an ninh đối với công dân TQ tại PLP, yêu cầu PLP áp dụng biện pháp hữu hiệu, thiết thực giữ gìn an toàn và quyền lợi hợp pháp của công dân và cơ quan TQ tại PLP.

Cũng trong ngày 11/5, TQ đã bác bỏ tin nói quân đội của họ đang chuẩn bị một cuộc chiến trong khi có căng thẳng liên quan tới tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Trước đó, tin tức nói rằng Quân khu Quảng Châu, hạm đội Biển Đông và các đơn vị khác đã được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Các nhà phân tích gia cho biết chính phủ trung ương có thể thấy có cơ hội để chuyển hướng sự chú ý ra khỏi các vấn đề nội bộ của TQ. Tuy nhiên, không rõ chủ định của họ là gì và những lợi ích có tính cạnh tranh của các cơ quan hàng hải và của quân đội cũng có nghĩa khó có thể đoán được TQ sẽ làm gì tiếp theo?

Trong một diễn biến liên quan, Bộ Nông nghiệp TQ cho biết từ ngày 16/5 sẽ bắt đầu vào kỳ nghỉ đánh bắt cá tại một số vùng biển tại Biển Đông, bao gồm vùng biển đảo Scarborough, các tàu cá của TQ đều bị cấm đến khu vực này đánh bắt cá.

Ngày 12/5, phát biểu trong chuyến thăm TQ, NT Australia Bob Carr đã kêu gọi các nước trong khu vực hãy giải quyết các tuyên bố chủ quyền của mình thông qua luật pháp quốc tế.

Trước đó, ngày 11/5, BTNG Ấn Độ đã cho biết lập trường của ẤĐ trước cuộc xung đột lãnh thổ giữa TQ và PLP tại Biển Đông, kêu gọi hai bên kiềm chế và giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng con đường ngoại giao. Còn NFN/BNG ẤĐ nói “Duy trì hoà bình và an ninh trong khu vực là lợi ích sống còn đối với cộng đồng quốc tế. ẤĐ thúc giục hai nước thể hiện sự kiềm chế và giải quyết vấn đề theo con đường ngoại giao, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. Theo các nhà phân tích, Trong bối cảnh này, lập trường của ẤĐ là hết sức ý nghĩa. Mâu thuẫn TQ - ẤĐ ngày càng nổi rõ. Trong đó, cả hai bên còn rất nhiều vấn đề tranh cãi trong quan hệ chưa được tháo gỡ, nhưng đều cố dùng mọi cách để tránh đối đầu trực tiếp, phô trương lòng trung thành với cam kết hợp tác và thân thiện. Tuy nhiên, mâu thuẫn vẫn không triệt tiêu, mà chuyển tới những "vùng sâu vùng xa" và bộc lộ ở đó với tất cả sức mạnh. Cần tính rằng khoảng cách tiềm năng kinh tế và quân sự của TQ và ẤĐ là rất lớn, khiến cho hiện nay không ai nói về sự đồng đẳng hay cân bằng và trong tương lai ẤĐ cũng sẽ tiếp tục chủ động biểu thị sự hiện diện của mình ở những khu vực quan trọng sống còn để đảm bảo lợi ích, nhưng sẽ không đi tới đối đầu trực tiếp với TQ.

Còn các chiến lược gia Mỹ rất muốn thấy New Delhi ở tư cách một đồng minh gần gũi nhất trong chính sách kiềm chế TQ. Tuy nhiên, hiện thời những cân nhắc thực dụng trong chính sách đối ngoại của ẤĐ đang thắng thế. Washington khó lòng trông đợi viễn cảnh New Delhi hỗ trợ chính sách của người Mỹ.

Theo Mạng China.org.cn, giải thích về quan điểm cứng rắn của PLP trong vấn đề Biển Đông, Tướng La Viện, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội khoa học Quân sự TQ cho rằng PLP hiện đang thực hiện “bài thử chiến lược” với TQ trên 3 khía cạnh: (i) PLP muốn thử xem liệu cộng đồng quốc tế có chấp nhận hành động của PLP không và liệu TQ sẽ làm thế nào. Nếu PLP thành công, họ sẽ mở rộng tuyên bố tới các Reed Tablemount và Thitu Island (Đảo Thị Tứ). Tồi tệ hơn nữa là VN, Indonesia, Malaysia, Brunây và các nước láng giềng khác sẽ học tập PLP. Trong tình huống đó, TQ sẽ mất nhiều hơn nữa các đảo và bãi đá ngầm. (ii) PLP muốn xem liệu TQ sẽ hoàn toàn loại bỏ các hành động quân sự trong bất kỳ sự kiện nào trong giai đoạn cơ hội chiến lược và thậm chí trao đổi đảo trong giải quyết hòa bình; (iii) PLP muốn thử sức mạnh đồng minh Mỹ và xem liệu Mỹ có ủng hộ hành động hiếu chiến hơn để giành lại đảo này. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của căng thẳng leo thang, không thể nói Mỹ sẽ không liên qua nhưng Mỹ sẽ cân nhắc lợi hại trước khi có bất kỳ hành động thực tế nào và Mỹ biết rằng việc xung đột với TQ sẽ là không đáng.

Cũng liên quan đến xung đột PLP - TQ, các chuyên gia phân tích của PLP cho rằng TQ sẽ không làm hại đến “một sợi tóc” của PLP. Ngược lại, TQ đang cân nhắc đến những tình huống khó xử, bởi vì TQ đang muốn phát triển kinh tế và ổn định chính trị nên không thể áp dụng các biện pháp quân sự tại biển Đông. Mặt khác, TQ muốn điều quân đội tới vùng biển tranh chấp sẽ lại gặp bất lợi về địa lý hơn so với PLP vì căn cứ hải quân Trạm Giang (TQ) 1000 hải lý, nhanh nhất phải trong 2 ngày tàu chiến của TQ mới đến được Scarborough, khi đó quân đội PLP và đồng minh đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để chờ tàu chiến của TQ. Hơn nữa, TQ chưa chuẩn bị gì cho việc sẽ xuất binh để giải quyết tranh chấp với PLP vì vấn đề chính đối với TQ lúc này vẫn là việc Mỹ có thể tham gia bảo vệ PLP nếu xung đột nổ ra. TQ đang cảm thấy không chắc chắn về chiến thắng của mình nên chưa dám “động thủ”. Chuyên gia quân sự PLP đã kiến nghị PLP giữ một thái độ cứng rắn và phát động một phong trào phản đối TQ qua các phương tiện truyền thông để công đồng quốc tế lên án hành vi của nước này. Thế chủ động của TQ tự nhiên vì thế sẽ bị thu hẹp.

Trong một tin khác liên quan, Minh báo HK thì cho rằng chỉ sau khi tầu chiến của TQ được đưa xuống phía Nam, cộng thêm với sự kiên quyết của ngoại giao và dư luận chính thống của TQ bày tỏ kiên quyết không thể mất một tấc đất lãnh thổ, “chỉ cần PLP nổ súng, tầu chiến của họ sẽ bị chôn vùi xuống đáy biển”, PLP mới khôi phục đối thoại với ĐSQ TQ tại Manila, tình hình căng thẳng mới có dấu hiệu giảm nhiệt. Vụ việc này lắng xuống liệu có phải do Bắc Kinh chủ động “tấn công bằng ngoại giao, uy hiếp bằng quân sự” hay không còn cần có chứng cứ xác thực, nhưng cần phải chú ý những phát triển tiếp theo của tình hình, đặc biệt là những diễn biến tiếp theo bao gồm cả biểu hiện của Mỹ thì mới có thể khẳng định sự kết thúc của sự kiện Scarborough. Là một thành viên trong khu vực, đương nhiên TQ không mong muốn Biển Đông bị bao phủ bởi khói súng, nhưng điều đáng để lo ngại là các tranh chấp về chủ quyền tại các hòn đảo khác ở Biển Đông và Đông Hải vẫn còn tồn tại, xung đột vừa qua chưa thể là sự kiện cuối cùng.

Lập trường nhất quán của TQ tại Biển Đông không phải là không thể đàm phán, nhưng phải là đàm phán trong khuôn khổ song phương. Về vấn đề khai thác Biển Đông, TQ luốn giữ thái độ kiềm chế, dĩ hòa vi quý, “cùng khai thác, cùng phồn vinh” nhưng trong bối cảnh Mỹ tuyên bố quay trở lại châu Á, sự kiềm chế đã bị coi là mềm yếu, VN và PLP liên tiếp có các hành động khiêu chiến với TQ.

Việc PLP đồng ý đối thoại với TQ có lợi cho việc giải quyết tình hình khó khăn hiện nay, vì nếu tiếp tục đối kháng, chỉ cần có nổ súng, Hải quân PLP sẽ phải đối mặt với sự phản công mang tính hủy diệt. Xử lý sự kiện Scarborough lần này, trong một chừng mực nào đó đã làm hé lộ phương thức để xử lý các vấn đề tranh chấp sau này, từ cục diện “TQ không thể tuyên chiến” điều chỉnh thành “trong một số điều kiện đặc biệt, TQ có thể nổ súng”. Sự kiện Scarbourough lần này cũng tương tự sự kiện TQ tấn công VN năm 1979, BTQP TQ Lương Quang Liệt thăm Mỹ, phía Mỹ bày tỏ không đứng về bên nào trong tranh chấp tại Biển Đông, sau đó báo quân đội phát biểu bình luận với lời lẽ hết sức cứng rắn, chỉ thiếu là chưa có pháo kích.

Việc xử lý sự kiện Scarborough lần này của Bắc Kinh có 2 điểm đáng chú ý: (i), trong khu vực TQ có chủ quyền tuyệt đối, Bắc Kinh sẽ đứng yên nhìn người khác xâm phạm; (ii), chỉ cần đối phương nổ súng, Bắc Kinh sẽ đáp trả.

Sự kiện Scarborough là công việc giữa TQ và PLP, nhưng VN và NB đang theo dõi, quan sát hết sức chặt trẽ. Với tư cách là đồng minh và là một bên trong “Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - PLP”, trong lúc TQ và PLP “gươm tuốt, cung giương”, Mỹ đã bày tỏ rõ ràng “không đứng về bất cứ bên nào”, tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông và Đông Hải sẽ diễn biến ra sao, quan hệ đồng minh quân sự Mỹ Nhật sẽ phát triển như thế nào là điều rất đáng quan tâm.

 

 

Tổng hợp