Theo mạng The Diplomat, mặc dù tin tức của báo chí đối với tuyến đường hàng hải này chủ yếu tập trung vào phương diện du lịch nhưng cũng không có gì phải nghi ngờ về việc tuyến đường này liên quan đến phương diện chính trị. Triển khai du lịch định kỳ đến quần đảo Hoàng Sa giúp cho Trung Quốc củng cố chủ trương mà nước này đưa ra về việc có quyền quản lý, kiểm soát tuyệt đối với khu vực này.

Ngoài ra, du lịch bằng tàu còn là một tuyệt chiêu mới để Trung Quốc tuần tra tại khu vực tranh chấp - Trung Quốc có xu hướng dùng tàu dân sự tiến hành tuần tra vùng biển tranh chấp ở biển Biển Đông. Bắc Kinh thường thích dùng tàu công vụ hoặc tàu cá giả dạng để trợ giúp cho yêu sách chủ quyền của nước này.

Tuyến du lịch Hoàng Sa mở vào năm 2013 đã bị Việt Nam phản đối quyết liệt. Thông tin báo chí Trung Quốc cho biết, tuyến du lịch chính thức đến khu vực này sẽ giúp ngăn chặn việc đi lại đến khu vực này khi chưa được cấp phép và có khả năng gây ra sự cố.

Hãng tin EFE (Tây Ban Nha) đưa tin, Trung Quốc đã tiến hành chuyến đi du lịch Hoàng Sa khởi hành từ Tam Á với 200 khách trên tàu du lịch Coconut Princess, toàn bộ hành trình là 4 ngày 3 đêm. Việc Trung Quốc điều chỉnh điểm xuất phát tuyến du lịch từ Tam Á (thay vì Hải Khẩu trước đây) từ tháng 9 năm nay, sẽ giúp thời gian ra Hoàng Sa rút ngắn được 6 tiếng.

Cũng theo mạng The Diplomat ngày 2/9 cho rằng, cùng với lĩnh vực nghề cá và khai thác dầu khí, lĩnh vực du lịch đang ngày càng trở thành cách thức để các bên thực thi quyền kiểm soát tại khu vực tranh chấp, đồng thời đem lại lợi ích về kinh tế. Từ khi khai thông tháng 4/2013 đến nay, tuyến du lịch này đã vận chuyển 3000 lượt hành khách du lịch tại Hoàng Sa. Cho dù tin trên báo chí Trung Quốc chủ yếu tập trung vào khía cạnh du lịch nhưng tuyến du lịch này rõ ràng liên quan đến vấn đề chính trị. Triển khai du lịch định kỳ tới Hoàng Sa giúp Trung Quốc củng cố yêu sách tại khu vực mà họ đang kiểm soát tuyệt đối này. Việc cung cấp dịch vụ ăn ở cho khách trên tàu giúp Trung Quốc đưa được nhiều người ra du lịch, trong khi không phải đầu tư xây dựng cơ sở vật chất quy mô lớn. Ngoài ra, du lịch tàu biển là tính toán mới giúp Trung Quốc hiện diện tại các vùng biển tranh chấp trong bối cảnh Trung Quốc đang có xu hướng dùng tàu dân sự để tiến hành tuần tra tại các vùng biển tranh chấp trên biển Đông. Việc Trung Quốc tổ chức du lịch ra Hoàng Sa từ năm ngoái đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam. Báo chí Trung Quốc còn đưa tin, việc tổ chức tuyến du lịch chính thức tại khu vực này còn giúp ngăn chặn việc tự ý đi ra Hoàng Sa khi chưa được phép, dễ gây ra sự cố.

Philippines cũng có quan tâm tương tự trong việc tổ chức tuyến du lịch ra các khu vực mà họ đang nắm giữ. Tổng Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Philippines Katapan từng bày tỏ hy vọng sẽ khai thông dịch vụ tàu du lịch tại Trường Sa. Việc Trung Quốc tổ chức tuyến du lịch đã tạo tiền lệ để Philippines có hành độ tương tự.

Hãng tin DPA của Đức đã đăng phát biểu phản đối của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đồng thời trích dẫn đánh giá của Giáo sư Đại học Hồng Kông Jonathan London “việc làm này sẽ được Hà Nội coi là hành vi gây hấn và rất đáng thất vọng. Tóm lại, đây là hành động có thể làm mọi người đặt dấu hỏi về ý đồ thực sự của Bắc Kinh”.

Duy Anh (tổng hợp)