21/10/2010
Về sự việc căng thẳng Trung – Nhật liên quan đến vụ bắt giữ thuyền trưởng Trung Quốc Chiêm Kỳ Hùng, ngoài những biện pháp chính trị, phía Trung Quốc cũng đã dùng đến thủ thuật kinh tế bằng cách ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản. Có vẻ như động thái này đang được Trung Quốc thực hiện đối với Mỹ và châu Âu.
Các báo Nhật Bản (Yomiuri, Sankei) ngày 20/10 đã đưa lại tin của báo China Daily dẫn nguồn tin chính phủ Trung Quốc rằng năm 2011, Trung Quốc sẽ giảm khoảng 30% lượng đất hiếm xuất khẩu so với năm 2010. Trong khi đó, năm 2010, Trung Quốc cũng đã giảm khoảng 40% lượng đất hiếm xuất khẩu. Một quan chức cấp cao của Bộ Thương mại Trung Quốc nói nếu tiếp tục khai thác ở mức như hiện nay, khoảng 15 - 20 năm nữa, đất hiếm của Trung Quốc có khả năng bị cạn kiệt. Báo chí Nhật cho rằng nếu nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc giảm, việc sản xuất của một số ngành công nghệ cao của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng.
Lập trường cứng rắn hơn của Trung Quốc được đưa ra sau khi các quan chức thương mại Mỹ cho biết, họ đang điều tra xem việc Trung Quốc tài trợ xuất khẩu nhiên liệu sạch và hạn chế việc nhập khẩu loại nhiên liệu này có vi phạm luật lệ của WTO hay không. Ngoài ra, phía Mỹ cũng đang cân nhắc việc Trung Quốc giảm dần hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm và có những hành động bất hợp pháp nhằm buộc các công ty đa quốc gia phải sản xuất nhiều hơn các mặt hàng công nghệ cao ngay tại Trung Quốc. Lượng xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc giảm tới 40% trong vòng 10 tháng qua đã ảnh hưởng nhiều đến các nước nhập khẩu mặt hàng này, đặc biệt là thị trường châu Âu và Mỹ. Một số nước phát triển hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn đất hiếm do Trung Quốc cung cấp. Mỹ, chiếm khoảng 15% trữ lượng đất hiếm của thế giới, từ lâu đã ngừng khai thác trong nước và nhập khẩu đất hiếm. Hành động trên của Trung Quốc chắc chắn sẽ gia tăng căng thẳng xung đột thương mại và tiền tệ với 2 đối tác trên. Đây cũng là tín hiệu cho thấy nước này đang tìm cách thể hiện sức mạnh của mình.
ĐSQ Trung Quốc tại Mỹ cho biết chính phủ nước này đang đặt ra những hạn chế mới đối với việc khai thác, chế tạo và xuất khẩu đất hiếm nhằm bảo vệ môi trường. Việc làm trên không vi phạm các quy định của WTO. Tuy nhiên, Bộ Thương mại Trung Quốc sau đó đã bác bỏ các thông tin liên quan đến việc nước này trì hoãn việc xuất khẩu đất hiếm, đồng thời khẳng định các thông tin về việc nước này dự định giảm hạn ngạch xuất khẩu mặt hàng này khoảng 30 % vào năm 2011 là “hoàn toàn không có cơ sở”.
Nguồn: Yomiuri, Sankei
Trần Nhật (gt)
(Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết trên www.nghiencuubiendong.vn, không cắt đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập Website)
Trong cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra, và trong thời kỳ suy thoái kinh tế kéo dài vốn sẽ tác động đến nền kinh tế của cả hai nước, Trung Quốc và Ấn Độ cần hợp tác chặt chẽ hơn thay vì dựng lên những rào cản mới đối với can dự kinh tế.
Các ngân hàng trung ương đã thực hiện các biện pháp chính sách tiền tệ sâu rộng để bù đắp cho những tổn thất mà cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 đã gây ra. Câu hỏi đặt ra là liệu các biện pháp này có mang lại hiệu quả, trấn an thị trường và hỗ trợ nền kinh tế thực sự như mong muốn hay không.
Đại dịch COVID-19 và một cuộc chiến về giá đã đẩy các thị trường năng lượng thế giới rơi vào khủng hoảng. Trong lịch sử, thị trường dầu mỏ toàn cầu chưa bao giờ sụp đổ đột ngột như hiện nay.
Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc tập đoàn The Economist (Anh) nhận định rằng nền kinh tế toàn cầu năm 2020 có thể sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức bởi tác động từ tình trạng bất ổn địa chính trị cùng với sự bùng phát đại dịch toàn cầu COVID-19.
Dự án Hành lang Kinh tế phía Đông (EEC) được phát triển dựa trên khu vực theo mô hình kinh tế Thái Lan 4.0, là một dự án đầy tham vọng của Chính phủ Thái Lan nhằm tái cấu trúc và khôi phục nền kinh tế vốn mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình.
Sau 30 năm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, Việt Nam đã bước vào thời kỳ phát triển tốt nhất trong lịch sử với triển vọng tương lai tươi sáng và lộ trình phát triển rõ ràng. Tuy nhiên, không nên cho rằng Việt Nam có thể thách thức chuỗi sản xuất công nghiệp Trung Quốc cũng như đặt hai nước ở...