Liên quan đến hiệu lực pháp lý, Giám đốc Viện các vấn đề biển TQ thuộc Cục quản lý Đại dương Quốc gia, Zhang Haiwen cho rằng, sau khi đánh cắp các đảo, NB có thể yêu cầu mở rộng hơn về vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và có thể lấy đảo Điếu Ngư là cơ sở để phân định thềm lục địa tại biển Hoa Đông và đòi hỏi hơn nữa đối với các nguồn tài nguyên dầu khí tại khu vực này. Về địa chính trị, các đảo Điếu Ngư có giá trị quân sự và chiến lược to lớn. Những đảo này nằm trong chuỗi đảo thứ nhất tại Tây Thái Bình Dương và là bàn đạp để tiến vào TQ từ bên ngoài. Nếu NB kiểm soát được vùng nước này, sẽ có nghĩa NB nắm chặt được yết hầu các tuyến đường TQ đi ra biển mở tại Thái Bình Dương.

(i) Tại sao những cái cớ mà NB đưa ra đều không có hiệu lực? Để sở hữu đảo Điếu Ngư, chính phủ NB đã tạo ra rất nhiều cớ. (1) Các đảo Điếu Ngư là mảnh đất không chủ và theo nguyên tắc “chiếm hữu đầu tiên”, ai là người chiếm hữu trước sẽ có quyền sở hữu đảo. Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lịch sử biên giới trên bộ và địa lý TQ, Viện Khoa học Xã hội TQ Lý Quốc Cường (Li Guoqiang) đã cho biết đảo Điếu Ngư không có cư dân ở trong quá khứ nhưng cũng không có nghĩa là vùng đất không chủ. Thực tế, đầu thời nhà Minh, đảo Điếu Ngư đã được xem như khu vực phòng vệ trên biển và được chính quyền nhà Minh quản lý. (2) Tuyên bố Potsdam không bao gồm vấn đề đảo Điếu Ngư. Chính phủ Nhật đã tuyên bố trong Đầu hàng không điều kiện của Nhật rằng Nhật sẽ thực hiện các nghĩa vụ trung thành với mọi điều khoản trong Tuyên bố Potsdam. Thực tế, mục 8 có liên quan trong tuyên bố Potsdam hay điều 677 của Bộ Tư lệnh Tối cao lực lượng đồng minh LHQ đã xác định rõ phạm vi của NB không bao gồm đảo Điếu Ngư. (3) Hiệp ước San Francisco đã loại bỏ việc Mỹ có quyền kiểm soát tạm thời đảo Điếu Ngư và NB được Mỹ giao quyền quản lý. Thứ nhất, do Cộng hòa Nhân dân TQ không tham gia trong vào quá trình chuẩn bị, dự thảo và ký Hiệp ước San Francisco, nên chính phủ TQ cho rằng Hiệp ước này là bất hợp pháp và không có hiệu lực. Hai là, hiệp ước này không đề cập rõ ràng tới đảo Điếu Ngư.

(ii) Quan hệ Trung - Nhật sẽ đi về đâu?

Theo ông Gong Yingchun, giáo sư Khoa Luật Quốc tế, ĐH Ngoại giao TQ nhận định TQ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của NB trong khi NB chỉ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của TQ. NB luôn duy trì thặng dư thương mại với TQ trong thời gian dài. Nếu quan hệ kinh tế và thương mại Trung - Nhật có xấu đi thì nền kinh tế NB sẽ chịu ảnh hưởng mạnh hơn TQ.

Giáo sư Liu Qing, Viện nghiên cứu quốc tế TQ nhận định: Vấn đề các đảo Điếu Ngư chỉ là một khía cạnh chứ không phải là tất cả trong quan hệ Trung - Nhật. Nếu NB tiếp tục cách của riêng mình, TQ sẽ áp dụng thêm nhiều các biện pháp trả đũa và cuối cùng NB sẽ chịu thua thiệt nhiều hơn.

Liên quan đến các biện pháp trả đũa về kinh tế cũng như khả năng hợp tác Trung-Đài về vấn đề Điếu Ngư, tờ Liên Hợp báo ngày 18/9 cho rằng TQ cũng đã lường tính được những sát thương gây ra cho phía Nhật và những tổn thất với bản thân, cách thức cụ thể mà TQ sẽ áp dụng là “đánh đòn liên hoàn” chứ không chỉ đơn giản là xung đột “súng đạn”. Mục tiêu của “đòn liên hoàn” mà TQ sẽ nhắm vào là các ngành của Nhật như chế tạo, tài chính, sản phẩm xuất khẩu riêng vào thị trường TQ, doanh nghiệp đầu tư, nguyên vật liệu chiến lược (như đất hiếm)... Tuy nhiên, đánh “đòn liên hoàn” là đúng hay sai thì vẫn cần phải quan sát, ví dụ: một khi đa phần các doanh nghiệp NB tại TQ phải đóng cửa thì sẽ có bao nhiêu người thất nghiệp ? trong khi tình hình kinh tế của TQ cũng chẳng mấy sáng sủa, 3 đầu tầu kinh tế từ đầu năm biểu hiện yếu kém, xuất khẩu tiếp tục suy thoái, tiêu dùng trì trệ... Khi nổ ra khủng hoảng tài chính năm 2009, TQ cho rằng đang nắm trong tay con bài 400 tỷ USD công trái của Mỹ và hòng tranh giành sức ảnh hưởng quốc tế với Mỹ, nhưng TQ đã không tự lượng sức mình hoặc đã không đủ dũng khí được ăn cả ngã về không và rốt cục chỉ là võ mồm mà thôi.

NB không thể so sánh thực lực với Mỹ, hơn nữa, lần này Nhật đã động đến deadline của TQ là vấn đề chủ quyền và lại chọn vào lúc sắp họp ĐH 18, món nợ “mất lãnh thổ” sẽ ghi sổ đứng tên Hồ Cẩm Đào và Hồ Cẩm Đào ắt sẽ phản kích mạnh mẽ khiến Nhật trọng thương.

Trừng phạt kinh tế không phải là sách lược tối ưu. Sách lược tối ưu là “khống chế chiến lược” với NB. TQ có thể sẽ gắn Điếu Ngư Đài với hợp tác quốc tế, tuyên bố không ủng hộ Nhật trong các hồ sơ quốc tế, bài xích Nhật trong hợp tác quốc tế, bao gồm việc Nhật vào UB thường trực LHQ...

- Học giả Nhật cho rằng Đài Loan cũng không hẳn là thân Trung chống Nhật.

Về tranh chấp Điếu Ngư Đài giữa Trung - Nhật, Phó Giáo sư trường Đại học Quốc Sỹ Quán của Nhật Madoka Fukuda nêu: thời Lý Đăng Huy trước đây, người Nhật cho rằng ĐL thân Nhật, chống Trung, nhưng kể từ khi Mã Anh Cửu lên nắm quyền, thái độ của ĐL đối với Điếu Ngư Đài có phần thay đổi nhưng chưa làm thụt lùi quan hệ Nhật - Đài, không đoán định được Mã Anh Cửu là “thân Nhật chống Trung” hay “thân Trung chống Nhật”, do vậy Nhật cần phải nhìn nhận lại ĐL theo 2 tầng nấc khác nhau.

PGS Fukuda cho rằng: kể từ sự kiện tàu Liên Hợp năm 2012, ĐL triệu hồi Đại diện tại Nhật, gần đây nổ ra vụ Nhật mua Điếu Ngư Đài, ĐL cũng triệu hồi Đại diện đều làm cho phía Nhật “hết sức kinh ngạc”; trong hồ sơ Điếu Ngư Đài, kiến nghị Nhật không nên coi hai bờ là “một nước TQ” liên kết chống Nhật mà cần phải hiểu là 1 TQ, Trung Hoa Dân Quốc và ĐL.

Theo Nhân dân Nhật báo, Liên hợp báo

Quốc Trung (gt)