Thứ nhất, nước đối lập gay gắt nhất với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông là Việt Nam. Kể cả về số lượng đảo chiếm đóng hay lực lượng quân sự, Việt Nam đều chiếm nhiều nhất và có lực lượng mạnh nhất. Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã từng có bài học lịch sử về cuộc chiến tranh đối đầu giữa Trung Quốc với các nước lớn khác gây ra tổn thất nặng nề. Đồng thời, Việt Nam và Mỹ còn tồn tại mối thù sâu đậm, nên Việt Nam không dám manh động gây xung đột quân sự với Trung Quốc ở Biển Đông.

Thứ hai, với vai trò là “con tốt thí” trong tranh chấp Biển Đông, quốc lực và lực lượng quân sự của Philippines đều rất yếu. Do đó, Philippines phải dựa vào Mỹ mới có thể gây ra xung đột quân sự với Trung Quốc, tuy nhiên Mỹ lại không muốn như vậy. Từ tình hình tranh chấp hiện nay có thể thấy, Philippines cũng không dám manh động gây ra xung đột quân sự với Trung Quốc ở Biển Đông.

Thứ ba, ngoài Việt Nam và Philippines, các nước có tranh chấp chủ quyền các đảo và lãnh hải với Trung Quốc ở Biển Đông hoặc do tranh chấp tương đối nhỏ, hoặc do có nhiều lợi ích trong hợp tác kinh tế, chính trị với Trung Quốc, hoặc do nguyên nhân lịch sử văn hóa và lập trường trên các vấn đề quốc tế, nên không muốn hành xử với Trung Quốc như Philippines. Hơn nữa, giữa các nước, nhất là với Việt Nam đều có tranh chấp về chủ quyền đối với Biển Đông. Do đó, các nước ven Biển Đông khó có thể thực hiện liên minh chống lại Trung Quốc.

Thứ tư, về thái độ của Mỹ, mặc dù Mỹ không muốn thấy lực lượng trên biển của Trung Quốc phát triển, nhưng cũng không muốn giúp Việt Nam hoặc Philippines đánh nhau với Trung Quốc vì các đảo ở Biển Đông. Bởi vì, trong tình hình hiện nay, quan hệ Mỹ - Trung quan trọng hơn nhiều so với quan hệ Mỹ - Philippines, Mỹ - Việt.

Từ phân tích trên có thể thấy, đối với vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đang ở thế chính nghĩa và chủ động. Việt Nam và Philippines có khiêu khích hơn nữa cũng chỉ là miệng hùm gan sứa, việc Mỹ can thiệp cũng là lựa cơ hành sự, đại cục của Trung Quốc là tốt. Do đó, Trung Quốc không nên bàn quá nhiều về chính sách kiềm chế của Mỹ hay những động thái nhỏ của Nhật, cũng không cần phải hô hào đánh hay hòa, mà nên đi ứng phó, giải quyết từng vấn đề cụ thể một cách quang minh chính đại.

Khi giải quyết tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc cần tùy từng việc mà xử lý, kiên quyết và quyết đoán đáp trả mọi khiêu khích, nhưng không nên theo đuổi mục tiêu giành được nhiều chiến tích. Đúng như Vụ trưởng Vụ Biên giới và biển, Bộ ngoại giao Trung Quốc Đặng Trung Hoa đã nói, đối với vấn đề chủ quyền và quyền lợi biển, lập trường của Chính phủ Trung Quốc luôn rõ ràng và kiên định. Hiện nay Trung Quốc đã quyết định lập bản đồ các đảo ở Biển Đông. Hành động của tàu hải giám Trung Quốc lần này là một tấm gương sáng, nên trở thành một phương thức bày tỏ lập trường, thái độ, tính nguyên tắc và tính linh hoạt của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cần chuẩn bị tốt cho cuộc kháng chiến trường kỳ, thậm chí cần hoạch định ở cấp chiến lược quốc gia, thành lập một cơ quan quản lý và chỉ huy quân chính về các vấn đề trên biển ở cấp cao, hình thành một cơ chế liên kết giữa chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự và việc xử lý các sự vụ hàng ngày, tăng cường hợp tác và điều phối, nhằm ứng phó với tình hình khẩn cấp và công việc lâu dài. Tăng cường và làm tốt công tác kiểm soát thực tế, thông qua cơ chế hiệp đồng giữa quân đội, hải giám, ngư chính và ngư dân, kết hợp quản lý tốt từng điểm, từng tuyến đường và toàn bộ khu vực, từng bước làm giảm xác suất gây ra xung đột trong vấn đề Biển Đông, biến khu vực này thành vùng biển hòa bình./.

Theo Mạng Cri online (ngày 18/4)

Trần Sáng (gt)